Tiêu chí đánh giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn hóa công vụ của cán bộ, công chức UBND phường, quận thủ đức tp HCMThành phố hồ chí minh (Trang 47 - 52)

1.4.2.1. Nhóm tiêu chí đánh giá đối với chủ thể hoạt động công vụ gồm Đánh giá về nhận thức, thái độ và hành vi đối với chủ thể chính trị:

nghĩa Việt Nam; Bảo vệ pháp luật, danh dự và lợi ích quốc gia; Chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Đánh giá về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ: Được đào tạo đúng

nghành; Được bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước, lý luận chính trị; Có trình độ ngoại ngữ, tin học đảm bảo phục vụ cho chuyên môn; có khả năng làm việc độc lập và phối kết hợp; có khả năng chịu áp lực công việc lớn.

Đánh giá về đạo đức cán bộ, công chức: Có tinh thần trách nhiệm cao

trong công vụ; trọng dân, vì dân phục vụ;có lối sống giản dị, lành mạnh, thực hiện cần kiệm liêm chính, chí công vô tư; Trung thực, nghiêm túc trong thực thi công vụ; Không cơ hội, hám danh, hám lợi, giữ được phẩm chất, nhân cách của cán bộ, công chức; Quan hệ ứng xử tốt trong gia đình, cơ quan và nơi cư trú.

Đánh giá về hiệu quả của cán bộ, công chức: mức độ hoàn thành các

mục tiêu, nhiệm vụ đề ra; Đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật khi thực hành công vụ; Đảm bảo tính công khai, minh bạch, dân chủ trong thực thi công vụ; Sẵn sàng cung cấp thông tin cho truyền thông đại chúng về kết quả giải quyết công vụ theo quy định của pháp luật; Đảm bảo đúng quy trình thủ tục hành chính trong giải quyết công vụ; Công tâm, khách quan và không chịu ảnh hưởng của cấp trên, người quen trong xử lý công vụ; Không lạm dụng chức vụ, quyền hạn khi thực hành công vụ.

Như vậy, đánh giá văn hóa công vụ của cán bộ, công chức trước hết chính là đánh giá, xem xét nhận thức, năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức và năng lực thực tiễn hoạt động công vụ của cán bộ, công chức. Và trên thực tế, việc đánh giá cán bộ, công chức theo các tiêu chí này đòi hỏi quá trình xem xét, nhìn nhận một cách toàn diện, khách quan, kết hợp việc khảo sát, tổng hợp thông tin từ nhiều kênh khác nhau để đạt hiệu quả chính xác

trong đánh giá. Đây là những tiêu chí quan trọng nhất, còn nhiều hạn chế trong thực tiễn và cần những giải pháp cụ thể để thực hiện.

1.4.2.2. Nhóm tiêu chí đánh giá về môi trường văn hóa công vụ

Đánh giá về điều kiện cơ sở vật chất gồm: Bài trí đúng vị trí Quốc huy,

Quốc kỳ trong công sở; Biển tên, cơ quan được đặt tại cổng chính và ghi rõ địa chỉ của cơ quan; các pano, cờ, băng rôn tuyên truyền trong Ủy ban nhân dân phường; các bảng niêm yết thủ tục hành chính; các bảng chỉ dẫn vị trí phòng; bố trí cây xanh; trang thiết bị tại văn phòng tiếp dân; Phòng làm việc phải ghi rõ tên đơn vị, họ và tên, chức danh cán bộ, công chức; Đồng phục cơ quan cho một vài ngày nhất định trong tuần; Trang phục chung cho những ngày còn lại trong tuần, …

Đánh giá về không khí, phong cách làm việc gồm: Thực hiện nội quy,

quy chế công sở nghiêm túc; Có thái độ lịch sự, tôn trọng công dân; Ngôn ngữ giao tiếp rõ ràng, mạch lạc, không nói tục, nói bậy; Tận tụy, nhiệt tình hướng dẫn người dân các quy định liên quan đến giải quyết công việc; Không hách dịch, nhũng nhiễu, gây khó khăn, phiền hà khi thực hiện nhiệm vụ; Trung thực, thân thiện, hợp tác với đồng nghiệp; Lịch sự, cẩn trọng trong giao tiếp trên điện thoại, …

1.4.2.3. Nhóm tiêu chí liên quan đến sự đánh giá của người dân và các tổ chức kinh tế, xã hội về văn hóa công vụ.

Tiêu chí về thể chế hành chính: Sự hài lòng của người dân và các tổ chức

kinh tế, xã hội về các văn bản pháp luật; thủ tục hành chính; thời gian giải quyết công vụ; về tính nghiêm minh của luật pháp.

