Quán triệt quan điểm GNBV là một trong những mục tiêu quan trọng để phát triển KTXH, những năm qua, cấp uỷ và chính quyền các cấp Hưng Yên luôn xác định thực hiện chính sách giảm nghèo là nhiệm vụ trọng tâm, lâu dài và thường xuyên. Do đó, bên cạnh các biện pháp phát triển kinh tế, tỉnh luôn nỗ lực, ưu tiên thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ người nghèo, góp phần cải thiện đời sống vật chất và tinh thần, giúp nhiều hộ vươn lên thoát nghèo. Nhờ vậy, mục tiêu Chương trình giảm nghèo của tỉnh trong từng giai đoạn cơ bản hoàn thành (tỷ lệ hộ nghèo mỗi năm giảm từ 1,5-2%). Từ 2010 đến nay, có khoảng 19 nghìn hộ gia đình thoát nghèo. Theo kết quả rà soát hộ nghèo năm 2012, toàn tỉnh còn 59.850 người nghèo/22.210 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 6,77% còn 54.480 người cận nghèo/15.997 hộ cận nghèo, chiếm tỷ lệ 4,87%, không còn hộ nghèo thuộc đối tượng người có công với cách mạng. Trong năm 2013, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 5,77%, góp phần c ng cả nước hoàn thành trước thời hạn mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Liên hợp quốc (UN) về xoá đói, giảm nghèo [25].
Để lãnh đạo, chỉ đạo hiệu quả công tác giảm nghèo, trên cơ sở bám sát vào chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước, Tỉnh uỷ đã ban hành Nghị quyết chuyên đề về Chương trình giảm nghèo, UBND tỉnh xây dựng và tổ chức thực hiện Chương trình giảm nghèo giai đoạn 2006-2010 và 2011- 2015 và ban hành hàng loạt văn bản cụ thể hoá các quy định của trung ương, thực hiện đúng, đủ, kịp thời các chính sách trợ giúp trợ giúp người nghèo, hộ nghèo về vốn ưu đãi, pháp lý, nhà ở, giáo dục, y tế, dạy nghề... Đồng thời, tiến hành lồng ghép vấn đề giảm nghèo và các chương trình có liên quan như chương trình việc làm, dạy nghề, xuất khẩu lao động, các dự án khuyến nông, khuyến ngư, khôi phục và phát triển làng nghề các chính sách tín dụng hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh. Bên cạnh đó, để đảm bảo sự điều phối các hoạt động giảm nghèo, tỉnh đã thành lập và thường xuyên kiện toàn BCĐ
Giảm nghèo và Việc làm với đội ngũ cán bộ có kinh nghiệm, trình độ, nghiệp vụ ngày càng cao. Hàng năm, hoạt động điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo được tiến hành khách quan, công khai từ cơ sở, với sự bình xét, giám sát của cộng động, theo đúng quy trình hướng dẫn của Bộ Lao động, TBXH, sự chỉ đạo cụ thể của UBND tỉnh. Mặt khác, coi trọng và tiến hành công tác kiểm tra, giám sát, tổ chức sơ kết, đánh giá, rút kinh nghiệm nhằm thực hiện công tác giảm nghèo đúng định hướng, nền nếp và đạt hiệu quả.
Hỗ trợ người nghèo phát triển kinh tế, tạo việc làm được xác định là biện pháp giúp GNBV. Do đó, tỉnh đã tạo điều kiện thuận lợi cho người nghèo tiếp cận nguồn vốn phát triển sản xuất, kinh doanh. Hiện nay, bên cạnh nguồn phí do Trung ương hỗ trợ, tỉnh đã bước đầu cân đối ngân sách dành chi hỗ trợ cho người nghèo. Đồng thời, vận động cộng đồng ủng hộ Quỹ Vì người nghèo, trung bình mỗi năm Quỹ thu nhận được khoảng 4-5 tỷ để tăng cường nguồn lực cho mục tiêu giảm nghèo. Chương trình xuất khẩu lao động cho người nghèo cũng được đẩy mạnh, trong kỳ đã có trên 600 lao động thuộc hộ nghèo được hỗ trợ xuất khẩu lao động.
Chính sách hỗ trợ mua, cấp thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) cho người nghèo, cận nghèo được tỉnh triển khai nghiêm túc, kịp thời, đúng đối tượng. Để người nghèo chủ động năm bắt được cơ hội thoát nghèo, nhiều hoạt động hỗ trợ nâng cao nhận thức, hiểu biết pháp luật, chính sách cho người nghèo được triển khai tích cực. Công tác giảm nghèo đã nhận được sự vào cuộc tích cực, trách nhiệm của các sở, ban, ngành, đoàn thể.
