Quy trình thực hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất trên địa bàn thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 33 - 35)

1.2. Thực hiện chính sách giải quyết việc làm cho người nông dân bị thu hồ

1.2.2 Quy trình thực hiện

Quy trình tổ chức thực hiện chính sách giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp gồm những bước cơ bản như sau:

- Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách

Bước này gồm: Xây dựng kế hoạch tổ chức, điều hành; kế hoạch cung cấp các nguồn vật lực; kế hoạch thời gian triển khai thực hiện; kế hoạch kiểm tra, đôn đốc thực hiện chính sách và dự kiến những nội dung quy chế về các biện pháp khen thưởng, kỷ luật đối với những tập thể, cá nhân trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách.

- Phổ biến, tuyên truyền chính sách:

Bước này cần tổ chức, phổ biến, tuyên truyền cho các đối tượng chính sách và các bộ phận có liên quan, bộ máy cán bộ công chức tham gia thực hiện. Công việc này cần được thực hiện thường xuyên, liên tục và bằng nhiều hình thức như trực tiếp tiếp xúc, trao đổi với đối tượng tiếp nhận hoặc qua các phương tiện thông tin đại chúng. Thiếu năng lực tuyên truyền, vận động sẽ làm

cho chính sách bị biến dạng, làm cho lòng tin của nhân dân vào Nhà nước bị giảm sút.

- Phân công, phối hợp thực hiện chính sách:

Trên thực tế, việc phân công cơ quan chủ trì và cơ quan phối hợp thực hiện thường được đề ra ngay trong kế hoạch triển khai thực hiện chính sách nhưng sự phối hợp trong quá trình thực hiện chính sách mới là điều quan trọng. Chính sách giải quyết việc làm cho người nông dân bị thu hồi đất hướng đến đối tượng thụ hưởng là người nông dân không có việc làm hoặc thiếu việc làm do bị thu hồi đất nhưng quá trình thực hiện lại liên quan đến nhiều bộ phận khác nhau nên cần phân công trách nhiệm phối hợp cụ thể để việc thực hiện đảm bảo nhịp nhàng, thống nhất, hiệu quả, tránh chồng chéo, đáp ứng các yêu cầu quản lý. Đối với chính sách giải quyết việc làm cho người nông dân bị thu hồi đất cần có sự tham gia của nhiều phòng, ban, ngành, tổ chức đoàn thể. Đối với cấp huyện, Ban bồi thường giải phóng mặt bằng là cơ quan chủ trì thực hiện, phòng Lao động - Thương binh - Xã hội, phòng Tài chính - Kế hoạch, phòng Kinh tế, các tổ chức đoàn thể, chính quyền phường, xã là các đơn vị phối hợp thực hiện ...

- Duy trì chính sách:

Việc duy trì chính sách là làm cho chính sách sống trong môi trường thực tế và phát huy tác dụng. Các cơ quan có trách nhiệm phải thường xuyên tuyên truyển, vận động các đối tượng chính sách và toàn xã hội tích cực tham gia thực hiện, tạo lập môi trường thuận lợi cho việc thực hiện chính sách. Các cơ quan Nhà nước có thể sử dụng nhiều biện pháp để duy trì chính sách, đồng thời thực hiện dân chủ để người dân mạnh dạn tham gia quản lý xã hội trong đó tự giác chấp hành chính sách, đề xuất các giải pháp thực hiện mục tiêu.

- Điều chỉnh chính sách:

Đây là hoạt động cần thiết trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách. Để chính sách ngày càng phù hợp với yêu cầu quản lý và tình hình thực tế thì cần chủ động điều chỉnh cho phù hợp với hoàn cảnh mới. Cơ quan nhà nước, các ngành, các cấp điều chỉnh biện pháp, cơ chế chính sách để thực hiện có hiệu quả, miễn là

không làm thay đổi mục tiêu chính sách. Tuy nhiên, việc điều chỉnh này phải đảm bảo nguyên tắc chỉ điều chỉnh biện pháp, cơ chế thực hiện hoặc bổ sung, hoàn thiện mục tiêu theo yêu cầu thực tế, không được điều chỉnh làm thay đổi mục tiêu chính sách.

- Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc:

Trong quá trình thực hiện, nhà quản lý phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện của các bộ phận liên quan. Căn cứ kế hoạch kiểm tra, phát hiện, đánh giá những điểm mạnh, yếu của công tác thực hiện, giúp phát hiện những thiếu xót trong công tác lập kế hoạch thực hiện để điều chỉnh; tạo điều kiện phối hợp nhịp nhàng các hoạt động độc lập của cơ quan và đối tượng thực hiện mục tiêu chính sách; kịp thời khuyến khích những nhân tố tích cực trong thực hiện chính sách.

- Đánh giá tổng kết, rút kinh nghiệm:

Đánh giá việc thực hiện của các đối tượng tham gia thực hiện chính sách, bao gồm các đối tượng thụ hưởng lợi ích trực tiếp, gián tiếp từ chính sách. Cơ sở đánh giá là các kế hoạch, nội quy, quy chế hoạt động, các tiêu chí cụ thể của chính sách. Việc đánh giá này thường được thực hiện theo định kỳ hằng năm, theo giai đoạn hoặc theo yêu cầu của chính sách.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất trên địa bàn thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)