Các điều kiện bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về thân thể trong hoạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền bất khả xâm phạm về thân thể trong hoạt động điều tra các vụ án hình sự từ thực tiễn tỉnh phú yên (Trang 37 - 90)

hoạt động điều tra các vụ án hình sự

1.3.2.1. Chất lượng của hệ thống pháp luật

Quy định về quyền bất khả xâm phạm về thân thể của con người trong Hiến pháp, sự hoàn thiện của pháp luật hình sự, tố tụng hình sự nói chung và pháp luật quy định về hoạt động điều tra các vụ án hình sự nói riêng là điều kiện quan trọng, tạo cơ sở pháp lý, cơ chế để bảo vệ quyền bất khả xâm phạm về thân thể trong hoạt động điều tra các vụ án hình sự.

Các quy định liên quan đến chế định bắt, tạm giữ, tạm giam, hỏi cung bị can như quy định về căn cứ áp dụng, thẩm quyền quyết định, phê chuẩn, đối tượng áp dụng, thủ tục tiến hành các hoạt động tố tụng hình sự có ảnh hưởng đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể của những người tham gia tố tụng được quy định một cách cụ thể, thống nhất, khoa học là cơ sở để việc thực thi các biện pháp bảo vệ quyền bất khả xâm phạm về thân thể trong hoạt động điều tra các vụ án hình sự.

Ngoài ra, sự hoàn thiện của hệ thống pháp luật về quyền con người, quyền công dân cũng có ảnh hưởng đến quyền bất khả xâm phạm thân thể trong hoạt động điều tra các vụ án hình sự. Hệ thống pháp luật về quyền con người, quyền công dân có vai trò quan trọng trong bảo đảm các quyền tự do, dân chủ của nhân dân, bảo đảm công lý trong Nhà nước pháp quyền XHCN. Nhằm từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN và hội nhập quốc tế, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 48 -NQ/TW về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020. Đây là văn kiện chính trị pháp lý quan trọng, xác định các quan điểm chỉ đạo, đề ra 6 định hướng lớn và 2 nhóm giải pháp cơ bản cho hoạt động xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ

chức thực thi pháp luật. Việc thực hiện Chiến lược đã tạo ra những chuyển biến tích cực, thể hiện tư duy lập pháp mới trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân. Hệ thống luật pháp rõ ràng, công khai, ổn định và công bằng, bảo vệ các quyền cơ bản của con người.

1.3.2.2. Chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác điều tra và tổ chức, hoạt động của cơ quan điều tra

Chất lượng đội ngũ những người làm công tác điều tra được coi là điều kiện đủ, quyết định đến việc bảo đảm quyền con người trong điều tra các vụ án hình sự. Do vậy, những người làm công tác điều tra như Điều tra viên, Kiểm sát viên phải đạt được trình độ chuyên môn cao, phải có tư chất, đạo đức nghề nghiệp. Như vậy, cần phải đặt ra tiêu chuẩn, quy trình tuyển dụng hợp lý đáp ứng nhiệm vụ điều tra; đồng thời phải thường xuyên nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ cho Điều tra viên, Kiểm sát viên trong điều tra các vụ án hình sự. Bên cạnh đó, Nhà nước phải có cơ chế, chính sách động viên những người làm công tác điều tra các vụ án hình sự yên tâm công tác, trau đồi đạo đức nghề nghiệp, giữ vững bản lĩnh chính trị…

Có thể nói, những người làm công tác điều tra trong hoạt động điều tra các vụ án hình sự có vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ quyền bất khả xâm phạm về thân thể trong hoạt động điều tra các vụ án hình sự. Để việc thực hiện nguyên tắc cấm bức cung, dùng nhục hình, xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể hiệu quả đòi hỏi các cán bộ tiến hành các hoạt động điều tra phải nhận thức đúng về bức cung, dùng nhục hình, vì đây là hành vi bị cấm, nếu có vi phạm thì tùy theo tính chất, mức độ hành vi có thể bị xử lý kỷ luật hoặc phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 373, Điều 274 Bộ luật hình sự năm 2015.

