7. Kết cấu luận văn:
1.3.2. Đảm bảo về mặt pháp lý
Trên phương diện lập pháp, nguyên tắc bảo đảm quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp là một nguyên tắc hiến đ nh cơ bản, làm nền tảng cho việc kiến tạo một mô hình đảm bảo thực thi pháp luật giáo dục nghề nghiệp trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân. Bên cạnh đó, nguyên tắc chủ quyền Nhân dân cũng được ghi nhận và khẳng đ nh xuyên suốt, nhất quán trong Hiến pháp mới. Đây là điều kiện để xây dựng và hoàn thiện thực thi pháp luật ở Việt Nam.
Ngược lại, để tạo ra bảo đảm pháp lý cần thiết cho thực thi pháp luật, các quy đ nh pháp luật liên quan đến giáo dục nghề nghiệp quy đ nh về nguyên tắc, đối tượng, nội dung, trình tự, thủ tục thực hiện giáo dục nghề nghiệp phải thống nhất, đồng bộ, khả thi với hệ thống pháp luật nói chung, với hệ thống pháp luật về tổ chức bộ máy nhà nước, với các quy đ nh pháp luật liên quan đến giáo dục nghề nghiệp. Các văn bản pháp luật nói chung và văn bản pháp luật liên quan đến giáo dục nghề nhgiepej phải bảo đảm tính toàn diện, thống nhất, khả thi, kỹ thuật lập pháp hiện đại, phù hợp với trình độ phát triển chính tr - kinh tế - xã hội - văn hóa của đất nước ở mỗi giai đoạn l ch sử.
Sự hoàn thiện của cơ chế thực thi pháp luật về giáo dục nghề nghiệp, quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp cũng là điều kiện bảo đảm cho việc
thực hiện có hiệu quả pháp luật về giáo dục nghề nghiệp. Các chủ thể thực thi pháp luật (cá nhân, cơ quan, tổ chức) trong phạm vi, trách nhiệm của mình tự giác chuyển tải những yêu cầu cuả quy phạm pháp luật thành những hành vi trên thực tế. Cùng với đó, các cá nhân, người có th m quyền, các cơ quan áp dụng pháp luật với ý thức pháp luật cao áp dụng pháp luật chính xác, xử lý nghiêm minh đối với các hành vi vi phạm pháp luật sẽ tạo ra một trật tự pháp luật và pháp chế trong xã hội, góp phần thực thi pháp luật về giáo dục nghề nghiệp có hiệu quả.