Đội ngũ cán bộ, công chức 12 phường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn hóa công vụ của cán bộ, công chức UBND phường, quận thủ đức tp HCMThành phố hồ chí minh (Trang 53 - 61)

2.1.1.1. Số lượng

Số lượng cán bộ, công chức làm việc tại 12 phường được quy định chặt chẽ theo từng chức danh và gần như không thay đổi nhiều từ năm 2012 đến nay, mỗi phường được giao biên chế là 23 – 25 cán bộ, công chức.

276 284 286 289 292 265 270 275 280 285 290 295 2012 2013 2014 2015 2016

Biểu 2.1: Số lượng cán bộ, công chức 12 phường

Số lượng cán bộ, công chức từng năm ở 12 phường thay đổi không nhiều, tăng theo từng năm do dân số tăng, khối lượng công việc ngày càng lớn, đòi hỏi phải tăng thêm một số biên chế ở các lĩnh vực như: văn phòng – thống kê; địa chính – xây dựng; văn hóa – xã hội. Riêng số lượng cán bộ chủ

chốt (Bí thư Đảng ủy, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường, các Phó Chủ tịch) gần như không thay đổi, riêng từ năm 2014 đến nay, ở một số phường có trên 35.000 dân thì được tăng 01 biên chế Phó Chủ tịch.

Tuy nhiên với từ 23 – 25 biên chế cán bộ, công chức thì không đảm bảo giải quyết công việc tại phường. Do vậy Nghị định 92/2009/NĐ-CP về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã quy định số lượng đối với cấp xã loại 1 được bố trí tối đa không quá 22 người, Cấp xã loại 2 được bố trí tối đa không quá 20 người, cấp xã loại 3 được bố trí tối đa không quá 19 người. Như vậy 12 phường thuộc quận Thủ Đức được có thêm 22 cán bộ hoạt động không chuyên trách, do Ủy ban nhân dân phường sử dụng và thuộc Ủy ban nhân dân quận quản lý. Bên cạnh đó, căn cứ địa bàn, dân cư của từng phường gắn với yêu cầu công việc, Ủy ban nhân dân phường có thể sử dụng thêm lao động hợp đồng với mức lương và chế độ do phường chủ động cân đối.

Như vậy, tổng thể một Ủy ban nhân dân phường có từ 50 – 60 lao động, trong đó có 23 – 25 cán bộ, công chức; 20 – 22 cán bộ không chuyên trách; 04 – 10 lao động hợp đồng của phường.

2.1.1.2. Chất lượng

Đội ngũ cán bộ, công chức làm việc tại Ủy ban nhân dân 12 phường thuộc quận Thủ Đức được hình thành từ nhiều nguồn và có trình độ khác nhau:

Nhóm thứ nhất: Những người trưởng thành từ thời kỳ thực hiện theo cơ chế bao cấp, phần lớn có trình độ chuyên môn nghiệp vụ được đào tạo hệ tại chức, chủ yếu sử dụng trình độ về lý luận, chính trị, thiếu kiến thức quản lý nhà nước, làm việc bằng kinh nghiệm; những người này tuổi đời đã cao nên

việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ rất khó khăn.

Nhóm thứ hai: Những người trưởng thành sau thời kỳ thực hiện cơ chế bao cấp, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ chính quy, có kiến thức quản lý nhà nước và lý luận chính trị. Nhưng do chưa được bố trí, sử dụng hợp lý nên chưa phát huy hết khả năng, sở trường của nhóm đối tượng này.

Nhóm thứ ba: Những sinh viên vừa tốt nghiệp, có trình độ cao đẳng, đại học và sau đại học. Đây là nhóm đối tượng được đào tạo một cách bài bản, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao. Tuy nhiên, nhóm đối tượng này còn hạn chế về lý luận chính trị và kinh nghiệm công tác.

Về trình độ học vấn:

Bảng 2.1: Trình độ học vấn của đội ngũ cán bộ, công chức tại Ủy ban nhân dân 12 phường thuộc quận Thủ Đức năm 2012

(Nguồn: Phòng Nội vụ quận Thủ Đức)

Trình độ học vấn Số người Tỷ lệ % Thạc sỹ 0 0 Đại học 93 33,7 Cao đẳng 78 28,26 Trung cấp 85 30,79 Trung học phổ thông 20 7,25 Tổng cộng 276 100

Bảng 2.2: Trình độ học vấn của đội ngũ cán bộ, công chức tại Ủy ban nhân dân 12 phường thuộc quận Thủ Đức năm 2016

(Nguồn: Phòng Nội vụ quận Thủ Đức)

Qua hai bảng số liệu thống kê trình độ chuyên môn của cán bộ, công chức 12 phường có thể thấy trong 5 năm đã có nhiều thay đổi, cán bộ, công chức ngày càng được chuẩn hóa về trình độ. Trong đó trình độ Đại học chiếm đa số (79,11% năm 2016, tăng 45,41% so với năm 2012); trình độ Trung học phổ thông năm 2016 chỉ còn 6 người, chiếm tỷ lệ 2,05%, là những trường hợp Trưởng các đoàn thể chính trị xã hội như Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, lớn tuổi và không thể học tập nâng cao trình độ. Một số khá lớn năm 2012 là trình độ Trung học phổ thông, Trung cấp, Cao đẳng, qua 5 năm đã nâng cao trình độ thành Đại học, số ít còn lại đang học liên thông hoặc đang học hệ đại học tại chức. Trình độ học vấn Số người Tỷ lệ % Thạc sỹ 09 3,08 Đại học 231 79,11 Cao đẳng 35 11,99 Trung cấp 11 3,77 Trung học phổ thông 06 2,05 Tổng cộng 292 100

Về trình độ lý luận chính trị

Bảng 2.3: Trình độ chính trị của đội ngũ cán bộ, công chức tại Ủy ban nhân dân 12 phường thuộc quận Thủ Đức năm 2012 Trình độ lý luận chính trị Số người Tỷ lệ %

Cao cấp/cử nhân 06 2,17

Trung cấp 126 45,65

Sơ cấp 42 15,22

Chưa có 102 36,96

Tổng cộng 276 100

(Nguồn: Phòng Nội vụ quận Thủ Đức)

Bảng 2.4: Trình độ chính trị của đội ngũ cán bộ, công chức tại Ủy ban nhân dân 12 phường thuộc quận Thủ Đức năm 2016 Trình độ lý luận chính trị Số người Tỷ lệ %

Cao cấp/cử nhân 36 12,33

Trung cấp 244 83,56

Sơ cấp 12 4,11

Chưa có 00 00

Tổng cộng 292 100

(Nguồn: Phòng Nội vụ quận Thủ Đức)

Qua hai bảng số liệu, có thể thấy trình độ lý luận chính trị của cán bộ, công chức 12 phường có sự nâng lên rõ rệt. Đa phần đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt trong Ban Thường vụ Đảng ủy phường (Bí thư, Phó Bí thư và Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường) đều có trình độ cử nhân hoặc cao cấp chính trị năm 2016, tăng 10,16% so với năm 2012. Đặc biệt trình độ trung cấp chính trị

đạt trên 80% năm 2016, tăng 39,91% (tương đương 118 người) so với năm 2012. Thống kê năm 2016, 100% cán bộ, công chức 12 phường đều có trình độ lý luận chính trị từ sơ cấp trở lên. Điều này cho thấy trình độ lý luận chính trị là một yêu cầu quan trọng và được sự quan tâm, tập trung rất lớn của cấp ủy Đảng để đội ngũ cán bộ, công chức phường đều được học tập lý luận chính trị.

Về trình độ Tin học

Bảng 2.5: Trình độ tin học của đội ngũ cán bộ, công chức tại Ủy ban nhân dân 12 phường thuộc quận Thủ Đức năm 2012

(Nguồn: Phòng Nội vụ quận Thủ Đức)

Bảng 2.6: Trình độ tin học của đội ngũ cán bộ, công chức tại Ủy ban nhân dân 12 phường thuộc quận Thủ Đức năm 2016

Trình độ Tin học Số người Tỷ lệ %

Đại học 09 3,08

Chứng chỉ nâng cao (tương đương B) 78 26,71 Chứng chỉ căn bản (tương đương A) 145 49,66

Không có chứng chỉ, bằng cấp 60 20,55

Tổng cộng 292 100

(Nguồn: Phòng Nội vụ quận Thủ Đức)

Trình độ Tin học Số người Tỷ lệ %

Đại học 04 1,43

Chứng chỉ nâng cao (tương đương B) 28 10,04 Chứng chỉ căn bản (tương đương A) 72 25,81

Không có chứng chỉ, bằng cấp 175 62,72

Qua 5 năm, trình độ ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản của đội ngũ cán bộ, công chức phường được nâng lên 2,23 lần (năm 2012 là 104 người, năm 2016 là 232 người); số cán bộ, công chức không có bằng cấp, chứng chỉ đã học tập nâng cao trình độ, bồi dưỡng kiến thức, tuy nhiên đến năm 2016 vẫn còn 60 cán bộ, công chức chưa có bằng cấp, chứng chỉ, đa phần là đội ngũ cán bộ, công chức lớn tuổi, tuy nhiên quá trình công tác họ vẫn có khả năng sử dụng tin học văn phòng để soạn thảo văn bản, phục vụ cơ bản yêu cầu công việc được giao.

Về trình độ Ngoại ngữ (Tiếng Anh)

Bảng 2.7: Trình độ ngoại ngữ của đội ngũ cán bộ, công chức tại Ủy ban nhân dân 12 phường thuộc quận Thủ Đức năm 2012

(Nguồn: Phòng Nội vụ quận Thủ Đức)

Bảng 2.8: Trình độ ngoại ngữ của đội ngũ cán bộ, công chức tại Ủy ban nhân dân 12 phường thuộc quận Thủ Đức năm 2016

(Nguồn: Phòng Nội vụ quận Thủ Đức)

Trình độ ngoại ngữ Số người Tỷ lệ % Đại học 06 2,15 Chứng chỉ B 38 13,62 Chứng chỉ A 82 29,39 Không có chứng chỉ, bằng cấp 153 54,84 Tổng cộng 279 100 Trình độ ngoại ngữ Số người Tỷ lệ % Đại học 11 3,77 Chứng chỉ B 62 21,23 Chứng chỉ A 152 52,05 Không có chứng chỉ, bằng cấp 67 22,95 Tổng cộng 292 100

Trình độ ngoại ngữ (Tiếng Anh) là một yêu cầu cơ bản đối với cán bộ, công chức. Qua 5 năm, trình độ của cán bộ, công chức ngày càng nâng lên. Năm 2016, số cán bộ, công chức có văn bằng, chứng chỉ Tiếng Anh là 225 người, tăng 1,78 lần so với năm 2012 là 126 người. Số cán bộ, công chức không có văn bằng, chứng chỉ Tiếng Anh phần lớn là những người lớn tuổi, không nằm trong quy hoạch ở vị trí cao hơn. Tuy nhiên trên thực tế, việc sử dụng ngoại ngữ trong Ủy ban nhân dân phường để phục vụ công tác rất ít, không ảnh hưởng đến hiệu quả công việc, do vậy tiêu chuẩn này chưa thật sự quan trọng đối với cán bộ, công chức phường.

Về cơ cấu độ tuổi

Bảng 2.9 : Cơ cấu độ tuổi của của đội ngũ cán bộ, công chức tại Ủy ban nhân dân 12 phường thuộc quận Thủ Đức năm 2012

(Nguồn: Phòng Nội Vụ quận Thủ Đức)

Bảng 2.10 : Cơ cấu độ tuổi của của đội ngũ cán bộ, công chức tại Ủy ban nhân dân 12 phường thuộc quận Thủ Đức năm 2016

(Nguồn: Phòng Nội Vụ quận Thủ Đức)

Độ tuổi Số người Tỷ lệ % Dưới 30 25 8,96 Từ 30 đến 50 194 69,53 Từ 50 trở lên 60 21,51 Tổng cộng 279 100 Độ tuổi Số người Tỷ lệ % Dưới 30 38 13,01 Từ 30 đến 50 219 75 Từ 50 trở lên 35 11,99 Tổng cộng 292 100

Cơ cấu độ tuổi là một trong những yêu cầu quan trọng và trở thành tiêu chuẩn bắt buộc trong công tác quy hoạch cán bộ, công chức nhằm trẻ hóa đội ngũ cán bộ, công chức. Tuy nhiên thực tế hoạt động quản lý hành chính nhà nước cấp cơ sở chưa thu hút được nguồn nhân lực trẻ tuổi, số lượng cán bộ, công chức dưới 30 tuổi khá ít so với tổng thể (từ 8 – 13%); chủ yếu cán bộ, công chức trong độ tuổi trung niên từ 30 – 50 tuổi (từ 69 – 75%); số còn lại từ 50 tuổi trở lên nhưng không nhiều (11 – 22%). Điều này đặt ra cho cán bộ lãnh đạo, quản lý phải có những ứng xử phù hợp, giải quyết hài hòa mối quan hệ trong cơ quan, đơn vị, thiết lập những tiêu chuẩn, quy định phù hợp với từng nhóm cán bộ, công chức nhằm phát huy tối đa năng lực của họ trong hoạt động công vụ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn hóa công vụ của cán bộ, công chức UBND phường, quận thủ đức tp HCMThành phố hồ chí minh (Trang 53 - 61)