Thực hiện đồng bộ các chương trình, chính sách và giải pháp về giảm nghèo đã từng bước góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân. Tuy nhiên, công tác giảm nghèo còn tồn tại một số hạn chế. Tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh nhưng chưa bền vững, thu nhập của người thoát nghèo thấp gần với mức chuẩn nghèo, cơ hội của người nghèo về việc làm ngày
càng khó khăn, nguy cơ tái nghèo cao. Việc xác nhận hộ nghèo chưa chính xác vẫn còn xảy ra. Chương trình, dự án về giảm nghèo còn phân tán, lồng ghép chưa cao. Ngân sách địa phương còn hạn hẹp. Cán bộ làm công tác giảm nghèo còn kiêm nghiệm, thiếu tính ổn định,…
Đề hoàn thành mục tiêu đề ra, những năm tiếp theo, tỉnh tiếp tục triển khai thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp về giảm nghèo, tập trung vào một số giải pháp sau [25]:
Một là, rà soát, đánh giá, bổ sung và sửa đổi các chính sách giảm nghèo hiện hành giảm dần các chính sách hỗ trợ mang tính trợ cấp, tăng các chính sách khuyến khích tính chủ động, vươn lên của người nghèo, có chính sách hỗ hộ cận nghèo.
Hai là, phân công trách nhiệm, nhiệm vụ cụ thể đối với các cấp, các ngành trong thực hiện chính sách giảm nghèo, tránh chồng chéo hoặc phân tán các mục tiêu, chương trình, dự án về giảm nghèo.
Ba là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động cộng đồng, doanh nghiệp và người dân phát huy truyền thống tương thân, tương ái, chung tay, góp sức c ng toàn xã hội trong việc giúp đỡ người nghèo.
Bốn là, tăng cường đội ngũ khuyến nông và các hoạt động khuyến nông, các mô hình sản xuất có hiệu quả cho người nghèo để người nghèo tiếp cận nhiều hơn với khoa học, kỹ thuật, phương pháp sản xuất, để từ đó tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.
1.5.1.2. Kinh nghiệm giảm nghèo bền vững của tỉnh Thái Bình:
Ngay sau khi Chương trình giảm nghèo quốc gia giai đoạn 2011 - 2020 được phê duyệt, tỉnh đã thành lập BCĐ thực hiện chương trình giảm nghèo và tổ chức hội nghị triển khai đến các ban, ngành, đoàn thể và các huyện, thành phố, đồng thời hướng dẫn và chỉ đạo các cấp, các ngành xây dựng kế hoạch và cụ thể hóa bằng việc giao chỉ tiêu kế hoạch cho các huyện, thành phố tạo
điều kiện thuận lợi để các cấp, các ngành làm căn cứ bố trí ngân sách, tổ chức triển khai thực hiện đồng bộ với mục tiêu chung là xã hội hoá công tác giảm nghèo. Các huyện, thành phố đã chủ động xây dựng kế hoạch để triển khai thực hiện, tổ chức thực hiện đồng bộ công tác giảm nghèo đến các xã, phường, thị trấn và các hộ nghèo với những giải pháp cụ thể ph hợp với địa phương để thống nhất chỉ đạo và huy động nguồn lực thực hiện công tác giảm nghèo đạt hiệu quả.
Trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện chính sách giảm nghèo từ năm 2011 - 2015 tỉnh đã ban hành nghị quyết và nhiều quyết định, công văn chỉ đạo thực hiện chính sách giảm nghèo. Ngoài ra, các thành viên trong BCĐ giảm nghèo của tỉnh đã chủ động tham mưu cho Tỉnh ủy, HĐND, UBND các văn bản về các chính sách hỗ trợ: hỗ trợ vốn phát triển sản xuất, hỗ trợ dạy nghề, tạo việc làm, xuất khẩu lao động, hỗ trợ cấp thẻ BHYT... đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến hướng dẫn các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về giảm nghèo từ các cấp ủy đảng, chính quyền đến tầng lớp nhân dân, đồng thời thường xuyên kiện toàn hệ thống BCĐ giảm nghèo các cấp để phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên.
