vật thể đã đƣợc UNESCO công nhận trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
Sau khi các di sản văn hóa phi vật thể của Phú Thọ đƣợc công nhận thì các cơ quan báo chí trong tỉnh cũng đã tăng cƣờng công tác tuyên truyền đến các cơ quan, địa phƣơng và nhân dân về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc bảo tồn di sản văn hóa, qua đó góp phần nâng cao nhận thức của mọi tầng lớp nhân dân trong việc xã hội hóa các hoạt động bảo tồn di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh; quảng bá về ý nghĩa, tầm quan trọng đồng thời khôi phục và phát huy giá trị của các di sản trong đời sống văn hóa tinh thần của ngƣời dân.
Thời những năm qua, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh Phú Thọ đã ban hành nhiều chủ trƣơng, đề án, kế hoạch về công tác bảo tồn, phát
huy giá trị các di sản văn hóa phi vật thể đã đƣợc UNESCO công nhận của tỉnh, trong đó chỉ đạo các cơ quan báo chí của tỉnh tập trung đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, quảng bá rộng rãi về việc bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị các di sản. Do đó, các cơ quan báo chí của tỉnh đã thƣờng xuyên đƣa các tin về di sản văn hóa với số lƣợng lớn và mang tính chuyên môn sâu. Các tác phẩm báo chí dù ở khía cạnh nào cũng luôn quan tâm đến vấn đề nâng cao ý thức bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa phi vật thể đã đƣợc UNESCO công nhận.
Ngay sau khi hát Xoan và Tín ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng đƣợc vinh danh, tỉnh đã kịp thời chỉ đạo công tác thông tin tuyên truyền về bảo tồn và phát huy giá trị Tín ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng cũng nhƣ hát Xoan ở tất cả các loại hình báo chí nhƣ: Đài Truyền hình Việt Nam, Kênh Truyền hình Thông tấn xã Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Báo Văn hóa, Báo Nhân dân, Quân đội nhân dân, Kênh đối ngoại Văn hóa Việt VTC10 - Netviet của Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC, Cổng giao tiếp điện tử của tỉnh, Báo Phú Thọ, Đài Phát thanh – Truyền hình Phú Thọ, Tạp chí Văn nghệ Đất Tổ, Tạp chí Di sản văn hóa Đất Tổ, Đặc san Thông tin đối ngoại, Thông tin và Truyền thông, Tập san Văn hóa, Thể thao và Du lịch… Các cơ quan báo chí đã đƣa thông tin thƣờng xuyên, định kỳ để nhân dân có thể dễ dàng truy cập và tìm hiểu giá trị lịch sử của hai di sản. Đặc biệt, tại Lễ hội Đền Hùng hằng năm, di sản văn hóa Tín ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng và hát Xoan đã đƣợc tập trung tuyên truyền trên các phƣơng tiện báo chí truyền thông và ấn phẩm văn hóa để phổ biến, giới thiệu hai di sản tới đông đảo công chúng. Việc thực hiện tốt công tác tuyên truyền, quảng bá bản sắc văn hóa truyền thống độc đáo vùng đất Tổ đã góp phần đƣa hình ảnh của Phú Thọ đến gần hơn với bạn bè quốc tế. Hình ảnh Phú Thọ với một bề dầy lịch sử văn hóa đƣợc quảng bá thông qua các đoàn công tác, học tập, nghiên cứu, giao lƣu tại nƣớc ngoài và
các đoàn cấp cao nƣớc ngoài, nhà đầu tƣ, khách du lịch, phóng viên và kiều bào đến thăm và làm việc tại tỉnh.
Cùng với các chính sách của tỉnh Phú Thọ, sự nỗ lực của các cơ quan chuyên môn, các di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là Tín ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng và hát Xoan đã đƣợc quảng bá giới thiệu rộng rãi tới khách tham quan trong và ngoài nƣớc. Nhiều dự án, đề tài khoa học nhằm bảo tồn phát huy di sản đã đƣợc xây dựng và triển khai thực hiện. Tỉnh Phú Thọ đã gắn chƣơng trình biểu diễn hát Xoan của các phƣờng Xoan cổ với hoạt động giới thiệu văn hóa, lịch sử, quảng bá hình ảnh, giao lƣu văn hóa trong và ngoài nƣớc. Cùng với đó, trong hoạt động kinh doanh lữ hành, ngành du lịch tỉnh đã tăng cƣờng xây dựng các chƣơng trình đƣa du khách trong nƣớc và quốc tế tới tham quan các di tích lịch sử văn hóa, các làng nghề truyền thống gắn với Tín ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng và hát Xoan. Tour du lịch “Hát Xoan làng cổ” tại Miếu Lãi Lèn, đình Thét xã Kim Đức và tour du lịch thăm quan tại đình cổ, làng cổ, làng nghề truyền thống xã Hùng Lô gắn với di sản hát Xoan đã thu hút và để lại ấn tƣợng tốt đẹp đối với du khách.
