Các yếu tố ảnh hưởng đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền bất khả xâm phạm về thân thể trong hoạt động điều tra các vụ án hình sự từ thực tiễn tỉnh phú yên (Trang 33 - 37)

1.3.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể trong hoạt động điều tra các vụ án hình sự trong hoạt động điều tra các vụ án hình sự

Thứ nhất, yếu tố chính trị

Chính trị là một thành tố hết sức quan trọng của kiến trúc thượng tầng xã hội. Về mặt bản chất, chính trị là hoạt động liên quan đến quyền lợi giai

cấp, đến chính quyền nhà nước. Vấn đề cơ bản nhất trong chính trị là chính quyền, là thực hiện quyền lực nhà nước. Thể chế chính trị luôn giữ vai trò định hướng, chi phối toàn bộ các hoạt động trong xã hội. Hệ thống pháp luật được xây dựng trên nền tảng của hệ thống chính trị. Chính trị giữ vai trò chỉ đạo đối với nội dung và phương hướng phát triển của pháp luật.

Chính vì thế, yếu tố chính trị có ảnh hưởng mạnh mẽ quyền bất khả xâm phạm về thân thể trong hoạt động điều tra các vụ án hình sự. Nó tác động trực tiếp và mạnh mẽ đến xã hội trên nhiều phương diện. Trong lĩnh vực bảo vệ quyền con người, chính trị có vai trò vô cùng to lớn. Với tư cách là sản phẩm của lịch sử, con người luôn mang trong nó những đặc trưng, dấu ấn của thời đại mà nó đang sống đồng thời chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các thể chế chính trị - xã hội nhất định.

Đảng cộng sản Việt Nam có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người. Việc bảo vệ, thúc đẩy quyền con người của Đảng được thể hiện thông qua việc đề ra các chủ trương, đường lối, chính sách phát triển đất nước. Đảng cộng sản Việt Nam luôn coi con người là mục tiêu, động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội. Trên cơ sở những chủ trương, định hướng của Đảng, các chủ thể của hệ thống chính trị xây dựng các quy tắc, cơ chế, chính sách để đảm bảo quyền con người trong đó có quyền bất khả xâm phạm về thân thể. Hệ thống chính trị (bao gồm Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân, các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội…) là những chủ thể thúc đẩy và đảm bảo quyền con người. Sự quan tâm chú trọng của Đảng cộng sản Việt Nam về phát triển quyền con người, sự phối hợp chặt chẽ và đồng bộ giữa ba nhánh quyền lực nhà nước và sự đổi mới hệ thống chính trị theo hướng dân chủ là yếu tố ảnh hưởng đến việc bảo vệ quyền con người nói chung và quyền bất khả xâm phạm trong hoạt động điều tra các vụ án hình sự hiện nay.

Thứ hai, yếu tố kinh tế

Đứng trên lập trường chủ nghĩa duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mac – Lê nin, trong mối quan hệ giữa kinh tế và pháp luật thì điều kiện kinh tế, các quan hệ kinh tế quyết định trực tiếp sự ra đời của pháp luật, đồng thời quyết định toàn bộ nội dung, hình thức, cơ cấu và sự phát triển của nó. Các-Mác đã viết: "Trong thời đại nào cũng thế, chính là vua chúa phải phục tùng những điều kiện kinh tế, chứ không bao giờ vua chúa ra lệnh cho những điều kiện kinh tế được. Chẳng qua chế độ pháp luật về chính trị, cũng như về dân sự chỉ là cái việc nói lên, ghi chép lại quyền lực của những quan hệ kinh tế" .

Mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội, giữa cơ sở kinh tế và kiến trúc thượng tầng, thường nhấn mạnh đến vai trò quyết định của yếu tố kinh tế, của sản xuất vật chất đối với sự phát triển các lĩnh vực khác của đời sống xã hội. C.Mác đã phát hiện ra quy luật chung, cơ bản của lịch sử: Hoạt động sản xuất vật chất, hoạt động kinh tế là cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của mỗi xã hội. Sự sản xuất xã hội bao gồm sản xuất vật chất, sản xuất tinh thần và sản xuất ra bản thân con người. Ba quá trình này không tách biệt nhau mà liên hệ rất mật thiết, trong đó sản xuất vật chất, hoạt động kinh tế là cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của xã hội, của con người và xét đến cùng, quy định toàn bộ sự vận động và biến đổi đời sống xã hội.

Quyền bất khả xâm phạm về thân thể trong hoạt động điều tra các vụ án hình sự ở Việt Nam hiện nay cũng không nằm ngoài quy luật đó. Kinh tế phát triển, nguồn thu ngân sách nhà nước ngày càng tăng cũng là động lực rất quan trọng thúc đẩy và bảo vệ quyền bất khả xâm phạm về thân thể trong hoạt động điều tra các vụ án hình sự.

Thứ ba, năng lực lập pháp, lập quy của các chủ thể xây dựng, ban hành pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về thân thể trong hoạt động điều tra các vụ án hình sự

Hoạt động xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật nói chung và các văn bản quy phạm liên quan đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể trong hoạt động điều tra các vụ án hình sự ở nước ta trong thời gian qua vẫn còn có những hạn chế nhất định, nhiều văn bản chồng chéo nhau, có nội dung trùng lặp, thiếu đồng bộ, thậm chí mâu thuẫn nhau làm cho hiệu quả điều chỉnh của pháp luật bị hạn chế rất nhiều. Bên cạnh đó, chất lượng của các văn bản quy phạm pháp luật chưa được cao, thiếu tính chặt chẽ và hiệu quả. Trình độ lập pháp, lập quy chưa theo kịp sự chuyển biến nhanh chóng của thực tiễn đời sống xã hội nên đã không tiên liệu, dự báo được hết những sự kiện, tình huống pháp lý có thể xảy ra trong thực tế đời sống xã hội. Từ đó dẫn đến tình trạng có những quy phạm pháp luật được ban hành không phù hợp hoặc nhanh chóng trở nên lạc hậu so với đời sống xã hội, không phát huy được hết hiệu lực trong thực tế đời sống. Vì vậy, năng lực lập pháp, lập quy của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền cũng là một trong những yếu tố có ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoạt động xây dựng, ban hành pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về thân thể trong hoạt động điều tra các vụ án hình sự. Việc xây dựng, ban hành quyền bất khả xâm phạm về thân thể trong hoạt động điều tra các vụ án hình sự là một quá trình phức tạp, đòi hỏi sự tham gia xây dựng pháp luật của nhiều cơ quan, tổ chức và cá nhân có thẩm quyền. Do đó, mức độ hoàn thiện của pháp luật, sự phù hợp giữa pháp luật với yêu cầu của thực tiễn phụ thuộc rất nhiều vào năng lực của các cơ quan, cá nhân tham gia vào hoạt động xây dựng pháp luật. Năng lực lập pháp, lập quy thể hiện ở việc nắm bắt những đòi hỏi của thực tiễn để xây dựng và ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung những văn bản pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về thân thể trong hoạt động điều tra các vụ án hình sự phù hợp. Đồng thời, thể chế hóa kịp thời những chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách của Nhà nước về quyền bất khả xâm phạm về thân thể trong hoạt động điều tra các vụ án hình sự trong thời kỳ hội nhập.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền bất khả xâm phạm về thân thể trong hoạt động điều tra các vụ án hình sự từ thực tiễn tỉnh phú yên (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)