7. Kết cấu của luận văn
1.3 Thực hiện chính sách
1.3.1 Chu trình thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới
Nông nghiệp, nông thôn và nông dân có vai trò to lớn từ trong quá trình lịch sử hình thành quốc gia dân tộc và trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Qua các giai đoạn cách mạng, nông dân luôn là lực lƣợng hùng hậu, trung thành nhất đi theo Đảng, góp phần làm nên những trang sử vẻ vang của dân tộc.
Đảng và Nhà nƣớc ta đã có nhiều chỉ thị, nghị quyết về phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống của ngƣời nông dân. Trực tiếp và toàn diện nhất là Nghị quyết số 26-NQ/TW, Hội nghị Trung ƣơng 7, khóa X, về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, trong đó có nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.
Về mục tiêu cụ thể, Nghị quyết xác định, đến năm 2015: 20% số xã đạt chuẩn nông thôn mới và đến năm 2020,: 50% số xã đạt chuẩn nông thôn mới
trên tổng số 9.121 xã của cả nƣớc theo 19 tiêu chí đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ ban hành tại Quyết định số 491/QĐ-TTg, ngày 16-4-2009.
Nông thôn mới có thể khái quát theo 5 nội dung cơ bản: Thứ nhất, đó là làng, xã văn minh, sạch đẹp, hạ tầng hiện đại; Thứ hai, sản xuất phải phát triển bền vững theo hƣớng kinh tế hàng hóa; Thứ ba, đời sống vật chất và tinh thần của nông dân, nông thôn ngày càng nâng cao; Thứ tư, bản sắc văn hóa dân tộc đƣợc giữ gìn; Thứ năm,xã hội nông thôn an ninh tốt, quản lý dân chủ.
Trên cơ sở bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới gồm 5 nhóm nội dung (nhóm quy hoạch, nhóm hạ tầng kinh tế - xã hội, nhóm kinh tế và tổ chức sản xuất, nhóm văn hóa - xã hội - môi trƣờng, nhóm hệ thống chính trị), Chính phủ đã ban hành Quyết định 800 QĐ-TTg, ngày 04-6-2010 về Chƣơng trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020, nêu rõ 19 tiêu chí và 7 nhóm giải pháp.
Có thể nói, Chƣơng trình xây dựng nông thôn mới là một chƣơng trình trọng tâm, xuyên suốt của Nghị quyết số 26-NQ/TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; là chƣơng trình khung, tổng thể phát triển nông thôn với 11 nội dung lớn, tổng hợp của 16 chƣơng trình mục tiêu quốc gia và 14 chƣơng trình hỗ trợ có mục tiêu đang triển khai ở địa bàn nông thôn trên phạm vi cả nƣớc. Xây dựng nông thôn mới thực chất là chƣơng trình do nhân dân lựa chọn, đóng góp công sức thực hiện và trực tiếp hƣởng lợi. Chƣơng trình xây dựng nông thôn mới có ý nghĩa rất lớn cả về kinh tế - chính trị - xã hội vì nó mang lại lợi ích thiết thân cho cƣ dân nông thôn, thông qua đó, chƣơng trình sẽ điều hòa lợi ích, thành quả công cuộc đổi mới cho ngƣời dân khu vực nông thôn.
Để chính sách mang lại hiệu quả cao, đúng mục tiêu mà chính sách đó đề ra cũng nhƣ theo một chu trình nhất định, đó là quá trình mà chính sách
trải qua từ khi bắt đầu hình thành đến khi kết thúc và chu trình thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới cũng không ngoại lệ.
Dƣới góc độ các hoạt động đƣợc thực hiện thì chính sách xây dựng nông thôn mới bao gồm các hoạt động chính là thiết kê chính sách, tổ chức triển khai thực thi chính sách và tổ chức giám sát đánh giá thực hiện chính sách.
Thực thi chính sách là quá trình biến các chính sách thành những kết quả trên thực tế thông qua các hoạt động có tổ chức trong bộ máy nhà nƣớc nhằm thực hiện những mục tiêu mà chính sách đó đã đề ra.
