con người trong lĩnh vực tư pháp nói chung cũng như quyền bất khả xâm phạm về thân thể trong hoạt động điều tra các vụ án hình sự có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh thực hiện chủ trương cải cách tư pháp và xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam.
1.2.4. Nội dung của quyền bất khả xâm phạm về thân thể trong hoạt động điều tra các vụ án hình sự điều tra các vụ án hình sự
Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân đã được nêu ra trong Tuyên ngôn độc lập Hoa Kì (1776), Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền Pháp (1789), Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền của Liên hợp quốc và Tuyên ngôn độc lập 2/9/1945 của Việt Nam. Xuất phát từ tầm quan trọng của việc bảo đảm quyền con người, quyền công dân Điều 71 Hiến pháp 1992 của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam quy định:
Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm. Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Toà án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp
phạm tội quả tang. Việc bắt và giam giữ người phải đúng pháp luật. Nghiêm cấm mọi hành vi truy bức, nhục hình xúc phạm danh dự, nhân phẩm của công dân.
Điều 72 Hiến pháp 1992 cũng nhấn mạnh:
Người bị bắt, bị giam giữ, bị truy tố, xét xử trái pháp luật có quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất và phục hồi danh dự. Người làm trái pháp luật trong việc bắt, giam giữ, truy tố, xét xử gây thiệt hại cho người khác phải bị xử lý nghiêm minh.
Những quy định trên của Hiến pháp nhằm ngăn ngừa sự vi phạm quyền con người, quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền được bảo vệ nhân phẩm, danh dự của công dân từ phía các cơ quan, cán bộ nhà nước.
Quyền bất khả xâm phạm về thân thể được quy định tại Điều 20 của Hiến pháp năm 2013:
- Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể,
được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.
- Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án
nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt, giam, giữ người do luật định.
Khoản 5 Điều 31 Hiến pháp năm 2013 ghi nhận:
Người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án trái pháp luật có quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự. Người vi phạm pháp luật trong việc bắt, giam, giữ,
khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án gây thiệt hại cho người khác phải bị xử lý theo pháp luật
Trên cơ sở Hiến pháp, Bộ Luật Tố tụng Hình sự năm 2003, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 coi quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân là một trong những nguyên tắc cơ bản. Các quy định về bắt người, tạm giữ, tạm giam là một trong các quy định nhằm bảo vệ quyền con người, quyền công dân.
Qua các quy định của pháp luật nêu trên có thể rút ra nội dung quyền bất khả xâm phạm về thân thể của con người nói chung và trong hoạt động điều tra các vụ án hình sự nói riêng như sau:
Thứ nhất, mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.
Nội dung này bao gồm các vấn đề cụ thể sau đây:
- Để tôn trọng quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân, Nhà
nước quy định chỉ trong trường hợp phạm tội quả tang thì công dân mới bị bắt.
Trong các trường hợp khác, nếu muốn bắt giữ một người chỉ khi có quyết định của Tòa án hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát. Khi tiến hành bắt và giam giữ một ai đó thì phải tuân theo những quy trình đã được pháp luật quy định, làm trái hay thiếu sót một trình tự thì việc bắt và giam giữ người ấy sẽ là hành vi trái pháp luật và nếu dẫn tới hậu quả nghiêm trọng có thể bị xử lý về hình sự.
- Không một ai, dù ở cương vị nào có quyền tra tấn, dùng bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm đến thân thể
của người khác dù người đó là công dân bình thường hay người phạm tội. Khi một người bị bắt hay giam giữ thì quyền công dân hay các quyền cơ bản khác của con người vẫn được pháp luật bảo vệ và yêu cầu các cá nhân, tổ chức
khác tôn trọng. Do đó mọi hình thức truy bức, nhục hình đối với người bị bắt, giam giữ đều bị nghiêm cấm và nếu trong trường hợp dẫn tới hậu quả nghiêm trọng thì người có hành vi đó có thể bị xử lý về hình sự để đảm bảo tính răn đe của pháp luật. Theo quy định của pháp luật, bất kỳ người nào, bao gồm cả những người đang thi hành công vụ cũng không được truy bức, nhục hình với những người đang bị tạm giam, tạm giữ, tù nhân. Mặt khác, việc tiến hành khám người theo thủ tục tố tụng hình sự hay hành chính cũng phải tuân theo quy định của pháp luật.
- Không một ai, dù ở cương vị nào có quyền tự ý bắt và giam, giữ
người vì lý do không chính đáng hoặc do nghi ngờ không có căn cứ; việc, bắt, giam, giữ người phải theo đúng quy định của pháp luật.
