Thực trạng thực hiện chính sách giải quyết việc làm cho người nông dân bị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất trên địa bàn thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 73 - 90)

2.3 Cơ sở pháp lý và thực trạng thực hiện chính sách giải quyết việc làm cho

2.3.4 Thực trạng thực hiện chính sách giải quyết việc làm cho người nông dân bị

nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Việt Trì

* Thực trạng hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, tạo việc làm cho người nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn thành phố qua hình thức hỗ trợ bằng tiền trực tiếp.

Nội dung của việc thực hiện hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, tạo việc làm cho người nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp được áp dụng theo các quy định

tại các Điều 17, Điều 22 Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ, Điều 15 Quyết định số 3995/2009/QĐ-UBND ngày 20/11/2009 của UBND tỉnh Phú Thọ ban hành Quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và trình tự thủ tục thực hiện khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh.

Thực trạng thực hiện chính sách giải quyết việc làm cho người nông dân bị thu hồi đất ở một số dự án tại thành phố Việt Trì:

Dự án xây dựng đường Nguyễn Tất Thành đoạn C10 đến Quốc lộ 2

+ Kết quả thu hồi đất

Tổng diện tích đất thu hồi: 18,9 ha của 546 hộ gia đình, cá nhân để giao cho chủ đầu tư thực hiện dự án xây dựng đường Nguyễn Tất Thành. Bao gồm:

- Diện tích đất thuộc địa bàn phường Nông Trang là: 4,0 ha Đất nông nghiệp: 2,1 ha.

Đất phi nông nghiệp: 1,9 ha.

- Diện tích đất thuộc địa bàn xã Vân Phú là: 14,85 ha. Đất nông nghiệp: 10,65 ha.

Đất phi nông nghiệp: 4,2 ha.

Cơ cấu diện tích theo loại đất bị thu hồi được thể hiện ở các biểu đồ sau:

Hình 2.2. Biểu đồ cơ cấu diện tích theo loại đất

Cơ cấu loại đất thu hồi

91,13% 8,87%

Đất nông nghiệp Đất phi nông nghiệp

+ Kết quả lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư:

Tổng diện tích thu hồi 165.314m2

với 546 hộ, trong đó: Đất nông nghiệp: 130.672m2

với 420 hộ. Đất phi nông nghiệp: 34.641m2

với 126 hộ.

Căn cứ diện tích đã thu hồi, kết quả kiểm đếm tài sản. Hội đồng bồi thường hỗ trợ và tái định cư đã lập phương án bồi thường, hỗ trợ trình cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Kết quả chi tiết được thể hiện ở bảng dưới đây:

Bảng 2.8. Tổng hợp kinh phí bồi thường, hỗ trợ dự án đường Nguyễn Tất Thành

Nội dung ĐVT Số lượng Đơn giá

(1000đồng/m2 ) Thành tiền (1000 đồng) I. Bồi thường: 73.816.393 1. Bồi thường đất m2 165.314,0 23.416.393 - Phường Vân Phú Đất nông nghiệp m2 108.899 32.16 3.502.191

Đất phi nông nghiệp 25.569 500 12.784.500

- Phường Nông Trang

Đất nông nghiệp

m2 21.773 35.76 778.602

Đất phi nông nghiệp 9.073 700 6.351.100

2. Cây cối, vật kiến trúc 50.400.000

II. Hỗ trợ 12.288.384

1. Hỗ trợ ổn định đời sống Khẩu 1000 1.980 1.980.000

2. Chuyển đổi nghề nghiệp m2 130.672 72 9.408.384

3. Hỗ trợ giảm nghèo Khẩu 200 4.500 900.000

Tổng bồi thường, hỗ trợ 86.104.477

(Nguồn Ban QLDA xây dựng công trình hạ tầng thành phố Việt Trì )

Qua bảng trên cho thấy, phương án bồi thường hỗ trợ và tái định cư đã được lập đầy đủ các nội dung và áp giá theo đúng chính sách quy định. Kết quả đã thực hiện xong việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và GPMB bàn giao đất

cho Chủ đầu tư xây dựng công trình.

