Thực trạng văn hóa công vụ của cán bộ, công chức Ủy ban nhân dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn hóa công vụ của cán bộ, công chức UBND phường, quận thủ đức tp HCMThành phố hồ chí minh (Trang 65 - 120)

dân 12 phường, quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh

2.2.1. Thực tiễn văn hóa công vụ của cán bộ, công chức Ủy ban nhân dân phường Trường Thọ, Bình Thọ và Hiệp Bình Phước thuộc Quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh

Quận Thủ Đức là một địa bàn rộng, 12 phường thuộc quận mỗi phường đều có những đặc trưng riêng nên hoạt động quản lý nhà nước ở mỗi phường cũng khác nhau và vì vậy thực tiễn văn hóa công vụ của cán bộ, công chức cũng có những khác biệt ở từng phường. Khi nghiên cứu vấn đề này, tôi lựa chọn phường Trường Thọ, phường Bình Thọ và phường Hiệp Bình Phước, là 3 phường đại diện cho từng cụm phường có điểm tương đồng để khảo sát.

2.2.1.1. Nhận thức về văn hóa công vụ của cán bộ, công chức Ủy ban nhân dân phường Trường Thọ, Bình Thọ và Hiệp Bình Phước

Bảng 2.11 – Số lượng cán bộ, công chức; cán bộ không chuyên trách và nhân viên hợp đồng trong Ủy ban nhân dân phường

biết đến thuật ngữ “văn hóa công vụ” Đơn vị Số người được

khảo sát Kết quả Tỷ lệ %

UBND phường Bình Thọ 47 9 19,15

UBND phường phường Trường Thọ 49 12 24,49

UBND phường phường

Hiệp Bình Phước 52 13 25

Tổng cộng 148 34 22,97

(Nguồn: Kết quả khảo sát bằng bảng hỏi cuối năm 2016)

Kết quả khảo sát trên cho thấy cán bộ công chức phường biết đến thuật ngữ văn hóa công vụ còn rất ít, chưa đạt ¼ trên tổng số cán bộ, công chức và

nhân viên làm việc tại phường. Tuy nhiên thực tế họ đều tiếp cận được một số yếu tố của văn hóa công vụ như: chuẩn mực cán bộ, công chức, thái độ tiếp công dân, nâng cao tinh thần trách nhiệm, rèn luyện đạo đức, hiệu quả công việc, mức độ hài lòng của người dân,…nhưng lại không được hệ thống những yếu tố đó vào một khái niệm chung là văn hóa công vụ, không được trang bị tri thức về văn hóa công vụ và định hướng cho sự phát triển của văn hóa công vụ trong cơ quan, đơn vị.

Thực hiện khảo sát riêng đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý của 03 phường (20 người), 12/20 người cho rằng văn hóa công vụ đồng nghĩa với văn hóa công sở, 09/20 người đồng thuận việc tạo không khí vui tươi trong cơ quan hành chính nhà nước là cần thiết, 08/20 người mong muốn có các hoạt động nhằm tạo tình cảm gắn bó trong cơ quan.

Và trên thực tế khi so sánh giữa ba phường, điều kiện phát triển tương đồng, phường Hiệp Bình Phước là phường tạo được môi trường làm việc tốt nhất, có sự gắn bó giữa cán bộ, công chức trong cơ quan tốt nhất. Cụ thể: cán bộ, công chức trong Ủy ban nhân dân phường trong tuần làm việc đều được trang bị đồng phục thống nhất, trong đó thứ hai hàng tuần đều duy trì mặc áo dài, các ngày còn lại đều có đồng phục một màu khác nhau (mỗi năm được trang bị 02 bộ và mặc trong hai năm); thứ hai hàng tuần toàn thể cán bộ, công chức, nhân viên chào cờ đầu tuần sau đó cùng ăn sáng tại khu vực nhà ăn dành cho cán bộ, công chức phường, đồng thời các ngày trong tuần có thể đăng ký ăn trưa với nhau tại cơ quan (do Ủy ban nhân dân phường thuê người phụ trách nấu ăn); các hoạt động phong trào, văn nghệ của phường tổ chức và các hội thi cấp quận, thành phố đều huy động sự tham gia của cán bộ, công chức, nhân viên phường tập luyện và tham gia tạo nên sự gắn kết, nếp sinh hoạt văn hóa văn nghệ sôi nổi trong cơ quan; các công việc có sự phân công cụ thể gắn với trách nhiệm của từng cán bộ, công chức đồng thời phối hợp

chặt chẽ trong các họat động chung,.. là những nét rất riêng mà Ủy ban nhân dân phường Hiệp Bình Phước đã thực hiện và duy trì tốt trong nhiều năm qua. Nguyên nhân phần lớn do nhận thức của lãnh đạo và sự nối tiếp những giá trị tốt đẹp từ giai đoạn trước đã xây dựng.

