Giải pháp về tổ chức bộ máy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn bản quy phạm pháp luật trong hoạt động quản lý khoa học và công nghệ (Trang 79 - 81)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT

3.2. Một số giải pháp nâng cao chất lượng ban hành văn bản quy phạm pháp luật

3.2.2. Giải pháp về tổ chức bộ máy

Cần có một cơ quan soạn thảo độc lập, duy nhất, lựa chọn những chuyên gia pháp lý có kiến thức, kinh nghiệm chuyên sâu, đồng thời lựa chọn những chuyên gia ngôn ngữ để có thể soạn thảo VBQPPL chất lượng cao nhất. Cơ quan soạn thảo cần có vị trí, các nguồn lực hỗ trợ để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.

Đề xuất đặt ở vị trí tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, về lâu dài nên phát triển thành cơ quan trực thuộc Quốc hội.

Cần kiện toàn và tăng thẩm quyền của cơ quan kiểm tra độc lập. Mặc dù hoạt động tự kiểm tra của cơ quan ban hành VBQPPL tại Bộ KH&CN đã đạt được nhiều thành tựu, nhưng cũng có thể bị chi phối bởi những quan điểm xây dựng VBQPPL từ trước, khó thừa nhận khiếm khuyết của VBQPPL và các sai sót trong VBQPPL. Do vậy, cần phải có thêm cái nhìn khách quan hơn đối với VBQPPL. Cần kiện toàn, tăng thẩm quyền của cơ quan kiểm tra độc lập quy định Cục Kiểm tra VBQPPL không chỉ dừng lại ở hoạt động kiểm tra tính hợp pháp, mà cần kiểm tra tính hợp lý của VBQPPL.

Bộ KH&CN cần kiện toàn bộ máy của bộ, đề xuất Bộ sớm thành lập các phòng chuyên môn trong lĩnh vực xây dựng và ban hành VBQPPL như Ban soạn thảo, Tổ biên tập. Bộ phận này sẽ trực thuộc Vụ Pháp chế, thực hiện chức năng chuyên môn của mình trong lĩnh vực xây dựng và ban hành VBQPPL.

Như đã phân tích tại chương 2, sự liên kết giữa các cơ quan nhà nước trong xây dựng và ban hành VBQPPL chưa được chú trọng, chính vì vậy cần quan tâm hơn nữa đến công tác này và tạo các biện pháp khuyến khích sự tăng cường phối hợp giữa các cơ quan nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng ban hành VBQPPL, tăng cường sự giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau, coi sự liên kết phối hợp là một yêu cầu bắt buộc và cần thiết nhằm gia tăng sự phối hợp, gắn bó chặt chẽ giữa các cơ quan này trong thực tế.

Về số lượng biên chế, căn cứ vào nhiệm vụ, khối lượng công việc hàng năm của đơn vị, bổ sung biên chế hành chính cho Bộ. Trên cơ sở kiện toàn bộ máy theo hướng nêu trên, cần bố trí đủ công chức vào từng vị trí công tác chuyên môn, theo vị trí làm việc tại Bộ KH&CN một cách đầy đủ và khoa học.

Đối với các dự thảo VBQPPL có nội dung phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực hoặc do Bộ KH&CN chủ trì soạn thảo, Bộ KH&CN cần thành lập Hội đồng thẩm định liên ngành hoặc tổ chức các cuộc họp tư vấn thẩm định để huy động trí tuệ, kinh nghiệm của các nhà khoa học, chuyên gia các ngành, lĩnh

vực có liên quan, giúp đưa ra ý kiến phản biện chính xác, khách quan hơn, bảo đảm tính đồng bộ, tính khả thi của VBQPPL sau khi được ban hành. Cơ chế thẩm định thông qua Hội đồng và cuộc họp tư vấn thẩm định đã phát huy hiệu quả và hiện đang được mở rộng việc áp dụng. Kết quả thẩm định chính là những ý kiến đánh giá, nhận xét của những người trực tiếp thẩm định văn bản. Việc đưa ra những ý kiến đánh giá, phản biện như vậy là rất cần thiết. Tuy nhiên, sẽ xác đáng hơn nếu về mặt pháp lý chúng ta xây dựng được những phương pháp và kỹ thuật có thể đo lường được các nội dung cần thẩm định. Ví dụ, làm thế nào để xác định tính trùng lắp, chồng chéo của các quy phạm thay vì cách làm rà soát thủ công, cần một phương pháp hỗ trợ nhằm đem lại kết quả nhanh và chính xác. Để đo lường tính khả thi và logic của văn bản, có thể thay những ý kiến bình luận, nhận xét phần lớn dựa vào kinh nghiệm như hiện nay bằng phương pháp nghiên cứu tình huống hoặc thiết lập bản đồ tư duy. Do đó, bên cạnh việc hoàn thiện các quy định về nội dung thẩm định, hồ sơ và quy trình thẩm định, thì việc nghiên cứu để xây dựng phương pháp và kỹ thuật thẩm định VBQPPL và hiện thực hóa chúng thành những quy định pháp lý là việc làm cần thiết.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn bản quy phạm pháp luật trong hoạt động quản lý khoa học và công nghệ (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)