Tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý các di sản văn hóa phi vật thể đã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quảnh lý nhà nước về di sản văn hóa phi vật thể đã được UNESCO công nhận trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 79 - 89)

thể đã đƣợc UNESCO công nhận trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Sau khi các di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đƣợc công nhận (hát Xoan, Ca trù và Tín ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng) thì một bài toán đặt ra là làm sao để vẫn bảo tồn đƣợc nguyên gốc di sản, mà vẫn phát

huy để nó sống đƣợc trong xã hội hiện đại. Tuy đã dạt đƣợc những thành tựu nhất định trong việc bảo tồn và phát huy các di sản thế giới, nhƣng trong khi quản lý, Phú Thọ vẫn thể hiện những bất cập cần đƣợc giải quyết sớm:

Thứ nhất, Nhà nƣớc và địa phƣơng chƣa có những chính sách đồng bộ để phát huy cả 3 di sản thế giới. Hiện nay, 3 di sản thuộc các bên quản lý khác nhau, điều này đã gây khó khăn trong việc thống nhất quản lý cũng nhƣ chƣa đƣa ra đƣợc các chƣơng trình liên kết và quảng bá tất cả các loại hình di sản. Đặc biệt, các nghệ nhân dân gian - những ngƣời trực tiếp tham gia giữ gìn, bảo tồn, phục dựng và truyền dạy di sản văn hóa tại cộng đồng chƣa nhận đƣợc những chính sách hỗ trợ đầy đủ và dài hạn.

Biểu đồ 2.2: Đánh giá tính hiệu quả của các chính sách đã đƣợc đƣa ra để bảo tồn và phát huy di sản thế giới trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (%)

Theo nhƣ số liệu điều tra xã hội học, khi hỏi đến việc đánh giá hiệu quả của những chính sách đã đƣợc ban hành và thực thi để bảo tồn các di sản thế giới của tỉnh Phú Thọ thì 51% cho rằng bình thƣờng. Công tác bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa phi vật thể đã đƣợc UNESCO công nhận vẫn còn một số hạn chế nhƣ: ở một số địa phƣơng công tác tuyên truyền nâng cao

nhận thức cộng đồng, nhất là một bộ phận thanh thiếu niên về nhận diện giá trị di sản, về trách nhiệm bảo tồn và phát huy di tích lịch sử văn hóa chƣa đƣợc chú ý; việc tu bổ các di tích – không gian văn hóa thực hành di sản chƣa tuân thủ theo quy định của Luật Di sản trong việc tôn trọng giá trị gốc, thiếu sự quy hoạch, thiết kế, chỉ đạo chuyên môn, dẫn đến không ít công trình bị biến dạng. Thậm chí có những di tích đƣợc “đổi mới”, bê tông hóa, vi phạm quy định bảo tồn các di tích lịch sử. Mặc dù đã đƣợc báo chí phát hiện cảnh báo kịp thời, tuy nhiên việc khắc phục còn khó khăn, cần nhiều thời gian và không thể tránh khỏi sự lãng phí không cần thiết. Ngoài ra, nếu chỉ đề cập đến hát Xoan thì mọi ngƣời đánh giá rất cao các chính sách đã đƣợc đƣa ra, từ một loại hình nghệ thuật dân gian gần nhƣ biến mất nhƣng đã đƣợc khôi phục và phát triển mạnh nhƣ hiện nay. Tuy nhiên, khi đánh giá tất cả 3 di sản thế giới thì hầu nhƣ tỉnh đã quên các chính sách dành cho Ca trù, hiện nay di sản này vẫn đang loay hoay tìm hƣớng tự tồn tại. Đã có rất nhiều chuyên gia cảnh báo rằng, nếu tỉnh Phú Thọ không đƣa ra đƣợc các chính sách kịp thời, hợp lý giúp bảo tồn và gìn giữ di sản thì vùng đất Tổ sẽ vĩnh viễn đánh mất Ca trù.

Thứ hai, việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về di sản chƣa đƣợc thực hiện một cách đồng bộ. Tuy rằng tỉnh cũng đã thực hiện rất nhiều biện pháp để tuyên truyền giáo dục về di sản văn hóa nhƣng lại hầu nhƣ tập trung chủ yếu vào hai di sản là Tín ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng và hát Xoan mà quên mất các di sản khác, đó là Ca trù. Dù Ca trù đã đƣợc UNESCO công nhận và đƣa vào Danh sách cần đƣợc bảo vệ khẩn cấp từ năm 2009 và có đến 14 địa phƣơng trên cả nƣớc đƣợc ghi nhận, nhƣng nhiều năm trở lại đây, không chỉ riêng Phú Thọ mà còn ở nhiều nơi khác, Ca trù hầu nhƣ đã bị quên lãng. Điều này đã đặt ra một câu hỏi lớn cho các nhà quản lý là tại sao lại để xẩy ra tình trạng này. Ngay nhƣ ở Phú Thọ, việc tuyên truyền, quảng bá Ca trù là một di sản văn hóa phi vật thể của địa phƣơng đã đƣợc UNESCO công nhận cũng

không đƣợc thực hiện thƣờng xuyên và rộng rãi, dẫn đến việc rất ít ngƣời dân địa phƣơng biết rằng tỉnh mình có di sản Ca trù.

