CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
3.2. Một số giải pháp nâng cao chất lượng ban hành văn bản quy phạm pháp luật
3.2.6. Kiểm soát hoạt động xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật
pháp luật
- Nâng cao hiệu quả của công tác kiểm tra, giám sát VBQPPL: Kiểm tra VBQPPL bao gồm các hoạt động: Hoạt động tự kiểm tra VBQPPL của cơ quan ban hành VBQPPL; hoạt động kiểm tra của cơ quan cấp trên đối với việc ban hành VBQPPL của cơ quan cấp dưới;... Hoạt động kiểm tra VBQPPL nhằm mục đích phát hiện ra những văn bản có nội dung không bảo đảm thống nhất với hệ thống pháp luật để kịp thời xử lý xử lý, loại bỏ ra khỏi hệ thống pháp luật.
Về phía cơ quan ban hành văn bản cần chủ động và tích cực gửi văn bản đến cơ quan kiểm tra văn bản theo đúng quy định là không quá 03 ngày làm việc, kể từ khi ký ban hành để đảm bảo cho cơ quan kiểm tra có điều kiện thực hiện việc kiểm tra văn bản được kịp thời. Khi nhận được văn bản kiểm tra, trong thời hạn 30 ngày làm việc, cơ quan kiểm tra cần tiến hành kiểm tra văn bản. Nếu kiểm tra mà phát hiện văn bản trái pháp luật thì cơ quan kiểm tra thông báo cho cơ quan ban hành văn bản biết và cùng nhau tìm ra hướng xử lý phù hợp nhất. Sau đó, cơ quan ban hành văn bản phải tự kiểm tra và xử lý văn bản của mình đồng thời gửi báo cáo về kết quả xử lý cho cơ quan kiểm tra và đăng tải công khai kết quả xử lý về văn bản đó. Những hoạt động này thể hiện cơ chế phối hợp nhịp nhàng giữa cơ quan ban hành văn bản và cơ quan kiểm tra văn bản, là điều kiện cần thiết để mỗi bên thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình.
- Xây dựng thiết chế tài phán đối với các VBQPPL có dấu hiệu không bảo đảm tính thống nhất đối với hệ thống pháp luật: Hoạt động, giám sát kiểm tra nhằm phát hiện những VBQPPL không bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, mâu thuẫn, chồng chéo không đem lại nhiều hiệu quả, kể cả khi phát hiện ra những trường hợp văn bản có dấu hiệu sai trái thì việc xử lý cũng ít khi được thực hiện. Điều đó dẫn đến những quy định sai trái đó vẫn có hiệu lực. Vì vậy cần thiết phải có thiết chế tài phán để xem xét, ra phán quyết đối với các VBQPPL có dấu hiệu không bảo đảm tính thống nhất với hệ thống pháp luật. Đây là việc làm cần thiết nhằm loại bỏ triệt để những quy định của pháp luật mâu thuẫn chồng chéo tồn tại trong hệ thống pháp luật.
- Xây dựng chế tài xử lý triệt để hành vi vi phạm của các bên liên quan, siết chặt quản lý, với những hành vi vi phạm trong soạn thảo và xây dựng VBQPPL thì cần có giải pháp sâu sát, triệt để nhằm ngăn chặn hành vi vi phạm, giảm thiểu những tác động tiêu cực, với những hành vi tiêu cực trong quản lý VBQPPL cần đôn đốc, nhắc nhở, có các biện pháp phù hợp nhằm ngăn chặn hành vi và hậu quả có thể xảy ra.
- Nâng cao chất lượng, tính chuyên nghiệp, chuyên sâu trong công tác thẩm định, thẩm tra: nhằm kịp thời phát hiện những quy định trái, mâu thuẫn, chồng chéo với văn bản cấp trên hoặc tình hình kinh tế xã hội để loại bỏ ngay từ khâu dự thảo. Tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân, doanh nghiệp tham gia ý kiến góp ý xây dựng VBQPPL của bộ. Tôn trọng, tiếp thu nghiêm túc ý kiến của các các tầng lớp nhân dân trên địa bàn đối với dự thảo VBQPPL.
