CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
1.3. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật quy định về hoạt động quản lý khoa
1.3.5. Các điều kiện đảm bảo cho hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp
pháp luật
a. Điều kiện về chính trị
Các điều kiện này là tổng thể những bộ phận, dạng thức tạo nên đời sống chính trị của xã hội ở từng giai đoạn nhất định, như: môi trường, hệ thống chuẩn mực chính trị, định hướng chính trị của đảng cầm quyền, các thiết chế chính trị, nền tảng dân chủ. Từ đó góp phần quyết định hình thành và đào luyện nhân cách con người trong xã hội. Các khía cạnh của giá trị văn hóa có ảnh hưởng đến giáo dục pháp luật, cách thức tiếp nhận của học sinh trung học phổ thông đối với việc giáo dục pháp luật. Việc xây dựng các VBQPPL có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của mỗi một quốc gia, ngoài ra vì tính chất nhạy cảm của các mối quan hệ xã hội nên những vấn đề liên quan đến lĩnh vực này luôn có sự chỉ đạo sát sao, sự quan tâm cụ thể của Đảng và cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Việc đưa ra đường lối chính sách về pháp luật giải quyết các quan hệ pháp luật là điều cần thiết.
Đồng thời, quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước ta là cần kiện toàn về công tác quản lý hành chính Nhà nước trong lĩnh vực, nâng cao vai trò của các cơ quan Nhà nước trong quản lý, giải quyết các vấn đề về quản lý hành chính nói chung đáp ứng với tình hình mới của đất nước. Các cơ quan nhà nước phải nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trên thực tế. Bên cạnh đó đề cao trách nhiệm, tập trung giải quyết kịp thời, từ đó, công bố công khai kết quả giải quyết là điều cần thiết và quan trọng. Đảm bảo sự quản lý thống nhất không chồng chéo, cũng cố kiện toàn hệ thống thanh tra, nâng cao năng lực đội ngủ cán bộ xét xử, cán bộ giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.
Dưới sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước thì việc hoàn thiện cơ chế về ban hành VBQPPL ở nước ta là yếu tố quan trọng trong việc hình thành nên các quy định của pháp luật và thực hiện có hiệu quả những quy định này trong thực tế. Một trong những đóng góp lớn nhất mà Nhà nước có thể tạo ra để vận hành tốt
hơn chính sách trong hoạt động quản lý nhà nước trong thời gian tới là cung cấp nền tảng pháp lý nhằm đảm bảo quyền và lợi ích có liên quan.
b. Điều kiện về pháp lý
Hoạt động ban hành VBQPPL của Bộ là nền tảng pháp lý của các chủ thể và đảm bảo ổn định tình hình chính trị địa phương. Trên cơ sở các quy định của pháp luật về nội dung như Hiến pháp, luật ban hành VBQPPL và các văn bản hướng dẫn thi hành để các cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh các mối quan hệ pháp luật hình thành trong cuộc sống, từ đó, lựa chọn các quy định phù hợp để làm căn cứ áp dụng trong quá trình giải quyết các vấn đề phát sinh. Các quy định của pháp luật là căn cứ là cơ sở pháp lý để giúp các cơ quan có thẩm quyền thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình. Pháp luật có vai trò quan trọng và có sự ảnh hưởng lớn đến mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội, các quy định của pháp luật là cơ sở pháp lý bắt buộc các bên phải tôn trọng và tuân thủ.
Khi pháp luật được ban hành, quy định một cách chặt chẽ và thống nhất thì sẽ điều chỉnh được các quan hệ phát sinh, các quy định của pháp luật phù hợp với thực tiễn sẽ góp phần giải quyết nhanh chóng và hiệu quả các tranh chấp, thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển, đảm bảo ổn định tình hình chính trị địa phương cũng như phát huy được vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội, đảm bảo mọi công dân sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật. Do đó, để đáp ứng nhu cầu điều chỉnh của pháp luật đối với các quan hệ tranh chấp trong lĩnh vực đất đai, Nhà nước đã ban hành các quy định pháp luật phù hợp với thực tiễn tình hình phát triển của đất nước, trên cơ sở kế thừa và phát huy những quy định của pháp luật mang tính nền tảng.