Bên cạnh đó, chất lượng hoạt động của các cơ quan điều tra quyết định trực tiếp đến hoạt động bảo đảm quyền con người trong điều tra các vụ án hình sự. Cơ quan điều tra trực tiếp tiến hành các hoạt động điều tra, thu thập, củng cố và chứng minh các chứng cứ nhằm xác định sự thật khách quan của vụ án hình sự, làm căn cứ cho việc truy tố bị can ra trước Tòa án. Trong việc thực hiện nhiệm vụ, cơ quan điều tra có thẩm quyền tiến hành các biện pháp nghiệp vụ là áp dụng các biện pháp cưỡng chế hình sự như bắt, tạm giữ người có hành

vi vi phạm pháp luật hình sự, tam giam, cấm đi khỏi nơi cư trú, khám người,

khám chỗ ở, tạm giữ đồ vật, kê biên tài sản, tiến hành các biện pháp hỏi cung bị can. Các hoạt động trên đây liên quan, tác động trực tiếp đến quyền con người của bị cáo, góp phần to lớn trong hoạt động bảo đảm quyền con người của bị cáo trong phiên tòa xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của Tòa án nhân dân. Do

vậy, yêu cầu đặt ra là phải không ngừng đổi mới tổ chức, kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan điều tra, nâng cao trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức nhằm thực hiện tốt nhất nhiệm vụ của người điều tra.

Suy cho cùng, hoạt động của các cơ quan điều tra là hoạt động bảo vệ chế độ, bảo vệ quyền con người, bảo vệ công lý. Do vậy, việc kiện toàn tổ chức và hoạt động của các cơ quan điều tra là yêu cầu luôn được đặt ra để các cơ quan này hoạt động đúng chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền, đảm bảo được quyền con người, quyền công dân.

1.3.2.3. Cơ chế giám sát trong hoạt động điều tra các vụ án hình sự

Hoạt động giám sát của các cơ quan có thẩm quyền đối với việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ liên quan đến bảo đảm quyền con người trong điều tra các vụ án hình sự phải được tiến hành thường xuyên nhằm bảo đảm các chủ thể tiến hành điều tra thực hiện đúng chức năng và nhiệm vụ được giao; hạn chế thấp những vi phạm pháp luật, không ngừng bảo đảm

hoạt động bảo đảm quyền con người trong hoạt động điều tra các vụ án hình sự. Ở nước ta hiện nay, các nhiều chủ thể có chức năng giám sát hoạt động điều tra các vụ án hình sự. Đó là Quốc hội, các ủy ban của Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp còn bao gồm hoạt động giám sát của Chủ tịch nước, của các ban chuyên trách của Đảng, của Mặt trận Tổ quốc và các thành viên, của các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội, cơ quan báo chí và phương tiện truyền thông, công dân. Tuy nhiên, để bảo đảm quyền con người trong điều tra các vụ án hình sự đạt hiệu quả cao cần hoàn thiện cơ chế giám sát trong đó quy định hình thức, phương pháp, trình tự, thủ tục giám sát phù hợp với từng chủ thể; đặc biệt cần có những quy định pháp luật cụ thể, rõ ràng về hậu quả pháp lý của hoạt động giám sát đối với việc bảo đảm quyền con người trong điều tra các vụ án hình sự.

1.3.2.4. Cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ hoạt động điều tra các vụ án hình sự

Trụ sở làm việc của cơ quan điều tra, các công cụ, phương tiện làm việc, các trang thiết bị phục vụ cho công tác chuyên môn, nghiệp vụ là yếu tố góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động điều tra, đến hoạt động bảo đảm quyền con người trong điều tra các vụ án hình sự.

Do vậy, các cấp có thẩm quyền quan tâm đầu tư kinh phí, tăng cường trang bị máy móc, phương tiện hiện đại; tiếp tục đầu tư xây dựng cơ bản, kinh phí hoạt động của cơ quan điều tra , nhằm đảm bảo thực hiện tốt yêu cầu của cải cách tư pháp.