Thực hiện chính sách có vai trò quan trọng; nó là cơ sở để giải quyết các vấn đề bức xúc của xã hội đặt ra, nếu không có việc thực hiện chính sách để đạt đƣợc những kết quả nhất định thì những chủ trƣơng, chế độ chỉ là những khẩu hiệu, nếu công tác tổ chức thực thi chính sách góp phần hoàn chỉnh bổ sung chính sách. Có những vấn đề trong giai đoạn hoạch định chính sách chƣa phát sinh, bộc lộ hoặc đã phát sinh nhƣng các nhà hoạch định chƣa nhận thấy đến giai đoạn thực thi mới phát hiện. Quá trình thực thi chính sách với những hành động thực tiễn sẽ góp phần điều chỉnh bổ sung và hoàn thiện chính sách phù hợp với thực tiển, đáp ứng yêu cầu của cuộc sống. Việc phân tích, đánh giá một chính sách (mức độ tốt, xấu) chỉ có thể đầy đủ, có sức thuyết phục là sau khi thực hiện chính sách. Qua đó tổ chức thực thi của cơ quan chức năng mới có thể biết chính sách đó đƣợc đại đa số nhân dân chấp thuận hay không, đi vào cuộc sống hay không.
Thực hiện chính sách là một khâu hợp thành chu trình chính sách là khâu trung tâm kết nối các bƣớc trong chu trình chính sách. Việc tổ chức thực thi chính sách xây dựng Nông thôn mới đƣợc thực hiên từ cấp chính quyền trung ƣơng đến chính quyền địa phƣơng, mỗi cấp chính quyền điều có những nhiệm vụ khác nhau, để thực hiện mục tiêu mà chính sách đã đề ra, trong đó
cấp chính quyền địa phƣơng việc thực thi thƣờng đƣợc thể hiện rỏ nét hơn. Trƣớc tiên ta cần hiểu về các chủ thể có liên quan trong việc thực hiên chính sách xây dựng nông thôn mới.
Chủ thể thực thi chính sách.
Việc thực thi chính sách xây dựng nông thôn mới ở nƣớc ta hiện nay đƣợc thực hiện theo 4 cấp:
+ Đối với cấp trung ƣơng: Chính phủ, Bộ Nông nghiệp-Phát triển nông thôn, các bộ ngành có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện ban hành các văn bản dƣới luật hƣớng dẫn thực hiện các quy định, các tiêu chí, cơ chế chính sách,... để thực hiện xây dựng nông thôn mới.
+ Ở cấp tỉnh, thành phố (Thuộc trung ƣơng) Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tham mƣu xây dựng kế hoạch, hƣớng dẫn tổ chức thực hiện các chính sách trên địa bàn.
+ Ở cấp huyện, xã: là cấp thực hiện trực tiếp truyền tải các chính sách đến cán bộ đảng viên và nhân dân, ở cấp huyện thì phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn (cơ quan thƣờng trực) giúp ban chỉ đạo huyện và ủy ban Nhân dân huyện tổ chức triển khai và thực hiện chính sách theo 19 tiêu chí đến tận ngƣời dân, hƣớng dẫn các xã đăng ký thực hiện từng tiêu chí cũng nhƣ lộ trình thực hiện của từng đơn vị.
Song bên cạnh đó còn có sự tham gia tích cực của các tổ chức chính trị xã hội, hội quần chúng trên cơ sở chức năng nhiệm vụ đƣợc pháp luật quy định hoặc cho phép, phối hợp cùng các cơ quan chức năng tham gia giám sát, vận động các nguồn lực, và nhân dân để thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới, các tổ chức phi chính phủ, xã hội tự nguyện trên cơ sở mục đích, tôn chỉ hoạt động đƣợc pháp luật cho phép vận động các nguồn kinh phí của tổ chức, doanh nghiệp, các nhà hảo tâm thực hiện các hoạt động có liên quan đến xây dựng nông thôn mới để giúp địa phƣơng khắc phục khó khăn, vƣơn
tới cuộc sống mới, góp phần hình thành xây dựng nông thôn mới ở địa phƣơng.
- Chủ thể thụ hƣởng.
Chủ thể thụ hƣởng là hệ thống chính trị và của mọi ngƣời dân với mục đích cuối cùng là nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
Với tầm quan trọng của giai đoạn thực hiện chính sách nên các chủ thể có liên quan cần đặc biệt quan tâm chỉ đạo sát sao công tác tổ chức triển khai thực hiện các chủ thể có liên quan cần phải thực hiện nhiều nội dung quản lý khác nhau.
Chu trình thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới phải trải qua các bƣớc cơ bản sau: