Văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động quản lý khoa học và công nghệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn bản quy phạm pháp luật trong hoạt động quản lý khoa học và công nghệ (Trang 25 - 26)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT

1.2. Văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động quản lý khoa học và công nghệ

công nghệ

1.2.1. Khái niệm

VBQPPL về hoạt động quản lý KH&CN có thể được hiểu là hệ thống các QPPL quy định và điều chỉnh các quan hệ pháp lý liên quan tới hoạt động KH&CN; phạm vi điều chỉnh là các tổ chức KH&CN; các cá nhân, tổ chức thực hiện các hoạt động KH&CN.

Quản lý nhà nước về KH&CN là hoạt động do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành nhằm đảm bảo cho hoạt động KH&CN được thực hiện đúng đường lối, chính sách, pháp luật về KH&CN, cũng như hướng các hoạt động KH&CN phục vụ công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước, phục vụ lợi ích chung của xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của tổ chức, cá nhân.

Bộ KH&CN là cơ quan có trách nhiệm chính trong tổ chức thực hiện pháp luật về KH&CN. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, bộ và các cơ quan quản lý nhà nước về KH&CN khác tuyên truyền, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thực hiện các quy định của pháp luật về KH&CN, duy trì thanh tra, kiểm tra thường xuyên để đảm bảo hoạt động KH&CN thực hiện đúng pháp luật.

1.2.2. Nguyên tắc xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong hoạt động quản lý khoa học và công nghệ trong hoạt động quản lý khoa học và công nghệ

KH&CN là quốc sách hàng đầu, giữ vai trò then chốt trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là nền tảng và động lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển nhanh, bền vững đất nước. Mục đích của việc ban hành các VBQPPL về hoạt động quản lý KH&CN là để phát triển KH&CN, nâng cao hiệu quả hoạt động và tăng cường hiệu lực quản lí nhà nước về KH&CN, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong hoạt động KH&CN; xây dựng nền khoa học, công nghệ tiên tiến, hiện đại để phát triển lực lượng sản xuất, nâng cao trình độ quản tí; sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường; đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; xây dựng con người mới Việt Nam; góp phần phát triển nhanh, bền vững kinh tế - xã hội, nâng cao

chất lượng cuộc sống của nhân dân, bảo đảm quốc phòng, an ninh. Do vậy, việc xây dựng các VBQPPL về hoạt động quản lý KH&CN ngoài việc tuân thủ các nguyên tắc trong hoạt động xây dựng và ban hành VBQPPL thông thường, cần đáp ứng các nguyên tắc chuyên ngành sau:

(i) Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, phát triển KH&CN.

(ii) Thúc đẩy và phát huy năng lực nội sinh về KH&CN kết hợp với việc tiếp thu có chọn lọc thành tựu KH&CN của thế giới, phù hợp với thực tiễn Việt Nam.

(iii) Bảo đảm quyền tự do sáng tạo, phát huy dân chủ trong hoạt động KH&CN vì sự phát triển của đất nước.

(iv) Bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe con người, bảo vệ môi trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn bản quy phạm pháp luật trong hoạt động quản lý khoa học và công nghệ (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)