3.1. QUAN ĐIỂM, PHƢƠNG HƢỚNG VÀ MỤC TIÊU QUẢN LÝNHÀ NƢỚC VỀ DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ ĐÃ ĐƢỢC NHÀ NƢỚC VỀ DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ ĐÃ ĐƢỢC UNESCO CÔNG NHẬN
3.1.1. Quan điểm của Đảng về quản lý các di sản văn hóa phi vật thể đãđƣợc UNESCO công nhận đƣợc UNESCO công nhận
Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa là một chính sách lớn, xuyên suốt của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nƣớc ta. Quan điểm đó đã đƣợc thể hiện rất rõ trong nhiều văn kiện quan trọng.
Đề cƣơng văn hóaViệt Nam (1943) chỉ rõ: “Mặt trận văn hóa là một trong ba mặt trận (chính trị, kinh tế, văn hóa)”; “Không phải chỉ làm cách mạng chính trị mà còn phải làm cách mạng văn hóa…”; “Có lãnh đạo được phong trào văn hóa, Đảng mới ảnh hưởng được dư luận, việc tuyên truyền của Đảng mới có hiệu quả”.[12, tr.316]
“Đề cương văn hóa năm 1943 được xem như tuyên ngôn văn hóa Mác – xít chính thức của Đảng Cộng sản Việt Nam. Nội dung của Đề cương đã khẳng định vai trò của Đảng trong lĩnh vực văn hóa.”[28, tr.106]
Ngày 23 tháng 11 năm 1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 65/SL “Xét rằng việc bảo tồn cổ tịch là việc rất cần trong công cuộc kiến thiết nước Việt Nam”.[5] Nghị quyết Trung ƣơng 5 (khóa VIII) về Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, sau 15 năm thực hiện, đã ghi nhận: sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa, con ngƣời Việt Nam đã có chuyển biến tích cực, đạt kết quả quan trọng. Nhiều di sản văn hóa
phi vật thể đƣợc bảo tồn, tôn tạo; nhiều phong tục, tập quán của đồng bào dân tộc thiểu số đƣợc nghiên cứu, sƣu tầm và phục dựng; hoạt động tín ngƣỡng, tôn giáo và sinh hoạt văn hóa tâm linh của nhân dân đƣợc quan tâm. Công tác quản lý nhà nƣớc về văn hóa đƣợc tăng cƣờng, thể chế văn hóa từng bƣớc đƣợc hoàn thiện.
Tại văn bản số 4739/KG-TW ngày 26/8/1994, Thủ tƣớng Chính phủ đã cho phép Bộ Văn hóa thông tin triển khai Chƣơng trình Mục tiêu Quốc gia về văn hóa, bao gồm mục tiêu Chống xuống cấp và tôn tạo di tích, Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể. Chƣơng trình này đã thu đƣợc những thành tựu đáng kể trong công cuộc bảo tồn di sản văn hóa của Việt Nam.
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa XI (Nghị quyết số 33-NQ/TW) về “xây dựng và phát triển văn hóa, co
- -
quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc vì mục tiêu dân giàu, nƣớc mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.”. Trong phần nhiệm vụ, điều 4- Nâng cao chất lƣợng, hiệu quả hoạt động văn hóa, có nêu: “Huy động sức mạnh của toàn xã hội nhằm bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống, khích lệ sáng tạo các giá trị văn hóa mới, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, làm giàu văn hóa dân tộc. Xây dựng cơ chế để giải quyết hợp lý, hài hòa giữa bảo tồn, phát huy di sản văn hóa với phát triển kinh tế - xã hội. Phục hồi và bảo tồn một số loại hình nghệ thuật truyền thống có nguy cơ mai một. Phát huy các di sản được UNESCO công nhận, góp phần quảng bá hình ảnh đất nước và con người Việt Nam.”[14]
Trong sự nghiệp đổi mới hiện nay, cùng với quá trình đặt trọng tâm vào đổi mới về kinh tế, phát triển kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định đƣờng lối xây dựng một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Quan điểm này đánh dấu sự phát triển tƣ duy lý luận của Đảng, đồng thời cũng là kết quả tổng kết thực tiễn xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam trong suốt quá trình lãnh đạo của Đảng.