- Bảo đảm sự tham gia rộng rãi của các tổ chức chính trị - xã hội, của các phương tiện thông tin đại chúng và mọi tầng lớp nhân dân trong hoạt động kiểm tra, xử lý VBQPPL. Sự tham gia của nhiều tổ chức, phương tiện thông tin đại chúng và cộng đồng đã tạo nên một kênh thông tin cực kỳ hữu hiệu trong việc phát hiện sai phạm của VBQPPL. Đồng thời, Bộ KH&CN cũng phải có trách nhiệm khi nhận được những thông tin về VBQPPL sai trái, kịp thời chỉ đạo Vụ Pháp chế chủ trì thực hiện công tác kiểm tra và có kết luận chính xác, kiến nghị xử lý kịp thời khi phát hiện văn bản được phản ánh có nội dung trái pháp luật.
- Thực hiện nghiêm túc việc rà soát các VBQPPL: Rà soát VBQPPL là việc xem xét, đối chiếu, đánh giá các quy định của văn bản được rà soát với văn bản là căn cứ để rà soát, tình hình phát triển kinh tế - xã hội nhằm phát hiện, xử lý hoặc kiến nghị xử lý các quy định trái pháp luật, mâu thuẫn, chồng chéo, hết hiệu lực hoặc không còn phù hợp [11]. Nghị quyết số 117/NQ-CP ngày 09 tháng 12 năm 2019 về Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11 năm 2019, Chính phủ đã quyết nghị: “Thủ tướng Chính phủ thành lập Tổ công tác đặc biệt do Bộ trưởng Bộ Tư pháp làm Tổ trưởng, có sự tham gia của các bộ, cơ quan liên quan để rà soát những quy định pháp luật chồng chéo, bất cập, không phù hợp thực tiễn, gây khó khăn,
kìm hãm sự phát triển; lập danh mục các VBQPPL cần sửa đổi, bổ sung để trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định”. Do đó, công tác rà soát các VBQPPL tại Bộ KH&CN cần được thực hiện đúng quy trình, kịp thời phát hiện các sai phạm và khắc phục những vướng mắc trong hệ thống pháp luật lĩnh vực KH&CN.
3.2.7. Giải pháp khác
- Đẩy mạnh, tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức và hiểu biết cho cán bộ công chức về tầm quan trọng của hệ thống VBQPPL, ý nghĩa lớn lao của công tác soạn thảo, ban hành VBQPPL, tích cực tuyên truyền cho người dân để nâng cao tính phản biện, đánh giá, đóng góp ý kiến vào việc hoàn thiện, hoàn chỉnh VBQPPL. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền bằng cách tổ chức các buổi tọa đàm, phỏng vấn trực tiếp, viết các bài giới thiệu trên báo, tạp chí.
- Xây dựng cơ chế phối hợp giữa cơ quan kiểm tra, xử lý VBQPPL với cơ quan truyền thông. Các cơ quan kiểm tra VBQPPL cần phối hợp với cơ quan truyền thông trong việc cung cấp các thông tin về kết quả kiểm tra văn bản để cơ quan truyền thông nắm bắt và kịp thời đăng tải, tuyên truyền. Đây cũng chính là một trong những kênh thông tin để cá nhân, tổ chức tham gia vào quá trình giám sát, kiểm tra hoạt động quản lý nhà nước nói chung và kiểm tra, xử lý VBQPPL nói riêng. Các văn bản VBQPPL trái pháp luật sau khi được phát hiện và xử lý thì kết quả xử lý phải được đăng tải công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng. Điều này tạo điều kiện cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân được biết qua đó bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân; đồng thời tăng thêm tính chịu trách nhiệm và nâng cao nhận thức của lãnh đạo cơ quan ban hành văn bản về vai trò của kiểm tra, xử lý VBQPPL.