Vì vậy, pháp luật về ban hành VBQPP của Bộ được ban hành gắn với từng giai đoạn phát triển của kinh tế, chính trị, xã hội và ngày càng được hoàn thiện nhằm đáp ứng nhu cầu điều chỉnh các tranh chấp xảy ra.
c. Điều kiện về nguồn nhân lực
Các chính sách cải cách hành chính, cải cách tư pháp cũng được Đảng, Nhà nước ta quan tâm và ngày càng có tác động tiêu cực đến hoạt động điều chỉnh các
mối quan hệ hình thành trong thực tiễn. Trình độ năng lực của của đội ngũ cán bộ, công chức trong các cơ quan hành chính, cơ quan tư pháp cũng ngày càng được nâng cao nhằm giải quyết có hiệu quả và kịp thời các tranh chấp đất đai xảy ra trong thực tiễn đời sống xã hội.
Môi trường làm việc, trình độ năng lực của các cán bộ, công chức, cơ sở vật chất là những yếu tố căn bản cho việc xây dựng và ban hành VBQPPL của Bộ. Môi trường làm việc tốt là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của cán bộ, công chức cũng như quyết định đến chất lượng, hiệu quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị trong lĩnh vực này nói riêng và thi hành pháp luật nói chung. Thực tế cho thấy không ít cơ quan, tổ chức, đơn vị có môi trường làm việc, năng lực trình độ của các cán bộ, công chức chưa tốt dẫn đến những hậu quả có thể nhìn thấy được như: Chất lượng, hiệu quả làm việc kém; mất đoàn kết; thậm chí cán bộ, công chức có trình độ, năng lực xin thôi việc hoặc chuyển công tác… Để xây dựng một môi trường làm việc tốt, mỗi cơ quan, tổ chức, đơn vị, nhất là đối với người phụ trách phải xác định đây là nhiệm vụ cần được ưu tiên hàng đầu song song với việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ trên từng lĩnh vực nói chung và trong vấn đề ban hành VBQPPL nói riêng. Việc bảo đảm điều kiện về cơ sở vật chất như phòng làm việc, bàn, ghế, điện thoại, máy vi tính… và các máy móc kỷ thuật hỗ trợ cho việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn. Tùy theo điều kiện thực tế của cơ quan, đơn vị để trang bị cho cán bộ, công chức nhưng phải đảm bảo các yếu tố của một cơ quan, công sở. Ngoài ra, cần thực hiện đào tạo, bồi dưỡng theo đúng yêu cầu tiêu chuẩn của mỗi chức danh, ngạch, bậc cán bộ, công chức và yêu cầu nhằm phục vụ cho quá trình thực hiện nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước có trách nhiệm quản lý về ban hành VBQPPL. Quá trình xây dựng môi trường làm việc cũng như nâng cao chất lượng trình độ cho các cán bộ, công chức làm công tác trong lĩnh vực này là một trong những nội dung, nhiệm vụ hàng đầu mà cơ quan, tổ chức hay đơn vị phải quan tâm thực hiện, đáp ứng với yêu cầu công việc, nhiệm vụ đã được đề ra.
Trong thời gian tới, để đưa kinh tế xã hội ngày càng phát triển và hội nhập quốc tế, công tác cải cách nền hành chính - tư pháp và nâng cao kinh nghiệm năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức cũng như trình độ và nhận thức pháp luật của người dân cần tiếp tục đẩy mạnh. Thực hiện chương trình tổng thể về cải cách hành chính nhà nước theo hướng xây dựng nền hành chính dân chủ, hiện đại, phục vụ nhân dân, hoàn thiện thể chế hành chính dân chủ - pháp quyền. Tiếp tục sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của các cơ quan tư pháp cũng như các thủ tục tố tụng để tạo cơ sở pháp lý cần thiết cho hoạt động của các cơ quan này đạt hiệu quả. Tăng cường hơn nữa công tác đào tạo bồi dưỡng nâng cao kiến thức và năng lực cho đội ngủ cán bộ, tuyên truyền, giáo dục pháp luật sâu rộng trong quần chúng nhân dân, tăng cường ứng dụng khoa học – công nghệ trong các lĩnh vực phát triển trong đời sống thông qua các VBQPPL.