Biểu đồ 2.3: Số liệu khảo sát sự hiểu biết về số lƣợng di sản văn hóa phi vật thể đã đƣợc UNESCO công nhận của tỉnh Phú Thọ

Theo số liệu khảo sát thực tế của các cấp quản lý từ trung ƣơng đến địa phƣơng, các chuyên gia và ngƣời dân thì chỉ có 29/100 ngƣời (29%) biết ở Phú Thọ có 3 loại hình di sản văn hóa phi vật thể đã đƣợc UNESCO công nhận đó là: hát Ca trù của ngƣời Việt, hát Xoan Phú Thọ và Tín ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng. Còn lại, có đến 71/100 ngƣời không biết ở Phú Thọ cũng có Ca trù và Ca trù cũng là một trong các di sản văn hóa phi vật thể của tỉnh. Điều này đã đặt ra một câu hỏi về việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về các di sản thế giới trên địa bàn tỉnh. Nếu nhƣ hát Xoan đƣợc tỉnh và Sở đầu tƣ rất nhiều và xây dựng chƣơng trình tuyên truyền, giáo dục hiệu quả để mong di sản hát Xoan lan tỏa đi cả nƣớc cũng nhƣ đƣa hát Xoan ra khỏi tình trạng cần đƣợc bảo vệ khẩn cấp, thì công tác giáo dục cũng nhƣ phổ biến Ca trù còn nhiều yếu kém. Ngƣời dân ở chính thành phố Việt Trì - nơi có cộng đồng

đang lƣu giữ di sản cũng nhƣ các Câu lạc bộ Ca trù, thì cũng gần nhƣ không biết Phú Thọ đƣợc vinh danh Ca trù. Chỉ có một bộ phận nhỏ các cán bộ quản lý văn hóa và đặc biệt là hai câu lạc bộ Ca trù trên đại bàn tỉnh mới biết Phú Thọ là một trong 14 địa phƣơng đƣợc UNESCO công nhận Ca trù.

Thêm vào đó, một nguyên nhân quan trọng đó là do các nghệ nhân biết Ca trù tuổi đều đã cao hoặc đã qua đời, những ngƣời hiểu và hát đƣợc Ca trù tại Phú Thọ hiện còn rất ít. Trƣớc nguy cơ mai một của Ca trù, năm 2006, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Phú Thọ đã tổ chức đƣợc 2 lớp học hát cho 20 diễn viên các đoàn nghệ thuật của tỉnh và 50 học viên yêu nghệ thuật hát Ca trù tại các xã, phƣờng trên địa bàn. Đến năm 2010, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Phú Thọ đã thành lập một Câu lạc bộ Ca trù, tuy nhiên Câu lạc bộ này khó thu hút đƣợc sự quan tâm của lớp trẻ, hoạt động cầm chừng, vài ba buổi một năm. Câu lạc bộ Ca trù thứ hai là Câu lạc bộ Ca trù Việt Trì gồm 26 thành viên, lực lƣợng chủ yếu là một số nghệ sỹ của các đoàn nghệ thuật trong và ngoài tỉnh cùng các đào Xoan thuộc làng Xoan An Thái (xã Phƣợng Lâu, Việt Trì). Câu lạc bộ Ca trù Việt Trì đã 3 lần mời Nghệ sĩ ƣu tú Kim Đức “Địa chỉ Văn hoá Ca trù Tràng An, Hà Nội” về truyền nghề, đồng thời đƣa các kép, đào về Hà Nội tham gia các lớp bồi dƣỡng, nâng cao, cũng nhƣ tham gia các đợt liên hoan Ca trù toàn quốc do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức. Nhƣng “hiệu ứng di sản” thuần túy không nuôi nổi Ca trù, sự tồn tại của các câu lạc bộ mỗi lúc càng trở nên lỏng lẻo vì thiếu vắng khán giả và thiếu nguồn kế cận để tiếp tục duy trì hoạt động.