- Hoàn thiện công tác thẩm định, đánh giá đối với hoạt động quản lý VBQPPL nhằm tạo ra những văn bản ít sai sót, thực sự có chất lượng, quy củ và bài bản, không có những sai sót nghiêm trọng để nhanh chóng đi sâu vào cuộc ống, điều chỉnh các quan hệ xã hội
- Tăng cường kinh phí, nguồn hỗ trợ cho công tác soạn thảo, ban hành VBQPPL nhằm giúp quá trình soạn thảo được kĩ lưỡng hơn,đầy đủ hơn, nâng cao chất lượng soạn thảo.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3
Từ những phân tích về nguyên nhân của những thành tựu cũng như hạn chế về công tác xây dựng và ban hành VBQPPL, chương 3 luận văn đã xác định phương hướng chung của công tác xây dựng và ban hành VBQPPL, đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả xây dựng và ban hành VBQPPL tại Bộ KH&CN. Tác giả đưa ra các quan điểm và giải pháp đảm bảo tính hợp pháp, thống nhất, toàn diện, đồng bộ của VBQPPL, bao gồm:
Một là giải pháp về thể chế, Nhà nước cần có chiến lược hoàn thiện các quy định của pháp luật đối với công tác xây dựng và ban hành VBQPPL tại Bộ KH&CN.
Hai là giải pháp về tổ chức bộ máy, cần kiện toàn bộ máy của Bộ KH&CN đối với chuyên môn trong lĩnh vực xây dựng và ban hành VBQPPL, tăng cường hiệu quả phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong công tác kiểm tra, soạn thảo, thẩm định, tiếp thu ý kiến.
Ba là giải pháp về nhân sự, cần nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ công chức trong công tác xây dựng và ban hành VBQPPL, xây dựng trung tâm nghiên cứu và các chương trình đào tạo cho các nhà làm luật.
Bốn là giải pháp về tài chính, cần chú trọng hơn về vấn đề kinh phí cho hoạt động xây dựng và ban hành VBQPPL.
Năm là giải pháp về kỹ thuật, cần đảm bảo các điều kiện về kỹ thuật, xây dựng hệ thống thông tin dữ liệu trong hoạt động xây dựng và ban hành VBQPPL hiệu quả.
Sáu là kiểm soát hoạt động xây dựng và ban hành VBQPPL, cần nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát VBQPPL, xử lý nghiêm các sai phạm trong xây dựng và ban hành VBQPPL.
Các giải pháp đưa ra đảm bảo tính hợp pháp, hợp lý trong hoạt động xây dựng và ban hành VBQPPL, góp phần nâng cao hiệu quả trong hoạt động xây dựng và ban hành VBQPPL tại Bộ KH&CN.
KẾT LUẬN
Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, hoạt động xây dựng và ban hành VBQPPL ở trung ương và địa phương đã đạt những kết quả đáng khích kệ. Các VBQPPL được ban hành kịp thời đã thể chế hóa đường lối đổi mới của Đảng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Hoạt động xây dựng và ban hành VBQPPL trong lĩnh vực KH&CN cũng đạt được một số thành tựu nhất định. Đây là lĩnh vực rộng lớn, trong khi đó, nước ta chuẩn bị hội nhập rộng và sâu vào nền kinh tế thế giới.
Bộ KH&CN cần tiếp tục nâng cao nhận thức, đề cao vai trò và trách nhiệm của Bộ trong lĩnh vực quản lý nhà nước. Để thực hiện thành công mục tiêu này, cần sớm hoàn thiện hệ thống VBQPPL về khoa học, công nghệ và môi trường. Cần tiếp tục đổi mới, khắc phục tình trạng soạn thảo luật khung, chuyển dần sang soạn thảo chi tiết, nghiên cứu sửa đổi, bổ sung những luật đã được ban hành để hạn chế tối đa việc ban hành văn bản hướng dẫn thi hành. Nâng cao chất lượng các dự thảo luật, các dự án luật phải thể chế hóa, cụ thể hóa được chủ trương, chính sách mới của Đảng, có cơ chế rõ ràng, minh bạch để thực hiện. Ban hành các quy định cụ thể về cơ chế phối hợp trong công tác lập pháp, phát huy tối đa trí tuệ trong quá trình xây dựng dự thảo. Mở rộng các hình thức lấy ý kiến thích hợp để các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, cộng đồng, cá nhân tham gia đóng góp vào quá trình xây dựng và ban hành các VBQPPL. Qua đó, góp phần hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và giải quyết các vấn đề toàn cầu hóa như bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu, khai thác và bảo vệ nguồn nước, bảo vệ chủ quyền biển, đảo. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và đẩy mạnh việc đưa kết quả, ứng dụng các thành quả tiến bộ của KH&CN vào thực tế đời sống xã hội, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường.