Pháp luật cũng quy định, mọi hành vi xâm phạm thân thể, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm đều bị xử lý theo pháp luật. Người bị hại, người làm chứng và người tham gia tố tụng khác cũng như người thân thích của họ mà bị đe dọa đến tính mạng thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải áp dụng những biện pháp cần thiết để bảo vệ theo quy định của pháp luật. Nguyên tắc này đã được cụ thể hóa một bước đối với người làm chứng. Theo đó, người làm chứng có quyền yêu cầu cơ quan triệu tập họ bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của mình khi tham gia tố tụng.
Thứ hai, người bị bắt, tạm giữ, tạm giam trái pháp luật có quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự. Người vi phạm pháp luật trong việc bắt, giam, giữ, xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể, gây thiệt hại cho người khác phải bị xử lý theo pháp luật.
Một trong những bảo đảm quan trọng cho việc tôn trọng và bảo vệ các quyền con người là việc phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm các quyền đó. Pháp luật Việt Nam đã quy định vấn đề bồi thường cho
những nạn nhân bị oan sai trong hoạt động tố tụng. Điều 72 Hiến pháp 1992 lần đầu tiên quy định: “Người bị bắt, bị giam giữ, bị truy tố, xét xử trái pháp luật có quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất và phục hồi danh dự. Người làm trái pháp luật trong việc bắt, giam giữ, truy tố, xét xử gây thiệt hại cho người khác phải bị xử lý nghiêm minh”. Quy định này tiếp tục được khẳng định và cụ thể hóa hơn trong khoản 5 Điều 31 Hiến pháp 2013, theo đó, những người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án trái pháp luật có quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự; đồng thời những người vi phạm pháp luật trong việc bắt, giam, giữ, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án gây thiệt hại cho người khác phải bị xử lý theo pháp luật. Vấn đề bồi thường oan sai trong tố tụng hình sự cũng được đề cập trong Điều 24; Điều 29; Điều 30 BLTTHS năm 2003; Điều 31 B L T T H S n ă m 2 0 1 5 và Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước năm 2009.
Quy định về bồi thường thiệt hại thể hiện trách nhiệm của Nhà nước (thông qua cơ quan tiến hành tố tụng) trước công dân trong trường hợp cơ quan, người tiến hành tố tụng làm oan người không có tội hoặc gây thiệt hại cho công dân. Quy định này không chỉ nâng cao trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trong việc giải quyết vụ án hình sự, mà còn là biện pháp để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân trong tố tụng hình sự, lĩnh vực mà quyền con người có nguy cơ bị xâm phạm rất cao.
Điều 29 BLTTHS quy định bảo đảm quyền được bồi thường thiệt hại và phục hồi danh dự, quyền lợi của người bị oan. Điều luật khẳng định: người bị oan do người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra có quyền được bồi thường thiệt hại và phục hồi danh dự, quyền lợi.
Đồng thời, điều luật cũng quy định cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng đã làm oan có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại và phục hồi danh dự,
quyền lợi cho người bị oan; người đã gây thiệt hại có trách nhiệm bồi hoàn cho cơ quan đã thực hiện việc bồi thường.
Điều 30 BLTTHS năm 2003 quy định bảo đảm quyền được bồi thường của người bị thiệt hại do cơ quan hoặc người có thẩm quyền tiến hành tố tụng gây ra. Điều luật quy định: người bị thiệt hại do cơ quan hoặc người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra có quyền được bồi thường thiệt hại.
Đồng thời, điều luật cũng quy định trong các trường hợp đó, cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại; người đã gây thiệt hại có trách nhiệm bồi hoàn cho cơ quan đã thực hiện việc bồi thường.
Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, các biện pháp xử lý bao gồm: - Xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức;
- Xử phạt hành chính;
- Bồi thường thiệt hại và phục hồi quyền, lợi ích bị xâm hại;
- Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các hành vi vi phạm nghiêm trọng quyền con người được BLHS quy định là tội phạm.
Việc xử lý nghiêm minh, có hiệu quả các vi phạm quyền con người đòi hỏi một cơ chế tố tụng cụ thể, công khai, khách quan. Hiện nay, việc xử lý các vi phạm quyền con người được thực hiện bằng biện pháp tổ chức, bằng thủ tục hành chính và bằng thủ tục tố tụng tư pháp.