Thứ ba, việc thanh tra, kiểm tra và xử lý sai phạm đã không đƣợc các cán bộ quản lý địa phƣơng thực hiện nghiêm ngặt và cụ thể. Ở một số địa phƣơng, việc khôi phục lễ hội còn thiếu kinh nghiệm nên dẫn đến tình trạng tổ chức lễ hội chƣa đúng nghi thức cổ truyền, cá biệt còn rƣờm rà, kém hiệu quả, chƣa tạo sức hấp dẫn với đông đảo nhân dân; việc tổ chức lễ hội chƣa kết

hợp đƣợc với các hoạt động dịch vụ du lịch, chƣa có những sản phẩm truyền thống mang đặc trƣng vùng đất Tổ phục vụ du khách. Hiểu biết về cách thức thực hành Tín ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng của những ngƣời trực tiếp thực hành còn nhiều hạn chế, bất cập và không đầy đủ, thiếu bài bản. Chủ yếu là bắt chƣớc, sao chép lẫn nhau giữa lễ hội này với lễ hội khác để áp dụng một cách vô thức, thiếu căn cứ và không chọn lọc các nghi thức phù hợp với lễ hội. Xuất hiện xu hƣớng nhà nƣớc hóa, hiện đại hóa Tín ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng, chính quyền địa phƣơng không hiểu biết về di sản mà lại tham gia chỉ đạo làm cho các nghi thức bị sai lệch, sao chép mất đi bản sắc riêng và tách di sản ra khỏi không gian văn hóa của nó.

Thứ tƣ, đội ngũ cán bộ văn hoá từ cấp huyện đến cấp xã còn hạn chế nhất định về năng lực hƣớng dẫn, tổ chức, phục dựng các hoạt động văn hoá dân gian; bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể. Các di sản văn hóa phi vật thể đƣợc sinh ra từ cộng đồng nên để duy trì nó phải gắn với cộng đồng, gắn với không gian văn hóa bao đời nay, nhƣng điều này rất khó nếu muốn quảng bá các di sản ra xa hơn. Nếu nhà quản lý phó mặc hết cho cộng đồng tự gìn giữ di sản thì sẽ dẫn đến những sai lệch, làm biến đổi, méo mó di sản. Nếu nhà quản lý không nắm đƣợc về di sản, không có sự hiểu biết và đam mê muốn bảo vệ nguyên gốc di sản thì có thể dẫn đến tình trạng đƣa di sản vào khai thác du lịch quá đà, làm biến đổi, lai tạp, cải biên, làm biến mất những giá trị tốt đẹp của di sản văn hóa phi vật thể sau khi đã đƣợc công nhận. Cán bộ ở địa phƣơng chuyên về quản lý văn hóa hiện nay tuy đã đƣợc tỉnh quan tâm tạo điều kiện, thƣờng xuyên mở các lớp trau dồi kiến thức về di sản cũng nhƣ các phƣơng pháp bảo vệ di sản nhƣng vẫn còn thiếu và mỏng, không có nhiệt huyết và chƣa đƣợc đào tạo bài bản về di sản văn hóa phi vật thể, đặc biệt là những di sản đã đƣợc UNESCO công nhận, đƣợc toàn thế giới biết đến, trở thành một phần biểu tƣợng của văn hóa Việt Nam.

Ví dụ điển hình nhƣ loại hình di sản Ca trù. Để bảo tồn và gìn giữ di sản Ca trù trên đất Tổ thì từ ngay sau ngày Ca trù đƣợc UNESCO công nhận, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ đã đƣa ra một loạt các chính sách và biện pháp để khôi phục và phát huy di sản này, tuy nhiên, đây mới chỉ là những giải pháp mang tính cấp thiết nhằm khẩn trƣơng bảo tồn Ca trù. Đặc biệt, đối với các loại hình nghệ thuật bác học nhƣ Ca trù thì việc bảo vệ và phát huy là rất khó khăn. Có thể dễ dàng nhận thấy rằng, rất ít ngƣời biết Phú Thọ cũng đƣợc ghi nhận là địa phƣơng có di sản Ca trù. Ngay cả các cấp quản lý di sản văn hóa ở các địa phƣơng cũng không hiểu rõ về Ca trù, cho nên đã bộc lộ rõ sự lúng túng trong việc bảo tồn. Nếu hát Xoan có đặc điểm là một thể loại âm nhạc dân gian khu biệt trong bốn phƣờng Xoan của Phú Thọ, gắn với địa phƣơng, và chỉ gắn với tục thờ thành hoàng làng, rất giản dị và cấp độ nghệ thuật rất đơn giản, dễ học thì Ca trù là một loại hình nghệ thuật chuyên nghiệp, đã hình thành từ 1000 năm nay và cấp độ nghệ thuật ở bậc cao nhất trong âm nhạc cổ truyền. Số lƣợng bài hát, làn điệu, phƣơng pháp và giai điệu vận hành đƣợc cho là khó bậc nhất, vì thế để bảo tồn Ca trù càng khó khăn. Việc đào tạo lớp kế cận đòi hỏi phải có thời gian, quy trình nghiêm ngặt và lâu dài. Ca trù không phải là văn hóa bình dân, ca từ và giai điệu của nó rất bác học đòi hỏi sự truyền dạy từ các nghệ nhân. Một điều cấp bách đó là các nghệ nhân cao tuổi của Phú Thọ hiện nay hầu hết đã không còn. Những tinh hoa và đặc trƣng của Ca trù ở Phú Thọ đã bị mai một và càng ngày càng khó khôi phục khi chính những ngƣời lƣu giữ di sản đã ra đi. Thêm vào đó, không gian trình diễn, sinh hoạt của Ca trù cũng không thể diễn ra ở mọi lúc mọi nơi mà có những yêu cầu riêng. Chính vì vậy, để bảo tồn Ca trù thì chính các nhà quản lý phải rất linh hoạt cũng nhƣ am hiểu về hình thức nghệ thuật này.