Trong khi đó lãnh đạo phường Bình Thọ chú trọng đến quy mô các hoạt động văn hóa văn nghệ, hình ảnh truyền thông cho hoạt động của cơ quan. Với vị trí thuận lợi ở khu trung tâm của quận Thủ Đức, nhiều trường học, nhiều khu vui chơi và là phường đạt chuẩn văn minh đô thị nhiều năm nên phường có điều kiện về cơ sở hạ tầng tốt, các hoạt động văn nghệ thường được tổ chức ngoài trời tại Sân thể thao, mức độ tuyên truyền đến người dân cao. Các hội thi, hội diễn văn nghệ được phường đầu tư và đạt giải cao, góp phần mang lại hình ảnh nổi bật của phường trong phong trào chung của toàn quận. Bên cạnh đó, là phường tập trung các dịch vụ vui chơi, giải trí, ăn uống nhiều nhất toàn quận nên đòi hỏi cán bộ, công chức làm việc tại phường phải có những kiến thức cơ bản trong quản lý đối với các lĩnh vực này và trong hoạt động công vụ của cán bộ, công chức phụ trách lĩnh vực văn hóa xã hội cũng có nhiều áp lực và sự khác biệt về giờ giấc làm việc so với những cán bộ, công chức khác, ở những phường khác. Đồng thời, cũng chính do đặc trưng là phường đô thị nên phần lớn cán bộ, công chức phường đều quen với nếp sống và làm việc ở đô thị: năng động, sôi nổi nhưng chưa thật sự gắn kết trong mối quan hệ công tác ở cơ quan. Tâm lý ỷ lại vào gia đình trong một số cán bộ, công chức phường dẫn đến thái độ làm việc chưa nghiêm túc và thật sự trách nhiệm, tâm lý chỉ làm công việc mình thích và khó chịu hoặc phản ứng với sự phân công nhiệm vụ không phù hợp với mong muốn, sở thích của mình còn tồn tại và vì thế nên mức độ phục vụ nhân dân ở một vài cán bộ, công chức, vài bộ phận chuyên môn chưa tốt.

Đối với phường Trường Thọ, một phường cũng nằm ở khu vực trung tâm của quận, đang trong quá trình đô thị hóa, địa bàn rộng, dân đông và nhiều thành phần, là một trong những phường có sự thay đổi lãnh đạo chủ chốt nhiếu nhất quận. Tuy nhiên từ năm 2012 đến năm 2015, đa phần lãnh đạo phường đều có điểm chung là chú trọng hiệu quả công việc, quan tâm phát triển diện mạo chung của toàn phường thông qua việc triển khai các công trình công cộng (bê tông, nhựa hóa tuyến đường, tuyến hẻm,…), ít quan tâm đến hoạt động văn hóa văn nghệ, trang trí trụ sở làm việc,…Từ cuối năm 2015 đến nay lãnh đạo phường mới ngoài việc tiếp tục kế thừa những mặt tích cực trên còn chủ trương xây dựng trụ sở cơ quan khang trang hơn, kiểm soát chặt chẽ giờ giấc làm việc của cán bộ, công chức và chú trọng nhiều hoạt động nội bộ để tạo sự gắn bó thân thiết giữa cán bộ, công chức trong cơ quan thông qua các buổi sinh hoạt cơ quan hàng tháng, hàng quý, các hoạt động khác như chúc mừng sinh nhật, sinh hoạt tập thể vào những giờ nghỉ,…đã tạo ra sự khác biệt và hiệu ứng tốt trong cán bộ, công chức, từ đó tạo được động lực làm việc tốt cho cán bộ, công chức. Tuy nhiên việc thay đổi một số thói quen vốn đã tồn tại lâu cần phải thực hiện từng bước, đồng thời dựa trên đặc điểm thực tế của đối tượng cần thay đổi cho phù hợp để tránh gây ra phản ứng từ cán bộ, công chức vì cho rằng điều đó can thiệp quá sâu vào tự do và quyền riêng tư của cá nhân và nhất là khi cán bộ, công chức chưa được trang bị nền tảng tri thức về văn hóa công vụ.

2.2.1.2. Động lực làm việc của cán bộ, công chức Ủy ban nhân dân phường Trường Thọ, Bình Thọ và Hiệp Bình Phước

Động lực làm việc là một yếu tố vô cùng quan trọng cho hiệu quả công việc, nó giúp cho cán bộ, công chức vượt qua những khó khăn, áp lực để thực hiện nhiệm vụ. Chính từ nhận thức của cán bộ, công chức về hoạt động trong cơ quan hành chính nhà nước nói chung và Ủy ban nhân dân phường nói

riêng đã góp phần tạo ra những yếu tố làm động lực cho cán bộ, công chức trong cơ quan hành chính nhà nước.

Bảng 2.12: Các yếu tố tạo nên động lực cho cán bộ, công chức và nhân viên phường

Động lực của cán bộ, công chức và nhân viên

Kết quả lựa chọn theo tiêu chí/

Tổng số 148 người được khảo

sát

Tỷ lệ % trên số người được

khảo sát

Môi trường làm việc tốt 40/148 27,03

Công việc ổn định, ít cạnh tranh 136/148 91,89

Mức lương, thưởng hấp dẫn 32/148 21,62

Cơ hội thăng tiến, địa vị, quyền lợi 141/148 95,27 Có cơ hội học tập nâng cao trình độ 131/148 88,51 Có thời gian cho gia đình 129/148 87,16 Được phục vụ nhân dân, làm những việc

có ích cho mọi người 37/148 25

Được góp sức vào sự phát triển nền hành

chính nói riêng và đất nước nói chung 42/148 28,38 (Nguồn: Kết quả khảo sát bằng bảng hỏi cuối năm 2016)

Qua khảo sát về động lực làm việc ở 03 phường thì cả cán bộ, công chức và nhân viên làm việc ở 03 phường Trường Thọ, Bình Thọ và Hiệp Bình Phước đều có điểm tương đồng, đó chính là cơ hội thăng tiến, địa vị, quyền lợi, công việc ổn định, ít cạnh tranh, có cơ hội học tập và có thời gian cho gia đình.

Thực tế trên cho thấy nhận thức của cán bộ, công chức phường về công vụ và văn hóa công vụ còn rất hạn chế, những giá trị cốt lõi mà nền công vụ hướng đến hầu như có rất ít cán bộ, công chức chú ý, trong khi những yếu tố cá nhân lại được chú trọng hơn. Tuy cán bộ, công chức đều là những người bỏ sức lao động của mình để có thu nhập, nuôi sống bản thân và gia đình nhưng bản chất công việc này lại đặc biệt hơn những công việc khác và vì thế cán bộ, công chức cũng cần nhận thức khác, đúng hơn về công việc của mình. Nếu cán bộ, công chức chỉ dừng lại ở những yếu tố cá nhân thì khi công việc họ được giao không có cơ hội thăng tiến, quyền lợi hay phải cạnh tranh, không có thời gian học tập và dành cho gia đình thì tất yếu họ sẽ làm việc cầm chừng cho hết giờ, không có sự đầu tư để đổi mới phương pháp nhằm mang lại hiệu quả cao hơn, ít tốn kèm nguồn lực hơn cho nhà nước; thậm chí nghỉ việc khi gặp phải khó khăn hoặc áp lực. Và điều này đã và đang diễn ra tại 12 phường thuộc quận Thủ Đức. 75% cán bộ, công chức phường khi đánh giá cán bộ, công chức cuối năm đều không có một sáng kiến mới nào mang lại hiệu quả thiết thực trong công việc mà chỉ hoàn thành tất cả mọi chỉ tiêu được giao. Chỉ có 25% trên số 148 cán bộ, công chức 3 phường Trường Thọ, Bình Thọ và Hiệp Bình Phước lựa chọn việc phục vụ nhân dân, làm những việc có ích cho mọi người và 28% cán bộ, công chức lựa chọn được góp sức vào sự phát triển nền hành chính nói riêng và đất nước nói chung là một trong những yếu tố tạo động lực làm việc cho họ ở Ủy ban nhân dân phường. Chính vì vậy, tuy công việc hành chính giải quyết hàng ngày cho người dân vẫn được thực hiện nhưng mức độ hoàn thành, chất lượng phục vụ chỉ ở mức trung bình thay vì hoàn toàn có thể ở mức khá hoặc cao hơn nếu mỗi cán bộ, công chức ý thức được vai trò của mình cũng như ý nghĩa lớn lao của chính công việc họ đang làm.

2.2.1.3. Mức độ hài lòng của người dân về hoạt động thực thi công vụ của cán bộ, công chức Ủy ban nhân dân phường Trường Thọ, Bình Thọ và Hiệp Bình Phước

Mức độ hài lòng của người dân được đánh giá trên hiệu quả hoạt động công vụ mà cán bộ, công chức phường thực hiện, giải quyết được các nhu cầu chính đáng của người dân. Đó là sự hài lòng của người dân về sự phát triển kinh tế xã hội của phường trong một giai đoạn nhất định và sự hài lòng của họ đối với các bộ phận giải quyết thủ tục hành chính tại Ủy ban nhân dân phường.

