Kết quả đạt đƣợc trong công tác quản lý các di sản văn hóa phi vật thể đã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quảnh lý nhà nước về di sản văn hóa phi vật thể đã được UNESCO công nhận trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 77 - 79)

thể đã đƣợc UNESCO công nhận trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Giai đoạn 2011 - 2015, hơn 50 di tích lịch sử - văn hóa - không gian văn hóa bảo tồn và thực hành di sản “Tín ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng”, đƣợc đầu tƣ bảo quản, tu bổ, phục hồi, nhƣ: Đền Mẫu Âu Cơ, đình Lâu Thƣợng, đình Bảo Đà, đình Hữu Bổ Thƣợng, đền Lăng Sƣơng... Nhiều di tích tiêu biểu, không gian văn hóa đƣợc đầu tƣ quy hoạch, tu bổ, tôn tạo đã và đang trở thành những sản phẩm văn hóa hoàn chỉnh, tạo ra những điểm, tuyến du lịch hấp dẫn thu hút du khách trong và ngoài nƣớc, đóng góp vào phát triển du lịch, kinh tế, xã hội ở địa phƣơng, tạo thêm việc làm, nâng cao đời sống nhân dân địa phƣơng. Nhiều hoạt động sinh hoạt văn hóa truyền thống đƣợc phục hồi làm phong phú đời sống tinh thần của cộng đồng. Công tác sƣu tầm, kiểm kê, bảo quản, trƣng bày hiện vật có liên quan về Tín ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng đã có bƣớc chuyển biến rõ rệt, phản ánh đƣợc những nét đặc trƣng của lịch sử, văn hóa vùng đất Tổ.

Đặc biệt, sự phục hồi của hát Xoan rất mạnh mẽ: số lƣợng thành viên ở 4 phƣờng Xoan đều tăng với gần 200 đào, kép, sinh hoạt thƣờng xuyên đủ khả năng trình diễn hát Xoan thờ; 30 Câu lạc bộ hát Xoan với 1.103 ngƣời tham gia sinh hoạt thƣờng xuyên vào các lễ hội, các cuộc liên hoan và các sự kiện văn hóa ở địa phƣơng. Có đến 19 trên 30 đình, miếu nơi có tục lệ hát Xoan đƣợc bảo tồn, tôn tạo, đủ không gian cho trình diễn hát Xoan. Miếu Lãi Lèn, một không gian văn hóa xƣa nhất của hát Xoan bị hủy hoại trong chiến

tranh đã đƣợc phục hồi bằng nguồn ngân sách Nhà nƣớc, trao cho phƣờng Xoan và cộng đồng thôn Phù Đức (xã Kim Đức) quản lý, duy trì sinh hoạt hát Xoan. Tục lệ đón phƣờng Xoan về hát thờ thần khi làng mở hội đã đƣợc phục hồi ở 9 làng. Theo số liệu của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Phú Thọ thì hiện nay gần 90% các trƣờng tiểu học ở thành phố Việt Trì đã chính thức đƣa hát Xoan vào chƣơng trình đào tạo của nhà trƣờng. Trong đó, mỗi năm có ít nhất 4 tiết học bắt buộc về hát Xoan và 1 buổi ngoại khóa giao lƣu với các nghệ nhân hát Xoan.

Ngành Văn hóa cũng đã tham mƣu tổ chức các hoạt động kỷ niệm 10 năm ngày Di sản văn hóa Việt Nam. Xét tặng danh hiệu Nghệ nhân hát Xoan Phú Thọ cho 52 ngƣời; Nhà nƣớc công nhận 19 Nghệ nhân ƣu tú, trong đó tập trung là các Nghệ nhân hát Xoan cổ. Điều này đã đem lại niềm phấn khởi và vinh dự cho những chủ thể văn hóa - “báu vật nhân văn sống” để họ tiếp tục trao truyền, chuyển lửa đam mê cho thế hệ sau. Tổ chức lớp học hát Xoan cộng đồng và lớp Nghệ nhân kế cận tại các xã Kim Đức, Phƣợng Lâu, Hùng Lô (thành phố Việt Trì); tổ chức truyền dạy hát Xoan cho 68 học viên của các huyện, thành, thị; phục dựng lễ hát nƣớc nghĩa đình Đông Chấn (huyện Lâm Thao); cử cán bộ chuyên môn trực tiếp xuống cơ sở để hƣớng dẫn, kiểm tra chặt chẽ theo các quy định hiện hành về tổ chức lễ hội, chỉ đạo các Ban quản lý di tích báo cáo định kỳ với cơ quan chuyên môn về công tác bảo vệ, quản lý di vật, cổ vật và mọi hoạt động liên quan đến di tích.

Ngoài ra, hàng trăm chƣơng trình văn hóa nghệ thuật trong và ngoài tỉnh có các nghệ nhân Hát Xoan tham gia. Toàn bộ quy trình 3 chặng của hát Xoan đƣợc phục hồi, thực hành thƣờng xuyên theo đúng tập tục lƣu truyền trong cộng đồng thuộc hai tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc, tập trung nhất ở 4 phƣờng Xoan: An Thái, Thét, Phù Đức và Kim Đái (Kim Đới). 31 bài của 3 chặng hát Xoan do các nghệ nhân cao tuổi nắm giữ đã đƣợc trao truyền cho

lớp nghệ nhân kế cận, nghệ nhân trẻ và đƣợc tƣ liệu hóa đầy đủ, xuất bản thành băng, đĩa CD, VCD và số hóa. Trong đó có đến 29 trên 31 bài đƣợc thực hành thƣờng xuyên. Phòng trƣng bày chuyên đề, dữ liệu, thƣ mục tại Bảo tàng Hùng Vƣơng, Thƣ viện tỉnh Phú Thọ đã lƣu trữ và giới thiệu hát Xoan. Nhiều công trình nghiên cứu về Hát Xoan Phú Thọ đã đƣợc xuất bản. Hiện nay đã đào tạo đƣợc đội ngũ nghệ nhân kế cận 62 ngƣời là lực lƣợng nòng cốt có thể thay thế cho nghệ nhân cao niên để tiếp tục truyền dạy, bảo vệ và phát huy giá trị hát Xoan cho các thế hệ mai sau.

Tỉnh Phú Thọ đã xây dựng đề án bảo tồn hát Xoan, đề ra và thực hiện chính sách tôn vinh, hỗ trợ nghệ nhân ở các phƣờng Xoan ở Phú Thọ ngay sau khi di sản đƣợc vinh danh. Điều đó đã có ý nghĩa khích lệ to lớn đối với nghệ nhân hát Xoan, đồng thời đóng góp kinh nghiệm thực tiễn cho Nhà nƣớc ban hành các chính sách, phê duyệt đề án, dự án bảo vệ hát Xoan, nhanh chóng đƣa hát Xoan ra khỏi tình trạng cần bảo vệ khẩn cấp.

Từ những thành công bƣớc đầu trong hành trình bền bỉ bảo tồn di sản hát Xoan, ngày 22 tháng 11 năm 2015, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ cho biết, tỉnh Phú Thọ đã chính thức đề nghị các cơ quan chức năng đệ trình hồ sơ, báo cáo UNESCO đƣa hát Xoan ra khỏi danh mục di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp của nhân loại. Nếu đƣợc UNESCO chấp thuận, hát Xoan Phú Thọ sẽ là trƣờng hợp đầu tiên trên thế giới đề nghị đƣợc đƣa ra khỏi tình trạng cần bảo vệ khẩn cấp và chuyển sang Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quảnh lý nhà nước về di sản văn hóa phi vật thể đã được UNESCO công nhận trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)