các vụ án hình sự, hoàn thiện chế độ trách nhiệm của người tiến hành tố tụng
Bảo đảm quyền con người nói chung và quyền bất khả xâm phạm về thân thể đòi hỏi phải có cơ chế giám sát chặt chẽ việc áp dụng biện pháp bắt bị can, bị cáo để tạm giam nhằm đảm bảo bắt đúng người đúng đối tượng, tránh tình trạng bắt tràn lan, không cần thiết, bắt để tạm giam nhưng không đủ điều kiện cần thiết để tạm giam.
Điều 84 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 Biên bản về việc bắt người và Điều 114 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 Biên bản về việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp, biên bản bắt người quy định: Người thi hành lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp; lệnh hoặc quyết định bắt trong mọi trường hợp đều phải lập biên bản...Tuy vậy đây mới chỉ là điều kiện cần mà còn thiếu điều kiện đủ; Luật mới chỉ đề ra các quy định nhìn từ góc độ bảo đảm các quyền của Nhà nước mà chưa xem xét từ góc độ bảo đảm quyền của người bị bắt. Do vậy biên bản về việc bắt người cần bổ sung thêm “biên bản cần được lập làm hai bản và người bị bắt phải được giao một bản” để nhằm tránh sự thất lạc, mất mát sai soát, tùy tiện của chủ thể tiến hành tố tụng và thể hiện sự tôn trọng người bị bắt.
Tăng cường vai trò giám sát của kiểm sát viên cũng như thủ trưởng cơ quan điều tra, giám sát xã hội. Về cơ chế thực hiện Quốc hội cần bám sát thực
tiễn cuộc sống, nắm bắt tâm tư nguyện vọng của nhân dân, kịp thời thể chế hóa đường lối, chính sách của Đảng thành pháp luật để bảo vệ các giá trị nhân văn của con người. Đối với Viện kiểm sát chỉ phê chuẩn lệnh bắt khi đã xác định rõ căn cứ chứng tỏ bị can bị cáo sẽ gây khó khăn cho hoạt động tố tụng.
Pháp luật đã quy định viện kiểm sát và các kiểm sát viên có nhiệm vụ giám sát việc tuân thủ pháp luật trong tố tụng hình sự của các cơ quan tiến hành tố tụng và Thủ trưởng các cơ quan điều tra phải giám sát hoạt động của các điều tra viên. Tuy nhiên, từ thực tế các vụ dùng nhục hình đã xét xử chúng ta thường thấy sự thiếu kiểm tra, giám sát hiệu quả của kiểm sát viên, thủ trưởng cơ quan điều tra, “khoán trắng” cho điều tra viên là nguyên nhân chủ yếu. Chính vì vậy, để tăng cường hiệu lực, hiệu quả của cơ chế giám sát này, luật cần quy định rõ ràng, cụ thể trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan điều tra và các kiểm sát viên được phân công kiểm sát điều tra nếu để xảy ra sai phạm. Kiểm sát viên phải theo sát hoạt động điều tra của Điều tra viên, gắn công tố với hoạt động điều tra, sai lầm của Điều tra viên cũng có phần trách nhiệm của Kiểm sát viên kiểm sát điều tra vụ án.
Pháp luật tố tụng hình sự cần sửa đổi theo hướng bổ sung các cơ chế để giám sát mọi hoạt động của cơ quan tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án bao gồm cả cơ chế tự kiểm tra bên trong mỗi hệ thống và cơ chế giám sát từ ngoài hệ thống, bổ sung quy định về sự tham gia của Viện kiểm sát trong giai đoạn tiền khởi tố vụ án, khởi tố bị can. Bổ sung các quy định về quyền và trách nhiệm để Viện kiểm sát thực hiện tốt hơn chức năng giám sát hoạt động tư pháp. Đồng thời, hoàn thiện các quy định để mở rộng khả năng giám sát của xã hội đối với quá trình giải quyết vụ án.
Khoản 2 Điều 87 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003; khoản 2 Điều 118 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định về thời hạn tạm giữ: “trong trường hợp cần thiết, người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ nhưng
không quá 03 ngày; trong trường hợp đặc biệt, người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ lần hai nhưng không quá ba ngày”; Vậy những trường hợp nào được coi là “cần thiết”, trường hợp nào là “đặc biệt”? Do vậy để đảm bảo tính chặt chẽ, đảm bảo được nguyên tắc pháp chế, luật phải quy định cụ thể từng trường hợp; không nên dùng văn bản dưới luật để quy định hoặc hướng dẫn vì dễ tạo ra sự tùy tiện và áp dụng không thống nhất.