Tiêu chí về trách nhiệm: Sự hài lòng của người dân và các tổ chức kinh

tế, xã hội về trách nhiệm chính trị của cán bộ, công chức; về phân cấp giải quyết công vụ.

Tiêu chí về năng lực: Sự hài lòng của người dân và các tổ chức kinh tế, xã hội về trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ, công chức; về đạo đức công chức, công vụ; về hiệu quả của hoạt động công vụ;

Tiêu chí về điều kiện: Sự hài lòng của người dân và các tổ chức kinh tế,

xã hội về chi phí thực hiện công vụ; về điều kiện làm việc và về mức lương của công chức hiện nay.

Tiêu chí về tính chất, yêu cầu: Sự hài lòng của người dân và các tổ chức

kinh tế, xã hội về về tính công khai, dân chủ, minh bạch trong xử lý công vụ; về khả năng áp dụng khoa học công nghệ trong hoạt động công vụ hiện nay.

Đây là những tiêu chí quan trọng, vô cùng cần thiết và phù hợp với yêu cầu của nền hành chính hiện đại là mang đến sự hài lòng nơi người dân về hoạt động công vụ. Tuy nhiên nhiều hạn chế còn tồn tại và cần từng bước khắc phục để những tiêu chí này được áp dụng hiệu quả.

Tiểu kết chương 1

Văn hóa công vụ của cán bộ, công chức phường gắn liền với thực tiễn hoạt động công vụ của họ, phụ thuộc vào những đặc điểm riêng biệt của cấp hành chính cơ sở. Là cấp trực tiếp giải quyết công việc cho người dân, tiếp xúc với người dân hàng ngày, hàng giờ nên càng phải chú trọng trong từng hoạt động công vụ của cán bộ, công chức, không chỉ đảm bảo đúng pháp luật mà còn phải đảm bảo hài hòa với nhiều người dân có địa vị, độ tuổi, nghề nghiệp,…khác nhau cùng những yêu cầu hết sức khác biệt, đa dạng. Đòi hỏi cán bộ, công chức phường phải linh hoạt, không ngừng hoàn thiện bản thân và nhận thức rõ giá trị cao đẹp trong hoạt động công vụ của mình để có động lực làm việc hiệu quả.

Toàn bộ chương một là cơ sở lý luận bước đầu làm nền tảng cho việc đi sâu nghiên cứu văn hóa công vụ. Hiểu rõ về văn hóa công vụ, vai trò của văn hóa công vụ đối với hiệu quả hoạt động quản lý hành chính nhà nước của Ủy ban nhân dân phường sẽ giúp cho lãnh đạo địa phương tìm ra những giải pháp để phát triển văn hóa công vụ. Tuy nhiên những nhận thức về văn hóa công vụ đối với cán bộ, công chức phường vẫn còn rất hạn chế và chưa được chú trọng. Chương hai của luận văn sẽ đi vào phân tích, đánh giá về thực trạng văn hóa công vụ của cán bộ, công chức phường, phát hiện ra những vấn đề cần giải quyết, từ đó tìm ra các giải pháp hiệu quả để tiếp tục xây dựng và phát triển văn hóa công vụ trong thời gian tới.

Chương 2:

THỰC TRẠNG VĂN HÓA CÔNG VỤ

CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC ỦY BAN NHÂN DÂN PHƯỜNG QUẬN THỦ ĐỨC, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn hóa công vụ của cán bộ, công chức UBND phường, quận thủ đức tp HCMThành phố hồ chí minh (Trang 47 - 52)