Chƣơng 2 :THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÂY DỰNG
U MINH THƢỢNG, TỈNH KIÊN GIANG
3.2 Các giải pháp tiếp tục thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mớ
3.2.3 Giải pháp hỗ trợ nguồn nhân lực phát triển
Việc làm ổn định sẽ cho thu nhập ổn định là phƣơng thức bảo đảm tính bền vững làm cơ sở cho việc thực hiện mục tiêu xây dựng nông thôn mới. Vì vậy việc hỗ trợ các nguồn lực để phát triển sản xuất có ý nghĩa quan trọng với các nhóm giải pháp nhƣ sau:
- Thực hiện các chính sách tín dụng phục vụ nhu cầu sản xuất của ngƣời dân: hỗ trợ vốn vay ƣu đãi để phát triển sản xuất cho ngƣời dân đa dạng hóa các nguồn vốn vay với thủ tục đơn giản để ngƣời dân dễ dàng tiếp cận. Tuy nhiên thì việc sử dụng đồng vốn vay nhƣ thế nào theo đúng mục đích thì cần có sự tƣ vấn, hƣớng dẫn và cả sự giám sát của các chủ thể có liên quan để đảm bảo quá trình đầu tƣ. Nhiều trƣờng hợp đƣợc vay vốn nhƣng sử dung vốn
không đúng mục đích mà chi sài vào việc khác nên lại gánh thêm phần nợ vay, ảnh hƣởng đến quá trình sản xuất.
- Việc hỗ trợ nguồn nhân lực cho ngƣời dân, hƣớng dẫn, giúp đỡ nhân dân sản xuất là việc ai cũng nói đƣợc nhƣng làm thì rất khó, là vấn đề cần phải đƣợc bàn bạc kỷ, giải pháp thấu đáu để có kết quả khả thi nhất.
- Hỗ trợ sinh kế phải xuất phát từ nhu cầu của thực tế của chính ngƣời dân, phù hợp với đặc điểm, tình hình thực tế của vùng, miền mà có hỗ trợ cho phù hợp để phát huy hiệu quả, tránh hỗ trợ cá giống nhƣng nguồn nƣớc không nuôi đƣợc cá, hỗ trợ cây trồng nhƣng để chết khô. Cho nên cần xem xét kỷ các điều kiện thực tế để hỗ trợ tốt hơn, ở địa bàn huyện U Minh Thƣợng thì khu vực vùng đệm ven rừng U Minh Thƣợng thì nên hỗ trợ đễ chăn nuôi nhƣ gà, cá các loại cây trồng để phát triển vùng sản xuất, vừa tăng thu nhập vừa bảo về rừng.
- Còn các khu vực sản xuất một vụ lúa một vụ tôm thì nên hỗ trợ thêm việc trồng các loại màu, các hoạt động về dịch vụ kèm theo để góp phần tăng thu nhập.
- Thực hiện công tác dạy nghề cần có sự khảo sát nhu cầu học nghề của các đối tƣợng trên cơ sở nhu cầu của họ nhƣng cần phù hợp với thực tế ở địa phƣơng, dạy nghề, học nghề phải phải gắn liền với huy hoạch kinh tế - xã hội tại địa phƣơng và lân cận. Đối với huyện sản xuất chủ yếu là tôm - lúa kết hợp với chăn nuôi thì phải tập trung dạy về cách thức làm ăn, kỹ thuật nuôi tôm, trồng lúa, trồng màu, để phát huy sau khi học. Thực tế có nơi không có các khu công nghiệp nhƣng lại tổ chức dạy cắt may, thợ hàn,... khi học xong lại thất nghiệp.
-Bên cạnh đó thì các cơ sở dạy nghề cần giữ vai trò liên kết là cầu nối giữa doanh nghiệp có nhu cầu lao động với ngƣời lao động; dạy nghề theo
đơn đặt hàng của doanh nghiệp để giải quyết đầu ra cho ngƣời lao động sau khi học nghề.
- Thƣờng xuyên đánh giá hiệu quả sản xuất để phát triển nhân rộng. Đây là cơ sở quan trọng cho việc giải quyết vấn đề việc làm, lao động và tăng thu nhập cho ngƣời dân. Song việc phát triển mô hình phải gắn với thị trƣờng hàng hóa. Tránh đầu tƣ tràn lan, nhân rộng ồ ạt rồi khi sản phẩm làm ra không tiêu thu đƣợc. (Những năm 2010 khu mực vùng đệm U Minh Thƣợng có số ít hộ trồng gừng củ cho năng xuất cao và thu nhập rất ổn định. Sau đó huyện chủ trƣơng hỗ trợ giống, vốn để phát triển trên 1.000 ha để trồng gừng, hậu quả là sản xuất ra không có nơi tiêu thụ, mà để lâu thì bị hƣ thối nên ngƣời dân đành hũy bỏ để chuyển sang trồng loại cây khác, không thu nhập đƣợc
mà còn gánh nợ, các ngân hàng cũng khó thu hồi nợ, ảnh hƣởng đến chỉ đạo sản xuất chung của huyện).
- Điều này cần có sự định hƣớng nhiều hơn từ các ngành có liên quan trong việc hoạc định chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội ở địa phƣơng.
- Tranh thủ các nguồn lực, kêu gọi thu hút đầu tƣ về địa phƣơng - tạo cơ chế thông thoáng, thuận lợi để mời gọi các nhà đầu tƣ, đầu tƣ trên cơ sở quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của huyện đƣợc phê duyệt để phát huy tiềm năng lợi thế của địa phƣơng, giải quyết việc làm tại chổ tăng thêm thu nhập cho ngƣời dân và ngân sách. Từng bƣớc làm chuyển dịnh cơ cấu kinh tế của địa phƣơng theo hƣớng công nghiệp và dịch vụ.