Trong những năm qua, được sự quan tâm của Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương và sự nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Thái Bình, đời sống vật chất và tinh thần của đại bộ phận dân cư tăng lên rõ rệt. Đặc biệt, các chính sách giảm nghèo đã thực sự đi vào cuộc sống, mang lại hiệu quả thiết thực, tỷ lệ hộ nghèo giảm dần qua từng năm. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2011 là 8,12%, năm 2015 giảm xuống còn 2,90%. Như vậy, trong 5 năm tỷ lệ hộ nghèo giảm 5,22%, bình quân mỗi năm giảm 1,04%, hoàn thành chỉ tiêu Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII (mỗi năm giảm từ 1% trở lên). Nhiều chính sách giảm nghèo được triển khai một cách hiệu quả như: chính sách trợ
giúp người nghèo về y tế, giáo dục, nhà ở, vay vốn tín dụng ưu đãi, đào tạo nghề cho lao động nông thôn, giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động... Hầu hết người nghèo đã được tiếp cận các chính sách của Nhà nước. Cụ thể, đối với vay vốn tín dụng ưu đãi hộ nghèo, trong 5 năm Ngân hàng CSXH đã cho 35.700 lượt hộ nghèo vay vốn với số tiền hơn 504,107 tỷ đồng, 39.694 lượt hộ cận nghèo vay vốn với số tiền 966,209 tỷ đồng, cấp thẻ BHYT cho 334.499 người nghèo và 166.502 người cận nghèo với số tiền gần 270 tỷ đồng, hỗ trợ tiền điện trên 85 tỷ đồng cho 744.688 lượt hộ nghèo, hộ CSXH, miễn giảm học phí cho 74.126 học sinh thuộc hộ nghèo với kinh phí hơn 12 tỷ đồng, đào tạo nghề cho trên 53.000 lao động với tổng kinh phí hỗ trợ lao động nông thôn học nghề 53,47 tỷ đồng…[26].
Đặc biệt, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, nhiều xã đã được hỗ trợ đầu tư và phân bổ vốn trái phiếu chính phủ. Đến nay, 100% số xã phê duyệt quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới. Năm 2014, toàn tỉnh có 85 xã được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới, dự kiến hết năm 2015 phấn đấu có thêm 80 xã và một huyện đạt chuẩn nông thôn mới. Các v ng sản xuất nông nghiệp hàng hóa với quy mô hàng trăm ha/v ng bước đầu có hiệu quả, sản xuất tăng cao hơn so với trước đây góp phần tăng thu nhập cho người dân. Nhiều v ng sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn, nhiều mô hình hợp tác sản xuất, kinh doanh giữa doanh nghiệp và nông dân đã hình thành đem lại hiệu quả kinh tế cao, nghề và làng nghề được duy trì và phát triển...
Trong những năm tới, tỉnh Thái Bình đã xác định những ưu tiên trong thực hiện giảm nghèo như nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể, xã hội trong công tác giảm nghèo và thúc đẩy ý thức tự giác của người dân về trách nhiệm để vươn lên thoát nghèo. Xác định đúng đối tượng được hưởng các chính sách giảm nghèo từ đó ưu tiên bố
trí kinh phí hỗ trợ sản xuất để tăng thu nhập cho người nghèo, xây dựng và nhân rộng các mô hình giảm nghèo có hiệu quả, ph hợp trên địa bàn. Bên cạnh đó, huy động thêm các nguồn lực từ cộng đồng, doanh nghiệp và người dân để thực hiện có hiệu quả, bền vững các mục tiêu giảm nghèo đề ra. Giảm dần các chính sách hỗ trợ mang tính trợ cấp, tăng các chính sách khuyến khích tính chủ động, vươn lên của người nghèo có chính sách hỗ trợ đối với hộ cận nghèo nghiên cứu, đề xuất việc kéo dài thời gian thụ hưởng các chính sách đối với hộ mới thoát nghèo để bảo đảm GNBV. Quan tâm đến các gia đình đang ở ngưỡng cận nghèo bằng những chính sách ph hợp để sản xuất kinh doanh, tạo thu nhập, tránh tái nghèo. Để duy trì kết quả GNBV BCĐ giảm nghèo các cấp đẩy mạnh tuyên truyền tới các cấp, các ngành về chương trình giảm nghèo, phấn đấu đến năm 2020 không còn hộ nghèo đẩy mạnh thực hiện các chính sách và giải pháp hỗ trợ tác động đến nhu cầu tối thiểu của người nghèo, hộ nghèo như vốn ưu đãi, việc làm, an sinh xã hội, CSHT, xây dựng nông thôn mới để người nghèo được thụ hưởng chính sách tiếp tục đẩy mạnh công tác xã hội hóa, huy động tối đa các nguồn lực của các tầng lớp xã hội để thực hiện có hiệu quả, bền vững mục tiêu giảm nghèo đề ra. Đẩy mạnh hoạt động Quỹ vì người nghèo, tăng cường hỗ trợ sản xuất kinh doanh cho làm ăn, tạo cơ hội học tập cho người nghèo, để hộ nghèo được làm việc, giảm nghèo vươn lên thoát nghèo làm ăn thoát nghèo, không ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước, của tỉnh.