Các hoạt động tố tụng hình sự là quá trình chứng minh tội phạm và người phạm tội. Do đó, việc rút ngắn tối đa các thời hạn tố tụng là biện pháp tốt nhất để bảo vệ quyền con người của người bị tạm giữ, tạm giam và quyền lợi hợp pháp của công dân. Điều này đòi hỏi cơ quan tiến hành tố tụng tuân thủ triệt để các quy định về thời hạn tố tụng, trình tự thủ tục áp dụng các biện

pháp ngăn chặn… để hạn chế và loại bỏ những trường hợp xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của con người trong quá trình điều tra vụ án.

Hoạt động điều tra các vụ án hình sự có vai trò quan trọng trong công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm. Kết quả của hoạt động điều tra sẽ là căn cứ để các cơ quan tiến hành tố tụng xử lý tội phạm. Do đó, để đảm bảo tính có căn cứ, đúng pháp luật của các chứng cứ thu thập được trong quá trình điều tra thì hoạt động điều tra phải được tiến hành theo đúng trình tự thủ tục luật định để không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội, xâm phạm các quyền con người, quyền công dân.

Trong Nhà nước pháp quyền XHCN, quyền con người là thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Tôn trọng và bảo đảm quyền con người là một trong những đặc tính quan trọng của Nhà nước pháp quyền. Là Nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân, Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam luôn coi con người là vị trí trung tâm trong mọi chính sách kinh tế, xã hội và tạo mọi điều kiện để con người phát triển.

Quyền bất khả xâm phạm về thân thể là một trong những quyền con người cơ bản rất dễ bị xâm phạm trong hoạt động điều tra các vụ án hình sự. Để công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm đạt hiệu quả, các cơ quan tiến hành tố tụng phải giải quyết tốt mâu thuẫn giữa một bên là đấu tranh, làm sáng tỏ sự thật vụ án với một bên là các quyền con người, quyền công dân của người bị tình nghi, bị can, bị cáo trong vụ án hình sự.

Chương 2:

QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN BẤT KHẢ XÂM PHẠM THÂN THỂ TRONG HOẠT ĐỘNG ĐIỀU TRA CÁC VỤ ÁN HÌNH SỰ VÀ THỰC TRẠNG THỰC HIỆN

TẠI TỈNH PHÚ YÊN

2.1. Quy định pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về thân thể trong hoạt động điều tra các vụ án hình sự

2.1.1. Quy định pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về thân thể trong hoạt động điều tra các vụ án hình sự từ Hiến pháp năm 1946 đến Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi năm 2001)

Chế định quyền con người, quyền công dân là một trong những nội dung cơ bản, quan trọng nhất của các Hiến pháp hiện đại. Nhân quyền vừa là động lực, vừa là mục tiêu của Hiến pháp, cho dù Hiến pháp được xây dựng dưới chế độ chính trị khác nhau.

Việt Nam trải qua thời gian dài nằm dưới chế độ phong kiến rồi đến chế độ thuộc địa của đế quốc thực dân. Để có thể giải quyết được vấn đề nhân quyền và bảo đảm thực hiện nhân quyền, nước ta phải trải qua quá trình đấu tranh giành độc lập dân tộc, đây là chìa khóa tiên quyết để xây dựng một nhà nước dân chủ, đảm bảo, bảo vệ và thực hiện các quyền con người.

Cách mạng tháng Tám thành công, ngay từ phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời, chủ tịch Hồ Chí Minh đã yêu cầu tổ chức cuộc bầu cử đầu tiên càng sớm càng tốt với mục đích để nhân dân thực hiện quyền tự do chính trị của mình bầu ra Quốc hội và Quốc hội này có quyền thông qua Hiến Pháp ghi nhận tự do và dân chủ cho nhân dân. Người nói: “Nước ta đã bị chế độ quân chủ cai trị rồi đến chế độ thực dân không kém phần chuyên chế nên nước ta không có Hiến pháp, nhân dân ta không được hưởng quyền tự do dân chủ. Chúng ta phải có Hiến pháp dân chủ”[16, tr. 356].

