Đặc điểm tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện u minh thượng, tỉnh kiên giang (Trang 46 - 48)

Chƣơng 2 :THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÂY DỰNG

U MINH THƢỢNG, TỈNH KIÊN GIANG

2.1 Đặc điểm, điều kiện kinh tế-xã hội huyệ nU Minh Thƣợng

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên

Vị trí địa lý: U Minh Thƣợng là một trong những huyện có điều kiện kinh tế- xã hội còn nhiều khó khăn của tỉnh Kiên Giang, Phía Bắc giáp sông Cái lớn huyện Gò Quao, phía Nam giáp huyện huyện Thới Bình – tỉnh Cà

Mau, phía Tây giáp huyện An Biên Và An Minh, phía Đông giáp huyện Vĩnh Thuận. Huyện U Minh Thƣợng có nhiều kênh gạch chằn chịch, địa bàn rộng, dân cƣ sống không tập trung, đa số sống rải rác ven các bờ sông

Đơn vị hành chính của huyện đƣợc chia thành 06 xã bao gồm: xã Thạnh Yên, Thạnh Yên A, Vĩnh Hòa, Hòa Chánh, Minh Thuận và An Minh Bắc

Điều kiện tự nhiên: Huyện có diện tích tự nhiên 43.270,13 ha, trong đó diện tích đất rừng các loại là 9.361,26 ha, còn lại là đất sản xuất nông nghiệp, đất ở

Về địa hình, khí hậu, thủy văn

Địa hình: Huyện có địa hình bằng phẳng và tƣơng đối thấp nhƣ các nơi khác của khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long

Khí hậu: U Minh Thƣợng chịu tác động của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Khí hậu nóng và ẩm, có hai mùa mƣa và nắng rõ rệt. Mùa mƣa thƣờng từ khoảng tháng 5 đến tháng 11. Mùa khô bắt đầu khoảng tháng 12 đến tháng 4 năm sau

Hƣớng gió phổ biến là gió Tây Nam vào mùa mƣa và gió Đông Bắc hoặc Đông Nam (gió chƣớng) vào mùa khô, Tốc độ gió ở mức trung bình của đồng bằng.

Nhiệt độ trung bình từ 25-280C. Cao nhất 35,50C. (tháng 4 và tháng 5). Thấp nhất 17,10C (tháng 1 và tháng 2). Lƣợng mƣa trung bình hàng năm từ 2.000 đến 2.100m/m, tập trung nhiều nhất vào tháng 8, tháng 9 (hơn 340 m/m). Tháng 1 và tháng 2 hầu nhƣ không có mƣa. Tuy vậy, trong vài năm gần đây do ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu nên thỉnh thoãng vẫn có mƣa trong mùa khô. Độ ẩm không khí biến động ở 963 từ 78-82%. Độ ẩm không khí tăng dần trong mùa mƣa (83-86%) và giảm dần trong các mùa khô (74- 80%), thích hợp cho phát triển cây trồng, vật nuôi kể cả trong mùa nắng.

Lƣợng bức xạ dồi dào, Số giờ nắng trong năm trung bình 2.300-2.500 giờ. Mùa khô số giờ nắng trong ngày đạt 6,4 giờ. Số ngày có giờ nắng thấp vào các tháng 8, 9, 10 trong năm.

Thủy văn, nguồn nƣớc: Do ảnh hƣởng của chế độ bán nhật triều của biển, trên địa bàn huyện, các kênh rạch nƣớc lên xuống trong ngày 2 lần. mỗi tháng có 2 lƣợt triều cƣờng sau ngày 1 và 15 âm lịch, 2 lần triều kém vào ngày 7 và 23 âm lịch. Mùa khô mực nƣớc xuống thấp, nƣớc mặn xâm nhập vào qua hệ thống kênh rạch và các công trình thủy lợi đầu tƣ chƣa hoàn chỉnh gây khó khăn cho đời sống, sản xuất của nhân dân.

Địa bàn các xã có nguồn nƣớc ngọt sông Hậu đƣa về 8-9 tháng/năm. Trong 06 xã của huyện thì có 2 xã có nƣớc ngọt quanh năm (vùng đệm bao quanh vƣờn quốc gia U Minh Thƣợng), 04 xã có 4 tháng nhiễm mặn trong mùa khô.

Nƣớc ngầm khá phong phú, nhƣng nguồn nƣớc chất lƣợng tốt chỉ có ở độ sâu 22m, với tầng dày trung bình gần 90m, lƣu lƣợng từ 5-111/s. xuống độ sâu hơn 100m chiều dày tầng và lƣợng nƣớc tăng hơn. Độ khoáng đạt trung bình, chất lƣợng đáp ứng tốt cho giếng khoan nhỏ trong từng hộ gia đình, chủ yếu dùng phục vụ sinh hoạt gia đình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện u minh thượng, tỉnh kiên giang (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)