Về việc chuyển đổi nghề, tạo việc làm cho người nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp trong dự án được thực hiện như sau:

Tổng số Đất nông nghiệp bị thu hồi trong dự án là: 130.672m2; Tổng số hộ bị thu hồi đất nông nghiệp là: 420 hộ; Tổng số hộ được hỗ trợ chuyển đổi nghề, tạo việc làm trong dự án là 420 hộ với tổng số tiền hỗ trợ là: 9.408.384.000 đ. Số tiền hỗ trợ cụ thể của mỗi hộ nhận được xác định theo diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi của các hộ. Đơn giá hỗ trợ chuyển đổi nghề, tạo việc làm cho 1m2

đất nông nghiệp trồng lúa trên địa bàn phường được xác định là 72.000 đ/1m2. Các hộ dân bị thu hồi đất nông nghiệp đã được nhận tiền hỗ trợ một lần để tự bố trí chuyển đổi nghề và tạo việc làm mới.

Qua kết quả khảo sát của Ban bồi thường giải phóng mặt bằng Thành phố đối với các hộ được nhận tiền hỗ trợ chuyển đổi nghề tạo việc làm của Nhà nước thấy rằng: Một bộ phận bị thu hồi đất nông nghiệp đã mang số tiền được bồi thường, hỗ trợ để gửi ngân hàng lấy lãi xuất tiết kiệm còn bản thân họ đi làm những công việc thời vụ như: Làm phụ hồ, thợ xây; làm bảo vệ cho các đơn vị, cơ quan; làm thuê tại các khu công nghiệp v.v.., nhóm hộ này vừa bảo toàn được vốn ở ngân hàng vừa kết hợp tiền lãi ngân hàng với tiền đi làm thuê của mình nên có cuộc sống tương đối ổn định, tuy nhiên số người có điều kiện để đi làm thuê không nhiều. Một bộ phận khác còn đất nông nghiệp sản xuất dùng số tiền bồi thường, hỗ trợ để đầu tư vào việc phát triển kinh tế gia đình theo các mô hình được phòng Kinh tế thành phố hướng dẫn, tuy nhiên thu nhập từ sản xuất nông nghiệp của bộ phận này không cao. Một số hộ có các thành viên trong gia đình còn trong độ tuổi đi học dùng số tiền được hỗ trợ để cho con em mình theo học các lớp học ngắn, trung và dài hạn theo các Quyết định số 52/2012/QĐ-TTg ngày 16/11/2012 và Quyết định số 1956/2009/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên việc học nghề đối với các lao động này khi ra trường có tỷ lệ xin được việc làm không cao, nhiều lao động sau khi tốt nghiệp vẫn phải đi làm thuê để kiếm sống, công việc không ổn định. Một bộ phận dùng

số tiền bồi thường đất và tiền hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, tạo việc làm để đầu tư cho con em đi xuất khảu lao động ở nước ngoài, tuy nhiên trong việc đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài hiện nay đang tiềm ẩn những rủi do rất lớn, số lượng người lao động xuất khẩu ra nước ngoài thành công và kiếm được tiền gửi về cho gia đình chỉ chiếm tỷ lệ khoảng 72%, còn lại nếu không may sẽ bị mất trắng toàn bộ kinh phí đầu tư đi xuất khẩu lao động. Có một số hộ đang trong độ tuổi lao động và ngoài độ tuổi lao động do chưa định hướng nghề nghiệp và chưa có kế hoạch ổn định cuộc sống lâu dài đã dùng tiền được bồi thường, hỗ trợ để mua sắm tài sản, ăn chơi tiêu sài phung phí, trong số đó có một số dính vào các tệ nạn xã hội và không có việc làm.

Dự án Hạ tầng hai bên đường Nguyễn Tất Thành đoạn C10-QL2

Dự án được thực hiện trên địa bàn phường Vân Phú - TP Việt Trì với tổng mức đầu tư được duyệt của dự án là: 436,7 tỷ đồng, trong kinh phí bồi thường GPMB là 140,4 tỷ đồng. Tổng diện tích đất thu hồi của dự án là: 405.088,0m2 của 726 hộ gia đình, cá nhân. Trong đó đất Nông nghiệp: 389.486m2

Bảng 2.9. Tổng hợp kết quả thu hồi đất dự án hạ tầng hai bên Đường Nguyễn Tất Thành

Địa chỉ Đất nông nghiệp Đất ở

DT thu hồi (m2 ) Số hộ DT thu hồi (m2 ) Số hộ Khu 3 19.178 62 4.881 10 Khu 4 60.413 131 4.832 10 Khu 5 37.412 109 502 3 Khu 6 108.549 143 Khu 7 116.462 154 5.387 11 Khu 8 20.930 70 Đất xâm canh 26.542 23 Cộng 389.486 692 15.602 34 Diện tích: 405.088 Số hộ: 726

- Kết quả lập phương án bồi thường, hỗ trợ:

Căn cứ diện tích đã thu hồi, kết quả kiểm đếm tài sản, theo quy định tại các Quyết định: số 4498/2010/QĐ-UBND ngày 29/12/2010 và Quyết định số 1467/2011/QĐ-UBND ngày 27/4/2011 của UBND tỉnh Phú Thọ, Hội đồng bồi thường hỗ trợ và tái định cư lập phương án bồi thường trình cấp có thẩm quyền phê duyệt kinh phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư dự án. Kết quả như sau:

Bảng 2.10 Tổng hợp kinh phí bồi thường, hỗ trợ dự án hạ tầng hai bên Đường Nguyễn Tất Thành Đường Nguyễn Tất Thành

NỘI DUNG ĐVT Số lượng

Đơn giá (1000đồ ng/m2) Thành tiền (1000 đồng) I. Tổng bồi thường: 38.826.869 1. Bồi thường đất m2 405.088, 0 20.326.869 Đất nông nghiệp m2 389.486, 0 32,16 12.525.869

Đất phi nông nghiệp 15.602,0 500 7.801.000

2. Cây cối, vật kiến trúc 18.500.000

II. Hỗ trợ 31.318.992

1. Hỗ trợ ổn định đời sống Số

khẩu 1200 1.980 2.376.000

2. Chuyển đổi nghề nghiệp m2 389.486,

0 72 28.042.992

3. Hỗ trợ giảm nghèo Khẩu 200 4.500 900.000

Tổng bồi thường, hỗ trợ 70.145.861

+ Kết quả thực hiện bồi thường, hỗ trợ

Tới nay dự án đã hoàn thành giải phóng mặt bằng với tổng số tiền đã chi trả là 70.145.861.000 đồng. Tổng số hộ đã nhận tiền bồi thường, hỗ trợ: 726 hộ. Do đặc thù của dự án, số hộ bị thu hồi đất nông nghiệp trong dự án có vị trí gần sát (có hộ bị thu hồi đất trong dự án chính là hộ bị thu hồi đất trong dự án đường Nguyễn Tất Thành) với dự án đường Nguyễn Tất Thành, nên việc chuyển đổi nghề, tạo việc làm đối với các hộ nói trên cơ bản giống với các hộ bị thu hồi đất nông nhiệp của dự án đường Nguyễn Tất Thành.

Dự án xây dựng Quảng trường Hùng Vương và Trung tâm Dịch vụ tổng hợp thành phố Việt Trì

Dự án xây dựng Quảng trường Hùng Vương và Trung tâm Dịch vụ tổng hợp thành phố Việt Trì là dự án trọng điểm của UBND tỉnh giao cho UBND thành phố Việt Trì làm đơn vị chủ đầu tư. Dự án có tổng mức đầu tư là 630 tỷ đồng.

+ Kết quả thu hồi đất

Bảng 2.11 Hiện trạng đất đai, dân số và nhà ở dự án xây dựng Quảng Trường Hùng Vương và Trung Tâm Dịch vụ tổng hợp

TT Phường, xã Diện tích đất tự nhiên(ha) Số hộ (hộ) Số người (người) Nhà ở (nhà) Kiên cố Bán kiên cố 1 Phường Tiên Cát 9,2747 123 490 79 44 2 Phường Gia Cẩm 20,8000 347 1400 96 251 3 Xã Minh Nông 2,3800 6 20 3 3 Tổng 32,4547 476 1910 178 298

Cơ cấu diện tích theo loại đất bị thu hồi được thể hiện ở biểu đồ sau: 91,2% 4,0% 4,8% Đất nông nghiệp Đất ở Đất PNN (GT, TL, NĐ):

Hình 2.3. Cơ cấu diện tích thu hồi theo loại đất

Theo báo cáo của Hội đồng bồi thường hỗ trợ và tái định cư, hiện nay đã thu hồi 287.191,4m2

đất thuộc địa bàn 3 phường: Gia Cẩm, Minh Nông, Tiên Cát. Trong đó:

Đất nông nghiệp: 234.623,9m2

của 216 hộ Đất phi nông nghiệp: 52.413,1m2

của 476 hộ

+ Kết quả lập phương án bồi thường, hỗ trợ

Căn cứ diện tích đã thu hồi, kết quả kiểm đếm tài sản, Hội đồng bồi thường hỗ trợ và tái định cư đã lập phương án bồi thường trình cấp có thẩm quyền phê duyệt kinh phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư dự án. Kết quả cụ thể như sau:

Tổng số tiền chi trả: 262.816.825.302 đồng. Trong đó, kinh phí chuyển đổi nghề, tạo việc làm cho người nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp là 14.607.232.000 đ.

