7. Kết cấu của luận văn
3.2.1. Một số giải pháp chung
3.2.1.1. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường làng nghề
Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học công nghệ và Môi trƣờng của Quốc hội Phan Xuân Dũng cho biết: “Hiện nay, nhận thức của thế giới về môi trường đã thay đổi, những quy định trong luật phải thay đổi để phù hợp với điều kiện hiện tại. Ngành tài nguyên và môi trường cũng cần có cơ chế, chính sách để sáng tạo và phát triển. Sử dụng có hiệu quả 1% ngân sách mà nhà nước dành cho quản lý tài nguyên môi trường. Điều quan trọng là thay đổi để có những ứng xử mới với vấn đề tài nguyên và môi trường” [5].
Trƣớc hết, thực hiện việc rà soát, hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật về BVMT làng nghề: Xuất phát từ đặc điểm của pháp luật về bảo vệ môi trƣờng làng nghề, các quy định pháp luật về vấn đề này chứa đựng trong nhiều văn bản QPPL thuộc các lĩnh vực khác nhau, do nhiều cơ quan ban hành. Bên cạnh đó, nhiều văn bản ban hành nhiều thời điểm khác nhau, kỹ thuật lập pháp còn hạn chế nên tình trạng mâu thuẫn, trồng chéo, tính thống nhất và khả thi không cao. Do vậy, việc rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL về BVMT làng nghề là vấn đề cần thiết nhằm phát hiện quy định trái pháp luật, mâu thuẫn, chồng chéo, hết hiệu lực hoặc không còn phù hợp để kịp thời đình chỉ việc thi hành, bãi bỏ, thay thế, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành văn bản mới, bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, thống nhất, đồng bộ và giúp công tác xây dựng, áp dụng, thi hành pháp luật đƣợc hiệu quả, thuận tiện, tăng cƣờng tính công khai, minh bạch của hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trƣờng
81
làng nghề. Việc rà soát, hoàn thiện hệ thống pháp luật theo hƣớng bám sát thực tiễn, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, tránh chồng chéo, xung đột giữa pháp luật về bảo vệ môi trƣờng với các lĩnh vực khác có liên quan.
Thứ hai, sửa đổi, bổ sung, xem xét ban hành mới các văn bản QPPL về vấn đề BVMT làng nghề tạo cơ sở pháp lý cho THPL về BVMT làng nghề:
Chú trọng việc tiếp tục hoàn chỉnh hệ thống chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trƣờng làng nghề, xây dựng văn bản quy phạm pháp luật riêng cho vấn đề bảo vệ môi trƣờng làng nghề, cụ thể đó là xây dựng các quy định về vệ sinh môi trƣờng tại các làng nghề và quy chuẩn quốc gia về khí thải, nƣớc thải phù hợp với các cơ sở sản xuất ở các làng nghề. Nghiên cứu xây dựng luật về không khí sạch; về nguồn nƣớc sạch; phòng ngừa và kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm; về quản lý chất thải; về khắc phục ô nhiễm, cải thiện chất lƣợng môi trƣờng; về bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học…đáp ứng yêu cầu của giai đoạn mới và phù hợp với xu hƣớng hội nhập quốc tế. Xây dựng pháp luật về môi trƣờng cần xuất phát và nằm trong tổng thể các chính sách, định hƣớng mang tính quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc. Giải quyết mối quan hệ giữa Luật BVMT và các văn bản luật chuyên ngành điều chỉnh về môi trƣờng, phát huy đồng bộ sức mạnh của các biện pháp đƣợc quy định trong luật hành chính, hình sự, dân sự, kinh tế trong việc xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về môi trƣờng, đặc biệt là các biện pháp kinh tế để bảo đảm sự hài hoà giữa phát triển kinh tế và yêu cầu BVMT. Việc xây dựng chiến lƣợc phát triển làng nghề phù hợp với chiến lƣợc phát triển đất nƣớc, vùng miền, điều tra và đánh giá tổng thể việc phát triển các làng nghề trong những năm qua để điều chỉnh quy hoạch phát triển gắn với phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trƣờng ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo đảm an ninh, quốc phòng, phù hợp với điều kiện
82
và tình hình thực tế về khả năng đầu tƣ, năng lực quản lý, cơ sở hạ tầng… của các khu kinh tế, làng nghề.
