thực thi chính sách về quản lý các di sản văn hóa phi vật thể đã đƣợc UNESCO công nhận
Nhà nƣớc cần ban hành quy chế quản lý cụ thể đối với các di sản văn hóa phi vật thể sau khi đƣợc UNESCO công nhận. Xây dựng khung pháp lý về bảo vệ và phát huy các di sản đối với từng loại danh sách:
- Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại; - Di sản văn hóa phi vật thể cần đƣợc bảo vệ khẩn cấp.
Yêu cầu địa phƣơng soạn thảo cam kết, xây dựng chƣơng trình hành động hàng năm về việc bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa phi vật thể sau khi đã đƣợc ghi danh.
Chính phủ Việt Nam cũng phải đảm bảo một chính sách văn hóa chung đối với các di sản văn hóa phi vật thể đã đƣợc thế giới công nhận. Các chính sách văn hóa chỉ phát huy sức mạnh thực tiễn khi chúng thực sự đi vào đời sống xã hội, thông qua hoạt động có tổ chức và đƣợc kiểm soát bởi hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hoàn chỉnh và các quy hoạch, kế hoạch, chƣơng trình mục tiêu quốc gia về văn hóa.
Để công tác quản lý nhà nƣớc về di sản văn hóa phi vật thể đã đƣợc công nhận trên địa bàn tỉnh Phú Thọ ngày càng hiệu quả thì trƣớc hết, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần tiếp tục tích cực, chủ động làm tốt công tác tham mƣu cho tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo, tăng cƣờng công tác quản lý các di sản thế giới trên địa bàn.
UBND tỉnh Phú Thọ cần ban hành quy chế quản lý di sản văn hóa phi vật thể với những điều khoản trong quy chế bao gồm:
- Bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hoá phi vật thể đã đƣợc UNESCO công nhận trên địa bàn tỉnh.
- Tổ chức quản lý di sản văn hóa phi vật thể đã đƣợc công nhận. Quy định nghĩa vụ và trách nhiệm của các tổ chức và cá nhân trực tiếp lƣu giữ di sản. - Thực hiện công tác sƣu tầm, lƣu giữ và phát huy di sản thế giới;
- Giới thiệu sâu rộng với nhiều hình thức tiếp cận về việc phát huy di sản văn hoá phi vật thể đã đƣợc UNESCO công nhận đến mọi ngƣời, mọi tầng lớp xã hội.
- Tổ chức bộ máy quản lý, sƣu tầm, bảo vệ và phát huy các di sản đã đƣợc vinh danh.
- Hàng năm, tổ chức đánh giá và nghiệm thu công tác bảo tồn di sản ở địa phƣơng.
- Quy định trách nhiệm của UBND các cấp: huyện, thị xã; xã, phƣờng, thị trấn.
- Xây dựng khung khen thƣởng và xử phạt rõ ràng đối với việc quản lý di sản.
Chƣơng trình hành động số 382/CTr-UBND ngày 13 tháng 02 năm 2012 của UBND tỉnh Phú Thọ về “Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp - Hát Xoan Phú Thọ (giai đoạn 2012-2015)” đã đạt đƣợc những kết quả to lớn. UBND tỉnh cần xây dựng chƣơng trình hành động cho các giai đoạn tiếp theo khi hát Xoan đƣợc chuyển từ Danh sách cần đƣợc bảo vệ khẩn cấp sang Danh sách đại diện của nhân loại. Các cán bộ quản lý của Phú Thọ cũng cần xây dựng ngay Chƣơng trình hành động bảo vệ di sản Ca trù - di sản văn hóa phi vật thể đã đƣợc UNESCO ghi vào Danh sách cần bảo vệ khẩn cấp từ năm 2009 nhƣng hiện nay vẫn đang bị mai một và quên lãng.
UBND tỉnh Phú Thọ cần ban hành chính sách đãi ngộ chung đối với tất cả các nghệ nhân dân gian - những ngƣời đang trực tiếp nắm giữ bí quyết, có
công bảo vệ, trao truyền và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể. Quyết định số 2743/QĐ-UBND ngày 16/10/2012 của UBND tỉnh Phú Thọ ban hành chỉ là “Quy chế xét tặng danh hiệu Nghệ nhân hát Xoan Phú Thọ”, còn các nghệ nhân của các loại hình di sản khác lại chƣa đƣợc quan tâm đến.
Tỉnh cần đƣa ra chính sách hỗ trợ cụ thể, chi tiết trong từng giai đoạn đối với các câu lạc bộ đang gìn giữ di sản văn hóa, đặc biệt di sản văn hóa phi vật thể đã đƣợc UNESCO công nhận - Ca trù đang bị mai một và có nguy cơ biến mất trên đất Tổ.
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ cần xây dựng ngay Kế hoạch về tổ chức lớp truyền dạy và thực hành hát Ca trù trên địa bàn tỉnh để bảo tồn đƣợc loại hình nghệ thuật bác học này.
Tăng cƣờng nguồn lực cho phát triển văn hóa, xây dựng, bổ sung và hoàn thiện các thiết chế văn hóa. Chú trọng chính sách đầu tƣ, chính sách sử dụng di sản, phát triển các nguồn lực kinh tế, du lịch, văn hóa một cách bền vững; hài hòa giữa bảo tồn, khai thác và phát huy giá trị để di sản mang lại lợi ích cả về tinh thần và vật chất cho xã hội.
Tôn trọng bảo tồn gắn với phát huy giá trị di sản trong đời sống đƣơng đại. Đây là một việc làm hết sức cần thiết, nó đòi hỏi sự quan tâm của toàn xã hội, trong đó có vai trò lãnh đạo của Đảng, Nhà nƣớc và các cấp chính quyền địa phƣơng để các di sản văn hóa phi vật thể của Phú Thọ đã đƣợc UNESCO vinh danh tiếp tục hội tụ và toả sáng, giữ vị trí quan trọng trong kho tàng di sản văn hóa của Việt Nam, đóng góp xứng đáng vào việc giáo dục tình yêu quê hƣơng, đất nƣớc, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và nâng cao đời sống của nhân dân.
Xây dựng một kế hoạch tổng thể quản lý di sản, đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho du khách và ngƣời dân địa phƣơng. Đồng thời tạo dựng mối liên kết giữa di sản vật thể và di sản phi vật thể để tạo
thành sức mạnh tổng hợp, tôn vinh giá trị nổi bật toàn cầu bởi Phú Thọ là địa phƣơng có tới 3 di sản văn hóa phi vật thể đƣợc UNESCO vinh danh. Nguồn lực kinh phí, chất xám cũng đáng đƣợc chú trọng vì thế cần tranh thủ sự ủng hộ, chung sức của nhiều cá nhân, tổ chức trong nƣớc và quốc tế.