Qua kết quả điều tra khảo sát đối với các hộ được nhận tiền hỗ trợ chuyển đổi nghề tạo việc làm của Nhà nước thấy rằng. Kết quả như sau:

Do đặc thù dự án nằm ở vị trí trung tâm thành phố, gần chợ, gần các tuyến phố trung tâm nên phần lớn các hộ sử dụng kinh phí được hỗ trợ để kinh doanh, buôn bán, mở các loại hình dịch vụ ăn uống. Nhìn chung cơ cấu ngành nghề tương đối đa dạng và thu nhập ổn định.

Một số hộ mang toàn bộ số tiền được bồi thường, hỗ trợ để gửi ngân hàng để lấy lãi xuất tiết kiệm và bản thân họ đi làm những công việc thời vụ như: Làm phụ hồ, thợ xây; làm bảo vệ cho các đơn vị, cơ quan; làm thuê tại các khu công nghiệp v.v.. có thu nhập khá nhưng không ổn định vì công việc thất thường, nhóm hộ này vừa bảo toàn được vốn ở ngân hàng vừa kết hợp tiền lãi ngân hàng với tiền đi làm thuê của mình nên có cuộc sống tương đối ổn định, tuy nhiên số người có điều kiện để đi làm thuê không nhiều.

Một số hộ có các thành viên còn trong độ tuổi đi học dùng số tiền được hỗ trợ để cho con em mình theo học các lớp học ngắn, trung và dài hạn theo các Quyết định số 52/2012/QĐ-TTg ngày 16/11/2012 và Quyết định số 1956/2009/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên việc học nghề đối với các lao động này khi ra trường có tỷ lệ xin được việc làm không cao, những lao động sau khi tốt nghiệp vẫn phải đi làm thuê để kiếm sống, thu nhập không ổn định.

Một số hộ dùng số tiền bồi thường đất và tiền hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, tạo việc làm để đầu tư cho con em đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài.

* Thực trạng hỗ trợ việc chuyển đổi nghề, tạo việc làm theo các quy định tại các Quyết định số 52/2012/QĐ-TTg ngày 16/11/2012 và Quyết định số 1956/2009/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ

Ngoài việc hỗ trợ chuyển đổi nghề, tạo việc làm cho người nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp trực tiếp bằng, người nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp còn được Nhà nước hỗ trợ việc chuyển đổi nghề, tạo việc làm theo các quy định tại các Quyết định số 52/2012/QĐ-TTg ngày 16/11/2012 và Quyết định số 1956/2009/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ. Cụ thể người nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp được hỗ trợ như sau:

- Kinh phí học nghề ngắn hạn (học nghề dưới 3 tháng) ở mức tối đa 3 triệu đồng/tháng.

- Học nghề trình độ trung cấp, cao đẳng được Nhà nước trả học phí cho một khóa học.

- Người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp có nhu cầu tìm việc làm được hỗ trợ: Tư vấn học nghề, tư vấn, giới thiệu việc làm miễn phí tại các Trung tâm giới thiệu việc làm trực thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Ưu tiên vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm theo quy định của pháp luật.

- Hỗ trợ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng: 100% học phí học nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết theo quy định của pháp luật về người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; 100% chi phí khám sức khỏe, làm hộ chiếu, thị thực và lý lịch tư pháp trước khi đi làm việc ở nước ngoài theo mức quy định hiện hành của Nhà nước; tiền ăn hàng ngày trong thời gian đi học theo mức quy định tại Quyết định số 1956/QĐ-TTg; tiền đi lại 01 lượt đi và về từ nơi cư trú đến nơi học đối với các học viên ở cách địa điểm học trên 15 km theo giá vé thông thường của phương tiện công cộng tại thời điểm thanh toán; Được vay vốn với lãi suất ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội để chi trả các chi phí cần thiết để đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.

Việc chuyển đổi nghề nghiệp, tạo việc làm cho người nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Việt Trì được thực hiện theo quy định tại các Quyết định số 52/2012/QĐ-TTg ngày 16/11/2012 và Quyết định số 1956/2009/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ được Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội Thành phố tổng hợp kết quả thực hiện qua các năm từ 2012-2016 như sau:

Bảng 2.3. Hệ thống chỉ tiêu số liệu năm 2012

TT Nội dung Đơn vị

tính Thực hiện năm 2011 Thực hiện năm 2012 Kế hoạch Thực hiện năm 2012 So sánh với cùng kỳ (%) I Lao động - việc làm

1 Số người trong độ tuổi có khả năng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất trên địa bàn thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 73 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)