7. Kết cấu luận văn:
2.1.2. Đánh giá hệ thống pháp luật về Giáo dục nghề nghiệp hiện nay
2.1.2.1. Ưu điểm
Hệ thống chính sách, pháp luật về giáo dục nghề nghiệp đã được triển khai sâu rộng. Đây là cơ sở pháp lý để các ngành, đ a phương xây dựng kế hoạch, đưa ra đ nh hướng phát triển phù hợp.
Các văn bản đã tạo được khung pháp lý khá đồng bộ, tạo ra những tác động rất tích cực vào hệ thống dạy nghề đáp ứng được nhu cầu của xã
hội. Các chương trình hành động, chương trình mục tiêu, nội dung kế hoạch được cụ thể hóa từ Luật Giáo dục nghề nghiệp đã được các Bộ, ngành và đ a phương triển khai có hiệu quả đem lại lợi ích thật sự cho người học nghề và ngày càng khẳng đ nh được v trí vai trò của công tác đào tạo nghề đáp ứng nguồn nhân lực phục vụ quá trình công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước.
Luật giáo dục nghề nghiệp và hệ thống văn bản hướng dẫn Luật đã tập trung để hướng dẫn, quy đ nh về: khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân; khung trình độ quốc gia Việt Nam; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp; thành lập và tổ chức hoạt động của cơ sở giáo dục nghề nghiệp; xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý; đánh giá và cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia; tiêu chí, tiêu chu n kiểm đ nh chất lượng giáo dục nghề nghiệp và xây dựng hệ thống bảo đảm chất lượng trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp; quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp; tài chính, tài sản của cơ sở giáo dục nghề nghiệp; hợp tác với doanh nghiệp; hợp tác quốc tế trong giáo dục nghề nghiệp...
Luật giáo dục nghề nghiệp và hệ thống văn bản hướng dẫn đã thể chế hóa mạnh mẽ chủ trương đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục nói chung, giáo dục nghề nghiệp nói riêng, tạo nên một hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất của giáo dục nghề nghiệp Việt Nam, tạo điều kiện cho hệ thống các cơ sở giáo dục nghề nghiệp phát triển cả về quy mô cũng như chất lượng; chuyển mạnh mẽ từ đào tạo theo hướng “cung” sang hướng “cầu”, từng bước đáp ứng được nhu cầu của th trường lao động, yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế.
2.1.2.2. Hạn chế
Bên cạnh những yếu tố thuận lợi, trong quá trình triển khai, một số quy đ nh của hệ thống chính sách, pháp luật hiện hành bộc lộ rõ những hạn chế,
chưa phù hợp với hoạt động giáo dục nghề nghiệp ở các cơ sở đào tạo chuyên biệt, đặc thù.
Việc việc rà soát, sắp xếp lại mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động, nâng cao khả năng cạnh tranh của cơ sở giáo dục nghề nghiệp còn chậm, tạo nên những hạn chế trong đổi mới.
Cơ chế, chính sách tuyển dụng, đề bạt cán bộ, chính sách lương và các ưu đãi khác của doanh nghiệp và các cơ quan hiện nay còn coi trọng bằng cấp, chưa có tác dụng thiết thực khuyến khích và tôn vinh những người thợ giỏi…
Một số văn bản hướng dẫn triển khai mới ra đời trong khoảng 1 - 2 năm đã b thay thế làm cho công tác phổ biến và thực hiện cũng còn nhiều lúng túng, không duy trì trọn vẹn được cho một khóa học (cao đẳng là 3 năm, trung cấp là 2 năm). Hầu hết những vấn đề cơ bản của Luật Giáo dục nghề nghiệp đã có văn bản hướng dẫn thi hành nhưng trên thực tế một số điểm vẫn còn chung chung hoặc thiếu tính đồng bộ, thống nhất giữa một số văn bản nên trong quá trình triển khai và thực hiện vẫn còn lúng túng. Một số nội dung của Luật Giáo dục nghề nghiệp chưa được cụ thể hóa như liên kết trong đào tạo nghề, tổ chức quản lý hệ thống tuyển sinh học nghề trên toàn quốc, hệ thống thang bảng lương theo các cấp trình độ đào tạo và tiêu chu n kỹ năng nghề...
Hiện cũng chưa có chính sách, cơ chế sử dụng đội ngũ cán bộ kỹ thuật trong doanh nghiệp tham gia vào công tác đào tạo GDNN. Công tác dự báo nhu cầu nhân lựcvà đánh giá chất lượng nguồn nhân lực chưa tốt. Công tác phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở, trung học phổ thông vào học nghề gặp nhiều khó khăn. Việc sáp nhập cơ sở giáo dục nghề nghiệp ở một số đ a phương mang tính hành chính, cơ học, chưa có nguyên tắc sáp nhập cụ thể. Đồng thời chưa có cơ chế bảo đảm hiệu quả hoạt động của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp sau sắp xếp.
2.2. Thực trạng thực thi pháp luật về giáo dục nghề nghiệp tại các trƣờng cao đẳng nghề trực thuộc ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội