Hoạt động công vụ của cán bộ, công chức 12 phường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn hóa công vụ của cán bộ, công chức UBND phường, quận thủ đức tp HCMThành phố hồ chí minh (Trang 61 - 65)

2.1.2.1. Mức độ hoàn thành nhiệm vụ

Theo thống kê của Phòng Nội vụ quận Thủ Đức từ năm 2012 đến năm 2016, nhìn chung cán bộ, công chức phường đều hoàn thành nhiệm vụ, không có cán bộ, công chức nào không hoàn thành nhiệm vụ, tuy nhiên mức độ hoàn thành nhiệm vụ của từng cán bộ, công chức khác nhau.

Biểu 2.2: Đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ, công chức 12 phường năm 2012 (276 CBCC)

Biểu 2.3: Đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ, công chức 12 phường năm 2016 (292 CBCC)

Theo kết quả đánh giá thể hiện ở biểu 2.1 và 2.2, cán bộ, công chức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và hoàn thành tốt nhiệm vụ khá cao, trên 75% (năm 2012 là 78%; năm 2016 là 76%), còn lại cơ bản hoàn thành nhiệm vụ. Nếu nhìn vào đánh giá này có thể thấy rằng mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ, công chức 12 phường thuộc quận Thủ Đức rất tốt. Tuy nhiên, việc đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ, công chức phường vẫn theo phương pháp truyền thống, cuối năm thực hiện việc đánh giá và ghi nhận kết quả dựa trên phiếu đánh giá cán bộ, công chức và tham khảo ý kiến của cán bộ, công chức trong phường. Điều này chưa phản ánh đúng thực tế mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ, công chức. Có trường hợp chỉ tập trung công việc trước các kỳ kiểm tra 6 tháng, năm; có trường hợp làm việc cầm chừng, không để sai phạm nghiêm trọng thì vẫn được đánh giá hoàn thành nhiệm vụ và không ảnh hưởng gì đến chế độ lương, thưởng,…Các phường vẫn chưa chú trọng và chưa có giải pháp tốt để xem xét tính hiệu quả trong công việc, chỉ đánh giá trên kết quả hoàn thành hay không, trong khi với thời gian nhất định và công việc nhất định, có người hoàn thành trước, ít tốn kém

nguồn lực do có sự đầu tư sáng tạo trong cách làm để tiết kiệm, có người hoàn thành đúng thời gian được giao, tốn kém kinh phí hơn nhưng được đánh giá như nhau.

Đồng thời, việc đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ có lúc chưa xem xét qua quá trình ghi nhận hiệu quả trong nhiều việc (công việc được giao phụ trách chính, công việc được giao trong những trường hợp gấp, khả năng xử lý công việc, tính linh hoạt, tính chuẩn xác trong công việc,…), chỉ nhìn vào kết quả của một việc hoặc kết quả xếp hạng thi đua của ngành dọc cấp trên. Đặc biệt, các phường hầu như chưa thực hiện hoặc có thực hiện nhưng còn sơ sài, hình thức việc mô tả công việc cụ thể, nên đánh giá chưa khoa học và chưa có cơ sở rõ ràng, còn mang tính chủ quan, thậm chí phiến diện.

Do vậy, tuy có nhiều cố gắng, nâng cao hiệu quả thực thi công vụ, có nhiều chuyển biến tích cực qua từng năm. Năng lực thực tiễn của cán bộ, công chức 12 phường tuy có nâng lên, đáp ứng ngày càng tốt hơn công việc, nhu cầu và nguyện vọng của người dân nhưng vẫn chưa thật sự đảm bảo yêu cầu ngày càng cao của nền công vụ, một bộ phận cán bộ, công chức chưa hoàn thành nhiệm vụ và chưa có sự đánh giá đúng mức, một bộ phận cán bộ, công chức hoàn thành nhiệm vụ nhưng chưa có ý thức phấn đấu vươn lên mức cao hơn. Chính những điều này làm cho hiệu quả hoạt động công vụ ở 12 phường chưa cao, chỉ mang tính chạy việc để hoàn thành, chưa có nhiều sáng kiến, mô hình, giải pháp mới để nâng cao hiệu quả thực thi công vụ.

2.1.2.2. Mức độ hài lòng của người dân

Mức độ hài lòng của người dân được xem là thước đo cho hoạt động công vụ, vì mục tiêu của nền công vụ chính là làm hài lòng người dân, là phục vụ nhân dân, là đáp ứng nhu cầu, mong mỏi chính đáng của người dân, chăm lo và xây dựng cuộc sống ngày càng tốt đẹp cho người dân. Thực tế hoạt động công vụ ở 12 phường phần nào đã mang đến sự hài lòng cho người dân, nhất

là những cải cách, thay đổi khá lớn trong thái độ tiếp công dân, ứng xử của cán bộ, công chức khi giải quyết công việc cho người dân ở bộ phận Văn phòng Ủy ban nhân dân phường, Tư pháp – Hộ tịch phường, kể cả những bộ phận thuộc lĩnh vực đất đai, xây dựng cũng đã có những chuyển biến tích cực hơn. Tuy vậy không thể phủ nhận những hạn chế tồn tại trong các lĩnh vực quản lý nhà nước cấp cơ sở, đó là: một vài bộ phận, vài cán bộ, công chức ít cười, ít trả lời khi giải quyết công việc cho người dân; một vài cán bộ, công chức có biểu hiện gây phiền hà, vòi vĩnh đối với người dân; vài cán bộ, công chức chưa có sự tận tâm, chưa linh hoạt để giải quyết công việc trong những trường hợp đặc biệt như hồ sơ thủ tục cho phụ nữ mang thai, người già, trẻ em mồ côi, người khuyết tật, người bệnh,…nên chưa mang lại sự hài lòng cho người dân.

Bên cạnh đó, có không ít những phản ánh của người dân về chính những công trình mang tính an sinh xã hội, mang tính cộng đồng do phường thực hiện như chăm lo cho người nghèo chưa đúng đối tượng; làm đường nhưng kéo dài quá lâu, giải quyết không thỏa đáng việc đền bù, ô nhiễm khói, bụi, tiếng ồn; xây dựng nhà văn hóa nhưng bỏ trống; tạo dựng chốt dân phòng nhưng không có người thường xuyên canh gác; nạo vét khơi thông dòng chảy các tuyến kênh mương nhưng không có biện pháp bảo vệ, ngăn chặn việc xả rác xuống kênh mương sau đó,….tất cả đều chưa đáp ứng được mong mỏi của người dân về hoạt động chính quyền địa phương. Đây cũng là yêu cầu đối với từng cán bộ, công chức phải luôn nổ lực, vì xã hội ngày càng phát triển và nhu cầu của người dân luôn thay đổi và cao hơn, đòi hỏi cán bộ, công chức phường phải có nhận thức bao quát hơn, toàn diện hơn và quan trọng là sát thực tế đời sống của người dân, nghe phản ánh của người dân một cách nghiêm túc để điều chỉnh trong hoạt động của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn hóa công vụ của cán bộ, công chức UBND phường, quận thủ đức tp HCMThành phố hồ chí minh (Trang 61 - 65)