Các di sản văn hóa phi vật thể của Phú Thọ sau khi đƣợc vinh danh đã đƣợc quảng bá rộng rãi ra thế giới thông qua các kênh khác nhau, mang lại cơ hội phát triển du lịch lớn cho Phú Thọ. Không thể phủ nhận việc tuyên truyền, quảng bá hình ảnh di sản đã và đang mang lại hiệu quả tích cực. Trong thời gian tới, để các cấp, các ngành, nhân dân và UNESCO thấy rõ hơn những nỗ lực to lớn của tỉnh Phú Thọ, cũng nhƣ của cộng đồng trong việc thực hiện Chƣơng trình hành động bảo tồn, phát huy giá trị di sản thế giới, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ đã chỉ đạo các cơ quan thông tin truyền thông trên địa bàn tỉnh phối hợp với các cơ quan báo chí Trung ƣơng, địa phƣơng tích cực nâng cao chất lƣợng tin bài, tăng thời lƣợng phát sóng tuyên truyền, quảng bá về di sản Tín ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng và hát Xoan. Xây dựng trang tin,
chuyên mục tuyên truyền về Tín ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng và hát Xoan Phú Thọ trên trang thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị bằng cả tiếng Việt và tiếng Anh. Đặc biệt, tập trung tuyên truyền, quảng bá đậm nét những nỗ lực của tỉnh Phú Thọ trong công tác bảo tồn và phát huy di sản góp phần tạo sự đồng thuận, ủng hộ của nhân dân trong nƣớc và bạn bè thế giới, đặc biệt là tổ chức UNESCO trên hành trình đƣa hát Xoan ra khỏi danh sách cần bảo vệ khẩn cấp, trở thành di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Ngoài việc sử dụng các phƣơng tiện thông tin truyền thông để quảng bá di sản, tỉnh Phú Thọ còn tuyên truyền giáo dục thông qua việc mở các lớp truyền dạy hát Xoan tới mọi lứa tuổi, tầng lớp bằng các biện pháp: khuyến khích, hỗ trợ cộng đồng truyền dạy, đào tạo thế hệ trẻ để sáng tạo, tiếp nối, duy trì và phát triển di sản văn hóa phi vật thể trong cuộc sống đƣơng đại. Tỉnh cũng đã xây dựng chƣơng trình giáo dục, giảng dạy hát Xoan phù hợp với từng cấp học.
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Phú Thọ đã bƣớc đầu thực hiện thành công việc đƣa Hát Xoan vào chƣơng trình hoạt động ngoại khóa ở các trƣờng học. Thêm vào đó, Phú Thọ đã tích hợp hát Xoan vào chƣơng trình giảng dạy âm nhạc ở hầu hết các trƣờng học trên địa bàn tỉnh (cả 4 khối từ mầm non đến trung học phổ thông). Hát Xoan còn đƣợc đƣa vào giảng dạy, giới thiệu trong Trƣờng Văn hóa, Nghệ thuật và Du lịch tỉnh Phú Thọ, Trƣờng Đại học Hùng Vƣơng…
Tỉnh Phú Thọ còn chú trọng các hoạt động trao truyền và thực hành tín ngƣỡng nhằm truyền dạy cho thế hệ trẻ biết tiếp nối và duy trì nghi lễ thờ cúng Hùng Vƣơng. Đổi mới và nâng cao nội dung chƣơng trình học lịch sử, ngữ văn cho học sinh nhằm nâng cao nhận thức về giá trị và sự cần thiết của việc bảo vệ di sản. Lớp trẻ hiểu thêm về các truyền thuyết lịch sử và Tín ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng, đƣa nội dung Tín ngƣỡng thờ cúng Hùng
Vƣơng vào chƣơng trình giáo dục trải nghiệm di sản văn hóa trong trƣờng học phổ thông.