Khái niệm thực thi pháp luật về giáo dục nghề nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật giáo dục nghề nghiệp từ thực tiễn các trường cao đẳng trực thuộc UBND thành phố hà nôi (Trang 25 - 27)

7. Kết cấu luận văn:

1.2.1 Khái niệm thực thi pháp luật về giáo dục nghề nghiệp

Trong khoa học pháp lý, pháp luật được nghiên cứu dưới hai phương diện. Phương diện thứ nhất là pháp luật trong trạng thái “tĩnh” hay pháp luật trong các trang công báo. Pháp luật theo phương diện này còn được gọi là pháp luật thực đ nh. Theo Hiến pháp năm 2013, đây là các quy đ nh trong các văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL), bao gồm: Hiến pháp, luật, ngh quyết của Quốc hội; pháp lệnh, ngh quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội (UBTVQH); lệnh, quyết đ nh của Chủ t ch nước; các VBQPPL của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ và chính quyền đ a phương các cấp. Đây là pháp luật được hình thành chủ yếu do hoạt động lập pháp của Quốc hội và hoạt động lập quy của hệ thống các cơ quan hành pháp [21].

Phương diện thứ hai của pháp luật là pháp luật trong trạng thái “động” hay gọi là pháp luật trong hành động, pháp luật trong cuộc sống. Pháp luật theo phương diện này là sự tuân theo pháp luật của các chủ thể trong đời sống nhà nước và đời sống xã hội, được hình thành bằng hoạt động tổ chức thi hành pháp luật của các cơ quan, tổ chức và cá nhân có th m quyền. Giống như phương diện thứ nhất, phương diện này của pháp luật cũng được Hiến pháp quy đ nh. Theo đó, tổ chức thi hành pháp luật là hoạt động không thể thiếu để pháp luật từ trạng thái “tĩnh” trở thành trạng thái “động”, làm cho pháp luật không còn nằm trên các trang công báo mà đi vào cuộc sống. Như vậy, hoạt động lập pháp, lập quy để hình thành một hệ thống VBQPPL (pháp luật trong các trang công báo) và hoạt động tổ chức thi hành pháp luật là hai

mặt không tách rời của pháp luật. Không thể có mặt này mà thiếu mặt kia và ngược lại. Không tiến hành “tổ chức thi hành pháp luật” thì pháp luật chỉ tồn tại trên giấy, hay chỉ là những “lời nói rung động trong không khí”. Ngược lại, không có những quy đ nh của pháp luật trong các trang công báo thì cũng không có việc tổ chức thi hành những quy đ nh pháp luật này. Trong nhà nước pháp quyền, thượng tôn pháp luật, đề cao nguyên tắc pháp quyền không thể không coi trọng một cách đồng bộ cả hai phương diện của pháp luật. Nhất là trong điều kiện của nước ta, khi mà ý thức pháp luật và văn hóa pháp lý của nhiều người dân còn thấp thì việc tổ chức thi hành pháp luật càng giữ vai trò đặc biệt quan trọng.

Thực thi: Theo từ điển Tiếng Việt thực thi hay thi hành là làm cho có

hiệu lực, điều đã được chính thức quyết đ nh [].

Thi hành pháp luật là hình thức thực thi pháp luật một cách chủ động. Chủ thể pháp luật phải thực hiện một thao tác nhất đ nh mới có thể thực thi pháp luật được. Ví dụ, thực hiện nghĩa vụ quân sự, thực hiện nghĩa vụ đóng thuế, nghĩa vụ lao động công ích, nghĩa vụ nuôi dạy con cái, chăm sóc ông bà, cha mẹ khi già yếu.

Theo chúng tôi, hiện tượng, quá trình hay quá trình hoạt động đều là những phạm trù có nội hàm riêng của nó nhưng có cùng mục đích là thực thi những quy đ nh của pháp luật, làm cho những quy đ nh ấy trở thành những hành vi thực tế hợp pháp của các chủ thể pháp luật, đáp ứng yêu cầu đặt ra của pháp luật trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội. Tuy nhiên, hoạt động thực thi pháp luật không chỉ là những hành vi đơn lẻ, độc lập, cắt khúc mà nó luôn luôn là một quá trình. Vì vậy, về khái niệm thực thi pháp luật chúng tôi đồng ý với nội dung cơ bản trong các đ nh nghĩa nêu trên và sắp xếp lại như sau: Thực thi pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích làm cho các qui đ nh của pháp luật trở thành những hoạt động thực tế, hợp pháp của các chủ thể pháp luật và được thực hiện trong thực tế cuộc sống.

Như vậy, thực thi pháp luật về giáo dục nghề nghiệp là quá trình hoạt động có mục đích của chủ thể thi hành pháp luật làm cho các quy định của pháp luật đi vào những hoạt động thực tế, h p pháp của các chủ thể quản lý và đư c thực hiện trong thực tế đời sống xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật giáo dục nghề nghiệp từ thực tiễn các trường cao đẳng trực thuộc UBND thành phố hà nôi (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)