1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng và các điều kiện bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về thân thể trong hoạt động điều tra các vụ án hình sự
1.3.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể trong hoạt động điều tra các vụ án hình sự trong hoạt động điều tra các vụ án hình sự
Thứ nhất, yếu tố chính trị
Chính trị là một thành tố hết sức quan trọng của kiến trúc thượng tầng xã hội. Về mặt bản chất, chính trị là hoạt động liên quan đến quyền lợi giai
cấp, đến chính quyền nhà nước. Vấn đề cơ bản nhất trong chính trị là chính quyền, là thực hiện quyền lực nhà nước. Thể chế chính trị luôn giữ vai trò định hướng, chi phối toàn bộ các hoạt động trong xã hội. Hệ thống pháp luật được xây dựng trên nền tảng của hệ thống chính trị. Chính trị giữ vai trò chỉ đạo đối với nội dung và phương hướng phát triển của pháp luật.
Chính vì thế, yếu tố chính trị có ảnh hưởng mạnh mẽ quyền bất khả xâm phạm về thân thể trong hoạt động điều tra các vụ án hình sự. Nó tác động trực tiếp và mạnh mẽ đến xã hội trên nhiều phương diện. Trong lĩnh vực bảo vệ quyền con người, chính trị có vai trò vô cùng to lớn. Với tư cách là sản phẩm của lịch sử, con người luôn mang trong nó những đặc trưng, dấu ấn của thời đại mà nó đang sống đồng thời chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các thể chế chính trị - xã hội nhất định.
Đảng cộng sản Việt Nam có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người. Việc bảo vệ, thúc đẩy quyền con người của Đảng được thể hiện thông qua việc đề ra các chủ trương, đường lối, chính sách phát triển đất nước. Đảng cộng sản Việt Nam luôn coi con người là mục tiêu, động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội. Trên cơ sở những chủ trương, định hướng của Đảng, các chủ thể của hệ thống chính trị xây dựng các quy tắc, cơ chế, chính sách để đảm bảo quyền con người trong đó có quyền bất khả xâm phạm về thân thể. Hệ thống chính trị (bao gồm Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân, các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội…) là những chủ thể thúc đẩy và đảm bảo quyền con người. Sự quan tâm chú trọng của Đảng cộng sản Việt Nam về phát triển quyền con người, sự phối hợp chặt chẽ và đồng bộ giữa ba nhánh quyền lực nhà nước và sự đổi mới hệ thống chính trị theo hướng dân chủ là yếu tố ảnh hưởng đến việc bảo vệ quyền con người nói chung và quyền bất khả xâm phạm trong hoạt động điều tra các vụ án hình sự hiện nay.
Thứ hai, yếu tố kinh tế
Đứng trên lập trường chủ nghĩa duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mac – Lê nin, trong mối quan hệ giữa kinh tế và pháp luật thì điều kiện kinh tế, các quan hệ kinh tế quyết định trực tiếp sự ra đời của pháp luật, đồng thời quyết định toàn bộ nội dung, hình thức, cơ cấu và sự phát triển của nó. Các-Mác đã viết: "Trong thời đại nào cũng thế, chính là vua chúa phải phục tùng những điều kiện kinh tế, chứ không bao giờ vua chúa ra lệnh cho những điều kiện kinh tế được. Chẳng qua chế độ pháp luật về chính trị, cũng như về dân sự chỉ là cái việc nói lên, ghi chép lại quyền lực của những quan hệ kinh tế" .
Mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội, giữa cơ sở kinh tế và kiến trúc thượng tầng, thường nhấn mạnh đến vai trò quyết định của yếu tố kinh tế, của sản xuất vật chất đối với sự phát triển các lĩnh vực khác của đời sống xã hội. C.Mác đã phát hiện ra quy luật chung, cơ bản của lịch sử: Hoạt động sản xuất vật chất, hoạt động kinh tế là cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của mỗi xã hội. Sự sản xuất xã hội bao gồm sản xuất vật chất, sản xuất tinh thần và sản xuất ra bản thân con người. Ba quá trình này không tách biệt nhau mà liên hệ rất mật thiết, trong đó sản xuất vật chất, hoạt động kinh tế là cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của xã hội, của con người và xét đến cùng, quy định toàn bộ sự vận động và biến đổi đời sống xã hội.
Quyền bất khả xâm phạm về thân thể trong hoạt động điều tra các vụ án hình sự ở Việt Nam hiện nay cũng không nằm ngoài quy luật đó. Kinh tế phát triển, nguồn thu ngân sách nhà nước ngày càng tăng cũng là động lực rất quan trọng thúc đẩy và bảo vệ quyền bất khả xâm phạm về thân thể trong hoạt động điều tra các vụ án hình sự.
Thứ ba, năng lực lập pháp, lập quy của các chủ thể xây dựng, ban hành pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về thân thể trong hoạt động điều tra các vụ án hình sự
Hoạt động xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật nói