d. Điều kiện về kinh tế
Sự phát triển kinh tế xã hội ảnh hưởng đến các quy định của pháp luật, khi xã hội phát triển nhu cầu điều chỉnh các quan hệ mới phát sinh. Do đó, cần phải có pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội đó, các quy định của pháp luật phải phù hợp với thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy, việc ban hành các quy định của pháp luật trong lĩnh vực của cuộc sống cần phải dựa trên sự phát triển của nền kinh tế, xã hội để kịp thời điều chỉnh các tranh chấp xảy ra.
Quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cũng có nhiều tác động đến sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước và quy định của pháp luật, sự phát triển và kế thừa những thành tựu về khoa học công nghệ và áp dụng khoa học công nghệ vào thực tiễn đã nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế và tri thức con người trong điều kiện mới. Muốn thúc đẩy sự phát triển của quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa, hiện đại hóa và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực đất đai cần phải có những quy định pháp luật phù hợp với điều kiện trong nước và quốc tế nhằm kịp thời điều chỉnh các tranh chấp phát sinh, nâng cao hiệu quả quản lý của Nhà nước và thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển.
khi kinh tế xã hội phát triển thì pháp luật cũng phải được ban hành, sửa đổi để phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế để thúc đẩy kinh tế phát triển và đảm bảo pháp luật được thực thi trong đời sống xã hội. Vì vậy, sự phát triển kinh tế - xã hội có ảnh hưởng rất lớn đến chính sách pháp luật của Nhà nước. Pháp luật và sự phát triển kinh - tế xã hội có mối quan hệ mật thiết thúc đẩy qua lại lẫn nhau, pháp luật phù hợp sẽ thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển và thông qua pháp luật để Nhà nước thống nhất quản lý các lĩnh vực của đời sống.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
VBQPPL là một chế định pháp lý quan trọng, là cơ sở cần thiết trong việc thiết lập và hoàn chỉnh một hệ thống pháp luật về giải quyết tranh chấp ở nước ta hiện nay. Việc xác định đặc điểm, tính tất yếu, những yếu tố đảm bảo trong việc xây dựng và ban hành VBQPPL trong lĩnh vực KH&CN sẽ hỗ trợ một phần lớn trong việc thiết lập các QPPL chặt chẽ nhằm hoàn thiện hơn nữa hệ thống pháp luật tại Việt Nam. Đây là nhiệm vụ quan trọng đối với nước ta trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, đảm bảo hài hoà giữa phát triển kinh tế và bảo đảm quyền và lợi ích của các chủ thể ở Việt Nam. Đồng thời, còn bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các chủ thể khi tham gia vào quan hệ xã hội trong lĩnh vực xây dựng và ban hành VBQPPL. Góp phần quan trọng trong hoạt động xây dựng và ban hành VBQPPL ở nước ta trong quá trình hội nhập và phát triển. Cùng với thời gian thì những quy định xây dựng và ban hành VBQPPL đã được thay đổi nhằm phù hợp hơn với sự phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta. Qua đó, đảm bảo hoạt động thực hiện pháp luật là quá trình đưa pháp luật vào đời sống, áp dụng những quy định trong văn bản vào hiện thực, góp phần đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật.
Chương I của Luận văn đã phân tích một cách khái quát cơ sở lý luận của VBQPPL và VBQPPL trong hoạt động quản lý KH&CN ở nước ta hiện nay, bao gồm: khái niệm và đặc điểm về VBQPPL, nội dung, vai trò và các yếu tố đảm bảo cho quá trình thực thi trong lĩnh vực này một cách có hiệu quả.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT QUY ĐỊNH VỀ HỌAT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TẠI
BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