Trong quan niệm của Bác, quyền con người đã gắn liền với văn bản Hiến pháp. Hiến pháp không chỉ là văn bản quy định việc tổ chức bộ máy nhà nước mà còn là văn bản bảo đảm thực hiện nhân quyền. Trước khi quy định quyền con người của người dân Việt Nam, việc quy định có tính chất ngăn ngừa những bản tính xấu của con người có thể xảy ra khi nắm giữ quyền lực nhà nước, các Hiến pháp của Nhà nước Việt Nam đều quy định bản chất quyền lực nhà nước Việt Nam là nhà nước của dân, do dân và vì dân. Đây là cơ sở đầu tiên, tính nhân bản của Hiến pháp Việt Nam.

Ngày 09-11-1946 Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được thông qua. Những tư tưởng cơ bản về quyền con người nói chung và quyền bất khả xâm phạm về thân thể trong hoạt động điều tra được ghi nhận từ rất sớm trong lịch sử lập hiến, lập pháp của nước ta. Tại Điều 11 Hiến pháp 1946 quy định: “Tư pháp chưa quyết định thì không được bắt bớ và giam cầm người công dân Việt Nam”. Điều 68 Hiến pháp năm 1946 quy định về cấm tra tấn: “Cấm không được tra tấn, đánh đập, ngược đãi những bị cáo và tội nhân”.

Hiến pháp năm 1946 khẳng định tất cả công dân Việt Nam đều bình đẳng trước pháp luật (Điều 7). Trong tư duy của Người, quan niệm về độc lập, tự do của nhân dân và nhân quyền của mỗi cá nhân có sự gắn kết với nhau và điều rất đặc trưng trong tư tưởng của Hồ Chí Minh đó là chủ quyền của dân tộc, tự do của nhân dân, các quyền tự do dân chủ của cá nhân trong một nhà nước phải được thể chế hóa bằng Hiến pháp. Điều 1 Hiến pháp năm 1946 quy định: “Nước Việt Nam là một nước dân chủ cộng hòa. Tất cả quyền bính trong nước là của toàn dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo”. Lần đầu tiên, Điều 68 Hiến pháp năm 1946 đã quy định: “Cấm không được tra tấn, đánh đập, ngược đãi những bị cáo và tội nhân”.

Trước khi có Hiến pháp năm 1946, Điều 19 Sắc lệnh số 40-SL ngày 29- 3-1946 của Nhà nước ta về đảm bảo quyền tự do cá nhân đã quy định:

“Những nhân viên sau này sẽ bị phạt từ 5 đến 10 năm tội đồ và 3.000 đồng đến 10.000 đồng tiền phạt. Những người dùng lối tra tấn để lấy cung. Nếu lối tra tấn làm chết người hay làm cho người thành tật thì kẻ phạm pháp còn có thể bị truy tố về những tội đó nữa”. Sắc lệnh quy định ngoài trường hợp phạm khinh tội hay trọng tội quả tang, việc bắt người phải có lệnh bằng văn bản của Thẩm phán viên; việc giam cứu, gia hạn giam cứu người phạm tội do Tòa án quyết định; quy định về thời hạn giam cứu… Đồng thời Sắc lệnh cũng quy định trách nhiệm đối với cơ quan, cá nhân bắt, giam giữ người trái pháp luật Việc bảo đảm quyền con người cũng được quy định tương đối cụ thể tại Sắc lệnh số 13 ngày 24- 01-1946 tổ chức các Tòa án và các ngạch Thẩm phán.

Ngày 20-5-1957 Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã ra Sắc lệnh số 103/SL-L-005 bảo đảm quyền tự do thân thể và quyền bất khả xâm phạm đối với nhà ở, đồ vật, thư tín của nhân dân. Luật này không chỉ quy định nguyên tắc chung, việc bắt người, tạm giữ, tạm giam, khám người, đồ vật, nhà ở, thư tín mà còn quy định các thủ tục để tiến hành các hoạt động tố tụng đó. Đặc biệt Luật còn quy định việc tạm giam phải do cơ quan tư pháp (Tòa án) cấp tỉnh trở lên hoặc tòa án binh quyết định với thời hạn cụ thể.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền bất khả xâm phạm về thân thể trong hoạt động điều tra các vụ án hình sự từ thực tiễn tỉnh phú yên (Trang 37 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)