Trong phạm vi nghiên cứu, luận văn đã hệ thống hóa một cách khoa học vấn đề lý luận về xây dựng và ban hành VBQPPL nói chung và ở Bộ KH&CN
nói riêng. Luận văn đã đánh giá sát thực trạng hoạt động xây dựng và ban hành VBQPPL tại Bộ KH&CN, thấy rõ được những hạn chế và rút ra nguyên nhân cơ bản, từ đó đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xây dựng và ban hành VBQPPL tại Bộ KH&CN. Kết quả nghiên cứu sẽ là tài liệu phục vụ cho công tác đào tạo, để các cơ quan có thẩm quyền nghiên cứu, tham khảo khi xây dựng, sửa đổi, bổ sung và ban hành VBQPPL.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tạ Hữu Ánh (2000), Soạn thảo, ban hành và quản lý văn bản quản lý nhà nước, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia.
2. Bộ Khoa học và công nghệ (2014), Thông tư số 38/2014/TT-BKHCN quy định về đánh giá tổ chức khoa học và công nghệ, ngày 16 tháng 12 năm 2014. 3. Bộ Khoa học và công nghệ (2018), Thông tư 03/2018/TT-BKHCN ban hành
hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành khoa học và công nghệ và phân công thu thập, tổng hợp các chỉ tiêu thống kê quốc gia về khoa học và công nghệ, ngày 15 tháng 05 năm 2018.
4. Bộ Khoa học và công nghệ (2018), Quyết định số 1105/QĐ-BKHCN ban hành ngày 27 tháng 4 năm 2018 về việc ban hành Quy chế Tổ chức và hoạt động của Vụ Pháp chế.
5. Bộ Khoa học và công nghệ (2020), Quyết định số 961 /QĐ-BKHCN ban hành ngày 10 tháng 4 năm 2020, rà roát các văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý.
6. Bộ Tư pháp (2018), Báo cáo đánh giá 3 năm thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, Tài liệu Hội nghị Đánh giá 3 năm thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, tr.5, 35, (5)
7. Chính phủ (2010), Nghị định số 100/2010/NĐ-CP về Công báo, ngày 28 tháng 9 năm 2010.
8. Chính phủ (2013), Nghị định số 213/2013/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của thanh tra ngành khoa học và công nghệ ngày 20 tháng 12 năm 2013.
9. Chính phủ (2014), Nghị định số 08/2014/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật khoa học và công nghệ ngày 27 tháng 01 năm 2014.
10. Chính phủ (2014), Nghị định số 11/2014/NĐ-CP về hoạt động thông tin khoa học công nghệ, ngày 18 tháng 02 năm 2014.
và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 14 tháng 5 năm 2016.
12. Chính phủ (2017), Nghị định số 95/2017/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ, ngày 16 tháng 8 năm 2017.
13. Chính phủ (2017), Nghị định số 27/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 213/2013/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2013
14. Chính phủ (2019), Nghị định số 13/2019/NĐ-CP về doanh nghiệp khoa học và công nghệ, ngày 01 tháng 02 năm 2019.
15. Chính phủ (2020), Nghị định 30/2020/NĐ-CP về công tác văn thư ngày 05 tháng 3 năm 2020.
16. Chính phủ (2020), Nghị định số 154/2020/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Bạn hành VBQPPL. 17. Chính phủ (2019), Nghị quyết số 123/NQ-CP ngày về Phiên họp chuyên đề
về xây dựng pháp luật tháng 8-2020, ngày 31 tháng 8 năm 2020.
18. Phan Thị Mỹ Dung (2017), Xây dựng VBQPPL của Ủy ban nhân dân các cấp từ thực tiễn tỉnh Long An, luận văn Thạc sĩ Luật học của Học viện Khoa học xã hội.
19. Nguyễn Minh Đoan, Đại học Luật Hà Nội, Bàn về khái niệm “văn bản quy phạm pháp luật” trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
20. Đỗ Thị Việt Hà (2015), Pháp chế trong hoạt động xây dựng và ban hành VBQPPL của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang, luận văn thạc sĩ Luật học của Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội.
21. Trịnh Thu Hiền (2016), Tính hợp pháp và tính hợp lý của các văn bản quy