Nhóm giải pháp về xây dựng chiến lược, chương trình và kế hoạch giảm nghèo bền vững

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh hải dương (Trang 92 - 94)

hoạch giảm nghèo bền vững

Để đảm bảo cho công cuộc GNBV, chính quyền tỉnh cần xây dựng chiến lược về giảm nghèo bền vững để định hướng trong dài hạn việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh. Chiến lược phải đề ra các mục tiêu, chỉ tiêu tổng thể về giảm nghèo bền vững với lộ trình thực hiện từng mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể xác định các giải pháp toàn diện, lâu dài, có phân công cơ quan, đơn vị chủ trì, phối hợp thực hiện rõ ràng cân đối, bố trí và huy động nguồn lực vật chất thực hiện đồng thời cần dự báo, nghiên cứu, nhận định cụ thể tình hình, đưa vào chiến lược mốc thời gian, thời điểm áp dụng chuẩn nghèo mới với mức tương đối, làm cơ sở cho việc ban hành và thực hiện các cơ chế, chính sách về giảm nghèo bền vững đảm bảo chính xác và hợp lý. Khi có chiến lược về giảm nghèo bền vững, các chương trình, kế hoạch, dự án, đề án giảm nghèo bền vững sẽ có căn cứ để xác định các mục tiêu, chỉ tiêu, lộ trình, giải pháp cụ thể trong ngắn hạn, giúp cho việc thực hiện giảm nghèo hiệu quả và bền vững hơn.

Khi xây dựng chiến lược, chương trình và kế hoạch giảm nghèo bền vững, cần chú ý đến những vấn đề sau:

- Phân loại nhóm đối tượng để có các chính sách hỗ trợ cụ thể theo lộ trình, giảm dần các chính sách hỗ trợ trực tiếp “cho không” đối với một số nhóm đối tượng cụ thể, tăng dần các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, học nghề, tạo việc làm, khuyến khích người nghèo tự chủ vươn lên thoát nghèo bền

vững. Ưu tiên chính sách hỗ trợ giảm nghèo bền vững, thúc đẩy các yếu tố phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của người nghèo một cách bền vững.

- Thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các chính sách giảm nghèo bền vững để cải thiện điều kiện sống của người nghèo, trước hết là y tế, giáo dục, văn hóa, nước sinh hoạt, nhà ở người nghèo tiếp cận ngày càng thuận lợi hơn với các dịch vụ xã hội cơ bản. Tập trung đầu tư đồng bộ KCHT kinh tế - xã hội ở nông thôn, đặc biệt là các xã còn khó khăn, xã có đông đồng bào dân tộc sinh sống, trước hết là hạ tầng thiết yếu như: giao thông, điện, nước sinh hoạt, trường, trạm,…

- Tổ chức lồng ghép các chương trình, dự án trên địa bàn để huy động tối đa, hiệu quả các nguồn lực từ DN, cộng đồng và nguồn lực của bản thân người nghèo để thực hiện mục tiêu chương trình giảm nghèo bền vững. Phân cấp cho Chính quyền địa phương, đặc biệt là cấp huyện trong việc tổ chức và thực hiện các dự án cho vay đối với các đối tượng trên địa bàn quản lý.

- Phối hợp tốt giữa các cơ quan quản lý nhà nước với các tổ chức đoàn thể trong việc cho vay GQVL ưu tiên cho vay đối với các cơ sở sản xuất - kinh doanh tạo nhiều việc làm, nhất là lao động nhàn rỗi ở nông thôn. Đào tạo nghề gắn với giới thiệu việc làm, chuẩn bị điều kiện cho lao động đăng ký dự tuyển đi xuất khẩu lao động ở các trung tâm các trung tâm giới thiệu việc làm mở rộng thị trường lao động, hợp tác với các đối tác, DN xuất khẩu lao động.

- Củng cố, kiện toàn, bổ sung thành viên Ban chỉ đạo giảm nghèo bền vững ở các cấp.

Trên cơ sở các chính sách và chương trình giảm nghèo bền vững, Ban chỉ đạo chương trình giảm nghèo bền vững tỉnh chủ động xây dựng kế hoạch giảm nghèo bền vững hàng năm, giai đoạn, đề ra giải pháp cụ thể để làm cơ sở triển khai thực hiện phân công, phân cấp giao trách nhiệm cho các cơ

quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thực hiện những công việc cụ thể như của các chương trình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh hải dương (Trang 92 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)