Nâng cao mức hình phạt và đảm bảo xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quyền bất khả xâm phạm về danh dự, nhân phẩm và sức khỏe, tính mạng của công dân
Quy định những hình phạt tương xứng đối với những người tiến hành tố tụng xâm hại danh dự, nhân phẩm, tính mạng, sức khỏe của công dân và đảm bảo mọi hành vi này đều bị xử phạt nghiêm minh chính là hình thức răn đe buộc những cá nhân này phải cân nhắc trước khi hành động. Vì vậy, cần phải có văn bản hướng dẫn cụ thể hơn về tội dùng nhục hình và tội bức cung và đảm bảo tòa phải xử đúng tội danh và mức án cũng là giải pháp hữu hiệu để ngăn chặn những hành vi này.
Từng bước hoàn thiện pháp luật về bồi thường thiệt hại trong trường hợp oan, sai trong tố tụng hình sự. Điều 26 Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2009 đã quy định tương đối chi tiết các trường hợp Nhà nước có trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự. Điều 27 của Luật quy định những trường hợp không được bồi thường. Đó là một bước
tiến rất lớn về mặt lập pháp so với Nghị quyết 388/NQ-UBTVQH. Hiến pháp năm 2013 đã có những sửa đổi quan trọng về quyền con người, quyền công dân. Do đó, yêu cầu đặt ra đối với việc sửa đổi các quy định về bồi thường thiệt hại trong trường hợp oan sai trong tố tụng hình sự là cấp thiết.
Tuy nhiên, từ góc độ bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, theo tác giả vấn đề này cần được nghiên cứu tiếp theo hướng Nhà nước có trách nhiệm bồi thường thiệt hại không chỉ trong trường hợp oan, mà cả trong trường hợp điều tra, truy tố, xét xử sai gây thiệt hại cho công dân. Bởi vì, trong thực tế có trường hợp điều tra, truy tố, xét xử sai có thể gây ra thiệt hại lớn hơn, gây hậu quả nghiêm trọng hơn trường hợp bị oan. Hơn nữa, quy định bảo đảm quyền được bồi thường thiệt hại do cơ quan hoặc người có thẩm quyền tiến hành tố tụng gây ra là một trong những nguyên tắc của tố tụng hình sự;
Hoàn thiện chế độ kỷ luật đối với hành vi xâm phạm quyền con người trong tố tụng hình sự. Những hành vi của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng xâm phạm quyền con người trong đó có quyền bất khả xâm phạm về thân thể chưa đến mức độ truy cứu trách nhiệm hình sự thì tùy tính chất, mức độ phải được xử lý kỷ luật một cách hợp lý; phải được đánh giá để bãi miễn hoặc không tái bổ nhiệm các chức danh chuyên môn như Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Chánh án, Phó Chánh án Tòa án, Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm. Đặc biệt là những người không đủ năng lực đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của hoạt động tư pháp, đã có những vi phạm nghiêm trọng quyền con người thì không nên giao tiếp tục thực hiện các trách nhiệm, quyền hạn tố tụng nặng nề đặt ra.
Tăng cường công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại tư pháp, nhất là khiếu nại giám đốc thẩm, tái thẩm. Do vậy cần kịp thời bổ sung, nâng chất, kiện toàn tổ chức, biên chế đội ngũ cán bộ làm các công tác trên.
Ngoài ra, cần trang bị các trang thiết bị cần thiết cho hoạt động tiến hành tố tụng, đặc biệt là trong công tác điều tra.
Cùng với việc hoàn thiện pháp luật, xây dựng các thiết chế bảo đảm, bảo vệ quyền con người, cần tổ chức tốt việc tuyên truyền, phổ biến và giáo dục về quyền con người. Định hình nhận thức của nhân dân về định nghĩa quyền con người theo Hiến pháp năm 2013. Một trong những điều kiện cần thiết để thực thi quyền con người ở nước ta là người dân cần phải hiểu biết về quyền con người, quyền công dân.
Trên cơ sở sự hiểu biết, nhận thức về quyền con người, quyền công dân, người dân sẽ có những đòi hỏi đối với các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội thực hiện, bảo đảm và bảo vệ các quyền hiến định của họ.
Tóm lại, hiến định quyền con người trong Hiến pháp năm 2013 là cơ sở bảo vệ và bảo đảm thực hiện quyền con người trong thực tiễn. Nhưng cũng cần có quan điểm toàn diện, cụ thể khi nhìn quyền con người trong điều kiện thực tiễn khách quan của Việt Nam. Hoàn thiện quyền bất khả xâm phạm về thân thể trong hoạt động điều tra các vụ án hình sự cũng như các quy định về quyền con người trong tố tụng hình sự là một yêu cầu tất yếu góp phần hiện thực hóa nhân quyền trong Hiến pháp sửa đổi. Hiện thực hóa các quy định về quyền con người trong Hiến pháp là phù hợp với sự lựa chọn định hướng phát triển, phù hợp bản chất, mục tiêu của chế độ chính trị -xã hội của Việt Nam, tạo nền tảng pháp lý cao nhất bảo đảm nhân quyền, quyền con người được thực hiện luôn là nội dung, mục tiêu, động lực cho phát triển toàn diện nước Việt Nam "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh" trong bối cảnh và yêu cầu mới.
KẾT LUẬN
Những thành tựu trong công cuộc bảo vệ và phát triển Quyền con người trong Hiến pháp năm 2013 là kết quả của việc kết hợp nhuần nhuyễn giữa bản chất ưu việt, tiến bộ của chế độ chủ nghĩa xã hội với truyền thống nhân đạo, nhân văn của dân tộc Việt Nam, giữa chính sách nhất quán của Nhà nước Việt Nam luôn đặt con người là trọng tâm của sự phát triển đất nước, với việc thực hiện nghiêm túc các chuẩn mực và nghĩa vụ được quy định trong các Công ước quốc tế cơ bản về quyền con người mà Việt Nam đã tham gia.
Bảo vệ quyền bất khả xâm phạm về thân thể trong hoạt động điều tra các vụ án hình sự là một trong những yêu cầu hàng đầu trong công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm. Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Do đó, trong hoạt động điều tra các vụ án hình sự, quyền bất khả xâm phạm về thân thể phải được đề cao.
Mặc dù số trường hợp vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể trong hoạt động điều tra các vụ án hình sự ở Phú Yên không nhiều nhưng nó có ảnh hưởng lớn đến uy tín của liên ngành tư pháp địa phương. Trong thời gian tới đòi hỏi các cơ quan có thẩm quyền cần tiếp tục thực hiện tốt các quy định liên quan đến việc bảo vệ quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 và năm 2015 đã thể chế hóa các quy định của Hiến pháp về quyền con người. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để thực thi và bảo vệ quyền bất khả xâm phạm về thân thể trong hoạt động điều tra các vụ án hình sự ở Phú Yên cũng như trên cả nước.
Trong khuôn khổ luận văn tác giả đã đánh giá được thực trạng áp dụng các quy định pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về thân thể trong hoạt động điều tra các vụ án hình sự ở Phú Yên và qua đó đề ra một số giải pháp
hoàn thiện pháp luật cũng như việc thực thi pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về thân thể. Những hạn chế của Bộ luật Tố tụng năm 2003 đã được khắc phục phần nào trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015. Tuy nhiên, hiện tại Bộ luật tố tụng năm 2015 chưa có hiệu lực thi hành. Thực tế, khi Bộ luật này đi vào cuộc sống tất yếu sẽ có những hạn chế, ảnh hưởng đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể trong hoạt động điều tra các vụ án hình sự cần tiếp tục hoàn thiện cho phù hợp./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết 48-NQ/TW về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020. 2. Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị 1966.
3. Nguyễn Văn Cừ, Nguyễn Khổng Hà, Trần Minh Hưởng (2000), Tìm hiểu Luật Tố tụng hình sự , Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
4. PGS.TS Nguyễn Đăng Dung (2008), Hiến pháp trong Nhà nước pháp quyền, NXB Đà Nẵng, Đà Nẵng.
5. Nguyễn Đăng Dung – Trương Đắc Linh – Nguyễn Mạnh Hình – Lưu Đức – Quang – Nguyễn Văn Trí (2011), Xây dựng và bảo vệ Hiến pháp – Kinh nghiệm thế giới và Việt Nam, Nxb. Giáo dục Việt Nam, Hà Nội. 6. Đảng cộng sản Việt Nam, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung phát triển năm 2011).
