Các yếu tố khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh hải dương (Trang 29 - 30)

Những nhân tố khác tác động đến nghèo đói và hoạt động XĐGN bao gồm: Dân số và lao động, trình độ dân trí, đầu tư cho giáo dục, chăm sóc sức khỏe, phong tục, tập quán...

Tình trạng nghèo liên quan chặt chẽ với sự gia tăng dân số và cơ cấu dân cư. Theo điều tra, bình quân nhân khẩu phải nuôi trên một lao động chính của các hộ nghèo thường cao hơn các hộ giàu. Như vậy, người nghèo dễ rơi vào vòng luẩn quẩn: nghèo đói, dân trí thấp dẫn đến sinh đẻ nhiều và sinh đẻ nhiều lại càng làm cho đời sống khó khăn hơn. Do sinh đẻ nhiều, thời gian lao động và thu nhập của hộ gia đình sẽ giảm. Ngược lại nhân khẩu trong gia đình tăng nên mức thu nhập bình quân đầu người của hộ giảm. Sức khỏe của người mẹ đẻ nhiều cũng suy giảm và tác động đến sức khỏe của những đứa con sau khi sinh làm cho sức lao động giảm dần, nguy cơ nghèo đói sẽ tăng cao.

Về lao động, nếu cơ cấu dân cư có tỷ lệ lao động thấp, một lao động chính phải nuôi nhiều người ăn theo thì khả năng tăng trưởng kinh tế thấp, XĐGN sẽ khó khăn. Hoặc nếu cơ cấu lao động phân bổ chủ yếu trong nông nghiệp, tỷ lệ lao động trong công nghiệp và dịch vụ thấp, thì đó là một bất lợi lớn cho việc tăng nhanh mức thu nhập bình quân đầu người, tỷ lệ tích lũy sẽ thấp cũng như tăng trưởng kinh tế và XĐGN sẽ khó khăn.

Chất lượng lao động (trình độ tay nghề, sức khỏe, thái độ lao động của người lao động) là một nhân tố tác động đến tăng trưởng kinh tế nói chung và

XĐGN nói riêng. Chất lượng lao động sẽ tác động trực tiếp tăng năng suất và tăng thu nhập cho người lao động. Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, khi Việt Nam đã gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO), đã và đang tạo ra nhiều cơ hội việc làm và thu nhập cao cho một bộ phận đáng kể người lao động trong các khu vực có lợi thế so sánh (như dịch vụ, dệt may, xây dựng và xuất khẩu) nhưng cũng đòi hỏi cao hơn về chất lượng lao động. Nếu chất lượng lao động thấp, không đáp ứng được yêu cầu thực tế thì nguy cơ thất nghiệp, giảm thu nhập là điều khó tránh khỏi.

Hiện nay mức lương thấp của Việt Nam sẽ không còn là một lợi thế cạnh tranh trong hội nhập kinh tế. Do vậy đa số người nghèo ở Việt nam có trình độ chuyên môn thấp, sống chủ yếu ở các v ng nông thôn và làm việc trong các khu kinh tế phi chính thức rất khó hưởng thụ các thành quả do hội nhập kinh tế mang lại.

Về giáo dục: Chất lượng lao động gắn với việc nâng cao trình độ dân trí và chiến lược phát triển giáo dục. Hầu hết những người nghèo, v ng nghèo ở Việt Nam là những nơi có trình độ dân trí thấp. C ng với tác động của thu nhập thấp nên việc đầu tư chăm lo cho con cái học hành của các hộ gia đình nghèo và v ng nghèo ít được quan tâm hơn. Do học vấn thấp, ít được đào tạo nghề nên con cái người nghèo ít có cơ hội tìm kiếm việc làm có thu nhập cao. Kết quả là tỷ lệ đi học trong độ tuổi ở các v ng này sẽ thấp và như vậy, nguy cơ nghèo về tri thức dẫn đến nghèo đói về mọi mặt sẽ gia tăng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh hải dương (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)