1.5.1.3.Kinh nghiệm giảm nghèo bền vững của tỉnh Bắc Ninh:
Các chương trình giảm nghèo của tỉnh thời gian qua đã và đang tiếp cận theo hướng hỗ trợ chăm lo trực tiếp và toàn diện các nhu cầu của người nghèo, thông qua việc thực hiện đa dạng các giải pháp như: lồng ghép chương trình giảm nghèo với xây dựng nông thôn mới, tín dụng ưu đãi, đào tạo nghề cho lao động nông thôn, phổ biến kiến thức khoa học kỹ thuật, tổ chức sản
xuất kinh doanh c ng nhiều chính sách an sinh xã hội khác… Ngoài ra, tỉnh cũng đẩy mạnh xã hội hóa công tác giảm nghèo thông qua các phong trào “Quỹ vì người nghèo”, “Ngày vì người nghèo”, “Xây dựng nhà đại đoàn kết”… thu hút sự chung tay góp sức của nhiều cá nhân, tập thể, doanh nghiệp, tổ chức chính trị - xã hội.
Trong 5 năm qua, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm dần từng năm theo hướng bền vững, từ 5,8% năm 2011 xuống còn 2,2% năm 2015 (theo chuẩn nghèo năm 2011), thuộc nhóm các tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo thấp so với cả nước. Năm 2014, tỷ lệ hộ nghèo chung của cả nước là 6% thì Bắc Ninh chỉ ở mức 2,56%. Năm 2015, cả nước phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 5%, thì Bắc Ninh đạt ở mức 2,2% [27]..
Giai đoạn 2016 - 2020, theo Đề án tổng thể được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Bắc Ninh sẽ từng bước chuyển đổi phương pháp tiếp cận đo lường nghèo từ đơn chiều sang đa chiều, đẩy nhanh tốc độ giảm nghèo, tạo điều kiện cho người nghèo, hộ nghèo, hộ cận nghèo tiếp cận một cách tốt nhất các dịch vụ xã hội cơ bản như giáo dục đào tạo, y tế, việc làm, bảo hiểm xã hội, nhà ở… Song song với đó, tỉnh cũng sẽ tiếp tục rà soát, bổ sung hoàn thiện các nhóm chính sách giảm nghèo, mở rộng chính sách hỗ trợ theo từng chiều thiếu hụt của người nghèo, ưu tiên đối với nhóm hộ thuộc diện bảo trợ xã hội…
Để chống tái nghèo, hay nói cách khác là thoát nghèo bền vững, tỉnh Bắc Ninh đã xác định rõ những việc cần làm, bao gồm: Xác định rõ mục tiêu, biện pháp, giải pháp thực hiện xác định cụ thể từng phần việc phải làm và phân định rõ trách nhiệm của từng cơ quan, ban, ngành và các địa phương trong lĩnh vực này. Theo đó, các địa phương, đơn vị, cơ quan, ban, ngành có liên quan tập trung vào các hoạt động hỗ trợ, tạo điều kiện cho người nghèo, hộ nghèo có tư liệu sản xuất và phương tiện sản xuất, nâng cao thu nhập để tự vượt nghèo gia tăng cơ hội để người nghèo tiếp cận các dịch vụ cơ bản, nhất
là dịch vụ giáo dục, y tế, nước sạch giảm thiểu rủi ro do thiên tai và tác động của kinh tế thị trường, bảo đảm GNBV. Đồng thời tiếp tục tăng cường hỗ trợ các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao phát triển hạ tầng cơ sở, phát triển sản xuất hàng hóa và dịch vụ, thu hẹp dần khoảng cách chênh lệch về trình độ phát triển, về mức sống giữ thành thị và nông thôn, giữa các nhóm dân cư trong xã hội. Bám sát mục tiêu, nhiệm vụ và lộ trình thực hiện các giải pháp đã đề ra là biện pháp chống tái nghèo hiệu quả nhất.
Bên cạnh đó, tỉnh cũng xác định rõ việc cần loại bỏ suy nghĩ không muốn thoát nghèo trong một bộ phận người dân. Thực tế cho thấy nếu được xét vào diện hộ nghèo, mỗi năm sẽ được hỗ trợ tiền điện, con cái đi học được miễn, giảm và hỗ trợ chi phí học tập, được hỗ trợ về nhà ở, vay vốn ưu đãi phát triển kinh tế… Việc hỗ trợ hộ nghèo đã giúp không ít hộ gia đình vươn lên thoát nghèo nhưng có một số hộ nghèo họ nhìn vào “cái bánh” hỗ trợ của