7. Nguyễn Ngọc Điệp (2001), Những điều cần biết về thủ tục khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự, Nxb Công an nhân dân, TP. Hồ Chí
Minh.
8. Đỗ Văn Đương, Lê Hữu Thể và Nguyễn Thị Thủy (2013), Những vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách của việc đổi mới thủ tục tố tụng hình sự đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
9. Trần Ngọc Đường (2004), Quyền con người, quyền công dân trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 10. Nguyễn Hữu Hậu (2015), Bảo đảm quyền con người của người bị buộc tội trong hoạt động chứng minh buộc tội của Viện kiểm sát, Tạp chí kiểm sát số 12 (tháng 6/2015).
11. Nguyễn Viết Hoạt (2007), Bản chất của hoạt động điều tra trong tố tụng hình sự Tạp chí khoa học pháp lý số 03(40)/2007.
12. Nguyễn Quốc Hưng (1957), Hình sự Tố tụng, Nhà sách Khai Trí Sài Gòn. 13. Tưởng Duy Kiên (2004), Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam với việc bảo đảm quyền con người, Nghề luật(8).
14. Khoa Luật - Đại học quốc gia Hà Nội (2011), Giáo trình lý luận và pháp luật về quyền con người, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
15. Đinh Văn Mậu (2003), Quyền lực Nhà nước và quyền con người, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
16. Hồ Chí Minh (1980), Tuyển tập, Tập 1, NXB Sự thật, Hà Nội.
17. Nguyên Minh (2013). Hiến pháp mới đã tiếp cận căn bản các chuẩn mực quốc tế về quyền con người. Lược ghi phát biểu của PGS.TS Tưởng Duy
Kiên<http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-vn/61/43/chong-dien-bien-hoa-binh/hien- phap-moi-da-tiep-can-can-ban-cac-chuan-muc-quoc-te-ve-quyen-con-nguoi/ 277791.html>.
18. PGS.TS Trần Đình Nhã, Về chế định điều tra tội phạm trong Bộ luật Tố tụng hình sự, - Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội, http://tks.edu.vn/thong-tin-khoa-hoc/chi-tiet/79/268.
19. Trần Đình Nhã (1995), Về đổi mới tổ chức cơ quan điều tra – Những vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách của tố tụng hình sự Việt Nam,Viện khoa học kiểm sát - VKSND tối cao, Kỷ yếu đề tài khoa học cấp Bộ.
20. Quốc hội (1946), Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Hà Nội. 21. Quốc hội (1957), Luật số 103/SL-L-005 ngày 20-5-1957 bảo đảm quyền tự do thân thể và quyền bất khả xâm phạm đối với nhà ở, đồ vật, thư tín của nhân dân.
23. Quốc hội (1980), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hà Nội.
24. Quốc hội (1992), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hà Nội.
25. Quốc hội (1999), Bộ luật Hình sự, Hà Nội.
26. Quốc hội (2002), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 (sửa đổi) (2002), Hà Nội.
27. Quốc hội (2013), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hà Nội.
28. Quốc hội (2003), Bộ luật tố tụng hình sự, Hà Nội. 29. Quốc hội (2015), Bộ luật hình sự, Hà Nội.
30. Quốc hội (2015), Bộ luật tố tụng hình sự. Hà Nội.
31. Quốc hội (2015), Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự, Hà Nội.
32. Trương Vĩnh Xuân (2014), Hiến định quyền con người và luận bàn về tính khả thi ở Việt Nam, Kỷ yếu hội thảo “Hiến pháp năm 2013 và vấn đề đổi mới tố tụng hình sự ở Việt Nam.
33. PGS.TS. Nguyễn Huy Thuật, TS. Nguyễn Văn Nhật (2005), Sổ tay điều tra Hình sự, NXB. Công an nhân dân.
34. Tờ trình số 194/TTr-UBDTSĐHP của Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 ban hành ngày 19/10/2012.
35. Tuyên ngôn nhân quyền của Liên Hợp Quốc năm 1948. 36. Từ điển Luật học (1999), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
37. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
38. http://plo.vn/phap-luat/vu-cong-an-danh-chet-nguoi-o-phu-yen-nguoi- keu-oan-duoc-giam-3-nam-tu-651989.html.