Bảng 2.13 – Mức độ hài lòng của người dân đối với sự phát triển kinh tế xã hội của phường năm 2016 (khảo sát 100 người)

Đơn vị Hài lòng Hài lòng nhưng cần phát triển nhanh hơn Chưa hài lòng UBND phường Bình Thọ 59 26 15

UBND phường Trường Thọ 40 38 22

UBND phường Hiệp Bình Phước 36 41 23

(Nguồn: Kết quả khảo sát bằng bảng hỏi cuối năm 2016)

Thực tế tình hình phát triển kinh tế xã hội của 3 phường đến cuối năm 2016 đều tốt, đánh giá đều đạt các chỉ tiêu đề ra và cao hơn những năm trước; hệ thống cơ sở hạ tầng có sự phát triển rõ rết (100% các tuyến hẻm ở phường Bình Thọ được bê tông hoặc thảm nhựa; 95% ở phường Trường Thọ và 90% ở phường Hiệp Bình Phước); trường học, trạm y tế đều được đầu tư; tỷ lệ hộ nghèo đều giảm (phường Bình Thọ là 46 hộ nghèo/3.490 hộ dân, tỷ lệ 1,3%, phường Trường Thọ là 247 hộ nghèo/5.295 hộ dân, tỷ lệ 4,6% và phường Hiệp Bình Phước là 360/6.026 hộ dân, tỷ lệ 5,9%). Tuy nhiên người dân

mong đợi Chính quyền địa phương phải có những giải pháp thiết thực và đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình phát triển kinh tế xã hội, chăm lo cho đời sống người dân hơn so với hiện tại (15 - 23 trên 100 người dân được khảo sát vẫn chưa hài lòng với mức độ phát triển kinh tế xã hội của địa phương).

Bảng 2.14 – Mức độ hài lòng của người dân đối với các bộ phận giải quyết thủ tục hành chính tại 3 phường năm 2016

(khảo sát 300 người) Đối tượng Hài

lòng Chấp nhận được Chưa hài lòng Không chấp nhận được

Bộ phận Văn phòng Ủy ban

nhân dân phường 75 144 69 12

Bộ phận quản lý nhà đất 68 142 64 26

Bộ phận quản lý xây dựng 78 143 61 18

Bộ phận tư pháp – hộ tịch 72 150 66 12

(Nguồn: Kết quả khảo sát bằng bảng hỏi cuối năm 2016)

Với bốn bộ phận giải quyết thủ tục hành chính thường xuyên cho người dân tại Ủy ban nhân dân phường là Văn phòng Ủy ban nhân dân phường, bộ phận quản lý nhà đất, bộ phận quản lý xây dựng và bộ phận tư pháp – hộ tịch thì chỉ có 23% – 26% nhận được sự hài lòng của người dân, 47% - 50% được người dân chấp nhận về thái độ và hiệu quả giải quyết công việc, 20% - 23% chưa hài lòng và 4% - 8% người dân được khảo sát không chấp nhận về thái độ và hiệu quả giải quyết công việc tại 04 bộ phận này. Mặc dù đã có nhiều hội nghị, nhiều biện pháp để chấn chỉnh và nâng cao hiệu quả công tác của cán bộ, công chức thuộc các bộ phận thường xuyên giải quyết thủ tục hành

chính cho người dân như lắp camera ở các phòng làm việc để kiểm soát cán bộ, công chức; thực hiện thư xin lỗi người dân khi thực hiện hồ sơ chậm, trễ, phiền hà cho người dân; kiểm điểm cán bộ, công chức phụ trách nếu hồ sơ trễ so với quy trình chuẩn; hộp thư góp ý cán bộ, công chức,…nhưng chuyển biến sau đó còn chậm, vẫn còn nhiều người dân chưa hài lòng thậm chí không chấp nhận được với thái độ và hiệu quả giải quyết công việc của cán bộ, công chức phường (còn gây phiền hà cho người dân, giải thích không rõ ràng, đến gần ngày hẹn trả kết quả lại yêu cầu bổ sung giấy tờ và người dân phải đợi với thời gian như ban đầu, có việc vòi vĩnh người dân, có việc thay đổi thái độ tiếp xúc khi nhận bao thư),.. đều là những mặt hạn chế trong thực thi công vụ của cán bộ, công chức phường cần phải được chấn chỉnh nghiêm hơn trong thời gian tới.

2.2.2. Những kết quả tích cực của văn hóa công vụ

Từ thực tiễn văn hóa công vụ ở phường Trường Thọ, Bình Thọ và Hiệp Bình Phước và những kết quả đánh giá tổng kết hàng năm đối với 12 phường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn hóa công vụ của cán bộ, công chức UBND phường, quận thủ đức tp HCMThành phố hồ chí minh (Trang 65 - 120)