Hoàn thiện các quy định pháp luật về đánh giá tác động môi trƣờng: Xây dựng cơ chế kiểm tra, giám sát với việc thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trƣờng trƣớc và sau thẩm định để phát hiện những yếu kém, hạn chế và có biện pháp xử lý kịp thời; kiện toàn các cơ quan quản lý Nhà nƣớc về môi trƣờng, trong đó có các cán bộ quản lý về công tác đánh giá tác động môi trƣờng, lựa chọn ngƣời có năng lực, chuyên môn, trách nhiệm, giao nhiệm vụ này cho cơ quan chuyên môn…
Hoàn thiện cơ chế đảm bảo thực hiện quyền cơ bản của công dân trong môi trƣờng sống ở làng nghề: Một trong những quyền cơ bản của con ngƣời là quyền sống và mƣu cầu hạnh phúc, quyền thiêng liêng này đã đƣợc ghi trong Tuyên ngôn nhân quyền Pháp, tuyên ngôn độc lập của Mỹ và đƣợc mở đầu bản Tuyên ngôn Độc lập đọc tại Vƣờn hoa Ba Đình sáng ngày mồng 2 tháng 9 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trịnh trọng tuyên bố với đồng bào cả nƣớc và với toàn thế giới: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc” [32]. Hiện nay, tuy quyền sống của con ngƣời đƣợc đảm bảo bằng chắc chắn hơn về mặt pháp lý bằng các thể chế dân chủ, song lại bị đe dọa bởi tình trang ô nhiễm và suy thoái môi trƣờng. Vấn đề quyền sống trong môi trƣờng lành mạnh là một nguyên tắc của quan hệ giữa các quốc gia. Từ năm 1986, Việt Nam đã thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện, tập trung phát triển kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Tuy nhiên, cùng với những thành tựu đạt đƣợc, mối nguy hại từ sự hủy hoại môi trƣờng sinh thái, tốc độ đô thị hóa nhanh, ô nhiễm môi trƣờng nƣớc và không khí đang đặt ra một bài toán nan giải về phát triển bền vững trong thời gian tới. Trong nhiều
83
năm qua, cơ quan lập pháp nƣớc ta đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật quan trọng có liên quan trực tiếp đến môi trƣờng và đảm bảo quyền đƣợc sống trong môi trƣờng trong lành của con ngƣời. Tại Điều 43 Hiến pháp năm 2013 đã khẳng định trang trọng: “Mọi người có quyền được sống trong môi trường trong lành và có nghĩa vụ bảo vệ môi trường” [26]. Để cụ thể hóa quy định trong Hiến pháp năm 2013, Luật Bảo vệ môi trƣờng năm 2014 tiếp tục khẳng định quyền đƣợc sống trong môi trƣờng trong lành là một trong tám nguyên tắc bảo vệ môi trƣờng: “Bảo vệ môi trường gắn kết hài hòa với phát triển kinh tế, an sinh xã hội, bảo đảm quyền trẻ em, thúc đẩy giới và phát triển, bảo tồn đa dạng sinh học, ứng phó với biến đổi khí hậu để bảo đảm quyền mọi người được sống trong môi trường trong lành” [28]. Thông qua nguyên tắc này cho thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa các thành tố quan trọng nhƣ: Bảo vệ môi trƣờng, phát triển kinh tế, đa dạng sinh học, biến đổi khí hậu trong quá trình thúc đẩy quyền đƣợc sống trong môi trƣờng trong lành của con ngƣời. Do đó, hoàn thiện cơ chế đảm bảo thực hiện quyền cơ bản của công dân trong môi trƣờng sống ở làng nghề là vấn đề quan trọng. Khi các quy phạm pháp luật về môi trƣờng làng nghề đi vào cuộc sống thì các chủ thể sẽ tự ý thức đƣợc nghĩa vụ và vai trò của mình thực hiện tốt việc BVMT. Bên cạnh đó, cần ghi nhận và đảm bảo một loạt các quyền cơ bản khác của công dân làm cơ sở, tiền đề cho việc thực hiện quyền này nhƣ quyền khiếu nại, tố cáo, quyền tiếp cận thông tin, quyền học tập, lao động làm việc trong môi trƣờng trong lành… để công dân phát huy vai trò chủ thể của mình, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân.