Thứ năm, cấp uỷ, chính quyền một số nơi chƣa nhận thức sâu sắc đƣợc vị trí, vai trò và tầm quan trọng của di sản văn hóa, đặc biệt là di sản văn hóa

phi vật thể trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế. Việc đuổi theo lợi ích kinh tế nhiều lúc đã gây ra những ảnh hƣởng xấu đến việc bảo tồn nguyên gốc các di sản.

Thứ sáu, nguồn kinh phí, phƣơng tiện, kỹ thuật, con ngƣời để đầu tƣ, bố trí cho hoạt động bảo tồn, khai thác còn nhiều hạn chế. Đặc biệt, việc thiếu nguồn vốn và sự đầu tƣ chƣa đúng đắn đã gây ra những khó khăn trong việc quản lý các di sản, đặc biệt với các di sản cần đƣợc bảo vệ khẩn cấp nhƣ hát Xoan và Ca trù. Hiệu ứng di sản thuần túy sẽ không thể tự nuôi nổi nó, nếu không có các hoạt động hỗ trợ từ nhiều nguồn khác nhau. Để quản lý các di sản này cần có sự đầu tƣ lâu dài và kế hoạch cụ thể, chi tiết nếu không sẽ dẫn đến tình trạng “đầu voi đuôi chuột”, khôi phục xong lại để mai một, điển hình nhƣ trƣờng hợp Ca trù hiện nay. 100 90 80 59 72 70 60 47 50 40 30 23 20 7 10 0

Ban hành thêm T ăng cƣờng đội Hỗ trợ kinh phí T uyên truyền giáoÝ kiến khác các chính sách ngũ quản lý dục

Biểu đồ 2.4: Các phƣơng án nâng cao chất lƣợng quản lý di sản thế giới trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (%)

Kết quả phƣơng pháp điều tra xã hội học cũng cho thấy, để bảo tồn và phát huy đƣợc các loại hình di sản văn hóa phi vật thể sau khi đƣợc công nhận

cho rằng cần phải huy động hiệu quả các nguồn vốn để tăng cƣờng hỗ trợ cho các cộng đồng đang gìn giữ di sản.

Theo bà Nguyễn Thị Thanh Hoa - cán bộ quản lý văn hóa xã Kim Đức đã đƣợc 6 năm (nơi có đến 3 làng Xoan cổ) thì: “Sau khi di sản hát Xoan được UNESCO công nhận, Nhà nước, tỉnh và thành phố đã có những sự hỗ trợ nhất định. Mỗi một năm, tỉnh hỗ trợ cho các phường Xoan là 30 triệu, thành phố hỗ trợ là 25 triệu để làm kinh phí hoạt động và phục vụ mua các trang thiết bị cần thiết. Các chính sách của tỉnh và thành phố trước hết đã động viên tinh thần cho các nghệ nhân cũng như phường Xoan, nhưng chưa thực sự được đầy đủ”.

Theo bà Nguyễn Thị Nga, trùm phƣờng Xoan Thét, xã Kim Đái (Kim Đới) - một trong bốn phƣờng Xoan gốc cho biết: “Nhà nước, tỉnh, thành phố đã có sự quan tâm đến hát Xoan, phường Xoan rất phấn khởi. Nhưng trong thời gian tới, để tiếp tục duy trì được hát Xoan thì cần liên tục đào tạo các lớp cháu nhỏ, lớp kế cận…, để có thể lan tỏa Xoan đi khắp nơi. Rất mong có một nguồn kinh phí hỗ trợ thường xuyên cho hoạt động của các phường Xoan, vì chỉ có các phường Xoan gốc mới là nơi lưu giữ và truyền dạy được đầy đủ chính xác các làn điệu cổ”.

Bảo vệ sao cho đúng thì mới phát huy và gìn giữ đƣợc những bản sắc của di sản cho con cháu đời sau, đồng thời giúp thúc đẩy kinh tế và du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quảnh lý nhà nước về di sản văn hóa phi vật thể đã được UNESCO công nhận trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 79 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)