Cƣơng lĩnh xây dựng đất nƣớc trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội đƣợc thông qua tại Đại hội lần thứ VII (6-1991) đã xác định nền văn hóa tiên tiến và đậm đà bản sắc dân tộc là một trong sáu đặc trƣng cơ bản của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Nhƣ vậy, nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc vừa là mục tiêu phấn đấu, vừa là một nhiệm vụ trọng yếu trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa VIII đã ra nghị quyết riêng về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng tiếp tục khẳng định rõ ràng rằng: “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội”[13, tr.114]
Quan điểm về bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể của Đảng có vai trò rất quan trọng vì nó tạo tiền đề cho việc hoạch định các cơ chế, chính sách và ban hành các quyết định liên quan tới các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản. Quan điểm đúng đắn về bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể đƣợc UNESCO công nhận cũng sẽ có tác dụng tích cực thúc đẩy quá trình phát triển đất nƣớc và hội nhập quốc tế.
Quan điểm bảo tồn di sản văn hóa trong chiến lƣợc phát triển văn hóa đến năm 2020 đƣợc thiết kế dựa trên cơ sở 5 quan điểm cơ bản chỉ đạo sự
nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam đã đƣợc xác định rõ trong Nghị quyết Trung ƣơng 5 (khóa VIII) của Đảng: “Di sản văn hóa là tài sản vô giá, gắn kết cộng đồng dân tộc, là cốt lõi của bản sắc dân tộc, cơ sở để sáng tạo những giá trị mới và giao lưu văn hóa. Hết sức coi trọng bảo tồn, kế thừa, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống (bác học và dân gian), văn hóa cách mạng, bao gồm cả văn hóa vật thể và phi vật thể” [11, tr.63]
Qua đó ta thấy, 5 quan điểm cơ bản chỉ đạo phát triển văn hóa của Việt Nam là tƣơng đối thống nhất với các quan điểm về chính sách văn hóa mà nhiều quốc gia khác cũng đang theo đuổi. Đó là: “gắn văn hóa với hệ tưtưởng - chính trị; văn hóa thể hiện đặc trưng dân tộc; sản phẩm văn hóa là một loại hàng hóa” [3, tr.53]
Với nhận thức nhƣ trên, trong quá trình xây dựng chiến lƣợc phát triển văn hóa đến năm 2020, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã nghiên cứu và vận dụng sáng tạo 5 quan điểm chỉ đạo của Nghị quyết Trung ƣơng 5 (khóa VIII) và xác định rõ các nhiệm vụ trọng tâm cần thực hiện, trong đó có nhiệm vụ bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc. Trong việc phát huy di sản văn hóa thì việc bảo vệ và quảng bá các di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam mà đã đƣợc UNESCO công nhận là rất quan trọng và cần thiết. Các di sản sau khi đƣợc ghi danh đã trở thành một biểu tƣợng của đất nƣớc, giúp thúc đẩy các hoạt động phát triển kinh tế và du lịch bền vững. Với vai trò quan trọng nhƣ vậy mà để bảo tồn và phát huy các di sản này, cơ quan quản lý cần:
- Tiếp tục sƣu tầm, xây dựng ngân hàng dữ liệu về các di sản văn hóa phi vật thể đã đƣợc công nhận.
- Đầu tƣ trang thiết bị kỹ thuật hiện đại để bảo quản, giữ gìn lâu dài tài liệu, hiện vật tại các bảo tàng, cơ quan lƣu trữ tƣ liệu lịch sử, văn hóa, nghệ thuật ở trung ƣơng và địa phƣơng.
- Thực hiện các hình thức tôn vinh nghệ sĩ, nghệ nhân tiêu biểu và đƣa ra cơ chế chính sách để khuyến khích các nghệ nhân phổ biến, truyền dạy nghề cho các thế hệ sau.
- Tuyên truyền, quảng bá về các di sản thế giới mà Việt Nam đang có, khơi dậy lòng tự hào dân tộc và trách nhiệm của ngƣời dân trong việc bảo vệ di sản phi vật thể.
Nhƣ vậy, với tƣ cách là nhiệm vụ then chốt trong chiến lƣợc phát triển văn hóa đến năm 2020, các hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ di sản văn hóa