Thứ ba, tăng cƣờng các biện pháp về tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trƣờng làng nghề. Chú trọng các chính sách phát triển bền vững làng nghề. Sản xuất kinh doanh song song cải thiện và bảo vệ môi trƣờng, không vì lợi ích kinh tế trƣớc mắt. Nghiên cứu xây dựng, ban hành và
84
áp dụng văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trƣờng làng nghề, trong đó cần quy định rõ trách nhiệm của địa phƣơng, các ngành, lĩnh vực hoạt động làng nghề. Các làng nghề tiếp tục tiến hành rà soát, xây dựng các quy định về vệ sinh, môi trƣờng dƣới dạng các quy định, hƣơng ƣớc, cam kết bảo vệ môi trƣờng của chính địa phƣơng mình. Tăng cƣờng hoạt động giám sát môi trƣờng làng nghề và thực hiện kiểm kê nguồn thải; áp dụng công cụ kinh tế nhƣ phí bảo vệ môi trƣờng đối với nƣớc thải, khí thải, chất thải rắn.
3.2.1.2. Tăng cường cơ chế kiểm soát ô nhiễm môi trường làng nghề
Khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trƣờng làng nghề là quá trình lâu dài, cần lộ trình hợp lý và cụ thể. Tăng cƣờng công tác quản lý nhà nƣớc về bảo vệ môi trƣờng tại các làng nghề, trong đó cần tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trƣờng làng nghề, kiên quyết xử lý nghiêm đối với các hành vi gây ô nhiễm môi trƣờng nghiêm trọng; áp dụng các công cụ, biện pháp để kiểm soát chặt chẽ hơn hoạt động xả thải của các làng nghề, của cơ sở sản xuất ngành nghề nông thôn để giải quyết kịp thời các vấn đề môi trƣờng bức xúc, phòng ngừa, giảm thiểu các nguồn gây ô nhiễm, tác động xấu đến môi trƣờng cụ thể:
Trƣớc hết, cần phải đẩy nhanh việc rà soát, đánh giá phân loại làng nghề. Khẩn trƣơng có các giải pháp xử lý đối với làng nghề đang bị ô nhiễm nghiêm trọng theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ về việc xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trƣờng nghiêm trọng, hiện nay nƣớc ta có 13 làng nghề bị đƣa vào danh sách này. Trong thời gian tới, các địa phƣơng và các làng nghề khẩn trƣơng xử lý môi trƣờng. Bên cạnh đó, tiếp tục tăng cƣờng thanh tra, kiểm tra phát hiện mới các làng nghề gây ô nhiễm nghiêm trọng để đƣa vào danh sách “đen” và có các biện pháp xử lý kịp thời. Yêu cầu các làng nghề triển khai áp dụng các biện pháp cần thiết nhằm giảm thiểu ô nhiễm; xây dựng các lộ trình xử lý ô nhiễm và triển khai
85
thực hiện theo đúng lộ trình đƣợc phê duyệt. Việc xử lý ô nhiễm môi trƣờng không chỉ giới hạn trong phạm vi làng nghề mà cần phải xử lý cả các khu vực đã bị làng nghề làm ô nhiễm nhƣ các sông hồ. Đồng thời, tăng cƣờng hậu kiểm công tác bảo vệ môi trƣờng đối với các cơ sở sản xuất, hộ gia đình; thực hiện nghiêm các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn việc chuyển giao công nghệ, máy móc, phƣơng tiện, thiết bị cũ, lạc hậu gây ô nhiễm môi trƣờng.
Kiện toàn đội ngũ cán bộ thanh tra về môi trƣờng. Cần chủ động, linh hoạt bố trí, sắp xếp con ngƣời và nguồn lực cho công tác thanh tra về môi trƣờng tƣơng xứng khối lƣợng nhiệm vụ. Tập trung bồi dƣỡng nâng cao trình độ chuyên môn, đạo đức cho cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra. Thanh tra đến đâu phải có kết luận đến đó và phải xác định rõ đối tƣợng vi phạm, mức độ vi phạm, biện pháp xử lý trách nhiệm, giải pháp khắc phục và giao trách nhiệm cho ngƣời đứng đầu cơ quan địa phƣơng kiểm tra, đôn đốc thực hiện kết luận thanh tra. Cơ quan ngành dọc cấp trên cần hỗ trợ các địa phƣơng những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra thực hiện các quy định về bảo vệ môi trƣờng làng nghề một cách kịp thời. Đảm bảo các làng nghề đƣợc công nhận phải đáp ứng đƣợc các điều kiện về bảo vệ môi trƣờng. Đối với làng nghề đã đƣợc công nhận nhƣng chƣa đáp ứng đƣợc các quy định, lập kế hoạch để khắc phục hoặc xem xét, loại bỏ ra khỏi danh mục làng nghề của địa phƣơng.
3.2.1.3. Tăng cường hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường làng nghề
Hợp tác quốc tế về môi trƣờng là một trong những nội dung quản lý nhà nƣớc về BVMT đƣợc đề cập trong các Luật BVMT và là giải pháp quan trọng trong các chiến lƣợc, kế hoạch hành động quốc gia về môi trƣờng. Trong hơn 20 năm qua, hợp tác quốc tế về môi trƣờng đã hình thành và phát triển mạnh mẽ, đóng góp tích cực cho thành công chung của các hoạt động BVMT ở nƣớc ta. Mỗi giai đoạn phát triển, hợp tác quốc tế về môi trƣờng có
86
những phạm vi, đặc thù và hình thức khác nhau. Cụ thể là, trong những năm 90 thế kỷ trƣớc, hợp tác quốc tế về môi trƣờng chủ yếu đƣợc thực hiện qua các dự án hợp tác song phƣơng với Thụy Điển, Ca-na-đa, với nội dung tập trung vào nâng cao năng lực xây dựng thể chế và hình thức là tiếp nhận viện trợ. Đến nay, hợp tác đã đƣợc mở rộng thông qua nhiều đối tác song phƣơng nhƣ: Đan Mạch, Nhật Bản, Thụy Sĩ, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Trung Quốc… cũng nhƣ các tổ chức quốc tế đa phƣơng: Chƣơng trình Phát triển Liên hợp quốc, Chƣơng trình Môi trƣờng Liên hợp quốc, Quỹ Môi trƣờng toàn cầu, Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển châu Á, ASEAN. Nội dung hợp tác đã đi vào chiều sâu, bao gồm hầu hết các lĩnh vực quản lý môi trƣờng nhƣ đánh giá tác động môi trƣờng, kiểm soát ô nhiễm, xử lý ô nhiễm hóa chất tồn lƣu, bảo tồn đa dạng sinh học, biến đổi khí hậu… Hình thức hợp tác đƣợc chuyển đổi từ tiếp nhận viện trợ, sang quan hệ đối tác cùng hợp tác giải quyết vấn đề. Hiện nay, Việt Nam là thành viên chính thức của các tổ chức cấp cao về môi trƣờng của AEAN, quan hệ Việt Nam với các tổ chức quốc tế nhƣ UNEP, UNICEF, UNIDO, WB, WWF… đƣợc phát triển và có vai trò quan trọng trong công tác bảo vệ trƣờng.
Về thuận lợi, trong tiến trình hội nhập quốc tế nói chung và hợp tác quốc tế về môi trƣờng nói riêng luôn đƣợc coi là một nội dung, giải pháp quan trọng đƣợc thể hiện trong các chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, Nhà nƣớc và các văn bản luật, dƣới luật trong lĩnh vực này. Điển hình nhƣ: Luật Bảo vệ môi trƣờng (năm 2014) có ba điều thuộc Chƣơng 17, quy định nội dung hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trƣờng (Luật năm 2005 quy định tại chƣơng 12 với 3 điều). Trong Chiến lƣợc Bảo vệ môi trƣờng quốc gia giai đoạn 2011-2020 cũng nêu rõ “Thúc đẩy hội nhập và tăng cƣờng hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trƣờng”...
87
Về mặt tồn tại, trong lĩnh vực THPL về BVMT làng nghề nói riêng sự hợp tác quốc tế và hội nhập khu vực còn chƣa thực sự đƣợc quan tâm mặc dù việc hợp tác quốc tế giúp cho nƣớc ta học tập đƣợc kinh nghiệm THPL về BVMT làng nghề, tranh thủ đƣợc sự giúp đỡ của các nƣớc trong khu vực và trên thế giới về nguồn tài chính vả áp dụng khoa học, công nghệ. Trong giai đoạn tới, hợp tác quốc tế về môi trƣờng nói chung và môi trƣờng làng nghề nói riêng có những bối cảnh mới, với những thuận lợi, khó khăn, đòi hỏi phải có định hƣớng và giải pháp phù hợp với Việt Nam do vậy, nƣớc ta cần đẩy mạnh hợp tác quốc tế về BVMT làng nghề trên tinh thần tôn trọng và thực hiện nghiêm túc công ƣớc đã ký kết tham gia, qua đó tiếp tục hội nhập sâu