Giải pháp trước mắt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo nguồn nữ công chức lãnh đạo, quản lý ở bộ nội vụ hiện nay (Trang 94 - 97)

Một là, thực hiện tổng rà soát tình hình đội ngũ nữ công chức lãnh đạo, quản lý và nguồn nữ công chức lãnh đạo, quản lý

Trước mắt, Bộ Nội vụ cần chỉ đạo thực hiện tổng rà soát tình hình đội ngũ nữ công chức lãnh đạo, quản lý và nguồn nữ công chức lãnh đạo, quản lý của Bộ cả về số lượng, chất lượng; tổng điều tra, đánh giá nhu cầu của đội ngũ nữ công chức, viên chức của Bộ. Trên cơ sở đó, tổ chức đánh giá thực trạng nguồn với sự tham gia của người đứng đầu các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ, của các nhà khoa học, quản lý có kinh nghiệm trong công tác cán bộ và trong quản lý nhà nước về công tác cán bộ nữ; lấy đó làm cơ sở để định hướng tạo nguồn nữ công chức lãnh đạo, quản lý của Bộ.

Hai là, cần có một Nghị quyết riêng của Ban cán sự đảng Bộ về công tác cán bộ nữ và tạo nguồn cán bộ nữ của Bộ

Từ thực tiễn công tác cán bộ của Bộ Nội vụ, có thể thấy sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, sát sao, cụ thể của Ban cán sự đảng Bộ, Lãnh đạo Bộ là yếu tố có tác động rất lớn tới hiệu quả của công tác tạo nguồn nữ công chức lãnh đạo, quản lý, thậm chí có thể nói đây là yếu tố quyết định tới thành công của công tác tạo nguồn cán bộ nữ. Đáng chú ý trong năm 2015, được sự quan tâm chỉ đạo của Ban cán sự đảng Bộ, Lãnh đạo Bộ, trong số 15 đồng chí được bổ nhiệm thì có 6 đồng chí nữ, đạt tỷ lệ 37,5%.

Do đó, cần thiết phải có một chủ trương riêng được thể hiện bằng văn bản của Ban cán sự đảng Bộ về công tác này.

Hiện nay, Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 27 tháng 4 năm 2007 của Bộ Chính trị. Trên cơ sở tổng kết tình hình thực hiện Nghị quyết, Ban cán sự đảng Bộ cần sớm ban hành một Nghị quyết chuyên đề về công tác cán bộ nữ của Bộ. Trong đó, cần có những chủ trương lớn về những nhiệm vụ trước mắt, dài hạn trong công tác cán bộ nữ; cho chủ trương về tỷ lệ nữ trong quy hoạch các chức danh lãnh đạo, quản lý, tỷ lệ nữ bổ nhiệm các vị trí lãnh đạo, quản lý của Bộ phù hợp trong từng giai đoạn. Những chủ trương này cần vừa bảo đảm tính định hướng, vừa bảo đảm tính cụ thể để tổ chức thực hiện, cũng như cần tăng cường kiểm tra, giám sát, lãnh đạo việc tổ chức thực hiện để bảo đảm đạt được mục tiêu.

Ba là, khẩn trương rà soát toàn bộ các quy định của Bộ có liên quan đến việc tạo nguồn nữ công chức lãnh đạo, quản lý của Bộ

Bộ cần khẩn trương rà soát toàn bộ các quy định, quy chế của Bộ có liên quan đến việc tạo nguồn nữ công chức lãnh đạo, quản lý của Bộ để kịp thời sửa đổi, bổ sung cho phù hợp; trong quá trình sửa đổi, bổ sung, nhất thiết phải lồng ghép vấn đề giới trong các quy định về quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm, điều động, luân chuyển, bao gồm các văn bản sau: Quyết

định số 1204/QĐ-BNV ngày 19 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo, quản lý của Bộ Nội vụ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; Quyết định số 1205/QĐ-BNV ngày 19 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý và điều động, biệt phái công chức, viên chức làm việc tại các cơ quan, đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ; các văn bản sửa đổi, bổ sung 02 Quyết định nêu trên, gồm: Quyết định số 1865/QĐ-BNV ngày 15 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc sửa đổi, bổ sung một số Điều của Quy định về tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo, quản lý của Bộ Nội vụ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ban hành kèm theo Quyết định số 1204/QĐ-BNV; Quyết định số 250/QĐ-BNV ngày 02 tháng 4 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc bổ sung Điều 12 Quyết định số 1205/QĐ-BNV và Quyết định số 1866/QĐ-BNV ngày 15 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ sửa đổi, bổ sung Điểm b Khoản 2 Điều 4 Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý và điều động, biệt phái công chức, viên chức làm việc tại các cơ quan, đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Quyết định số 1205/QĐ-BNV; Quyết định số 490/QĐ-BNV ngày 22 tháng 3 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành Quy chế đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức, người lao động của Bộ Nội vụ.

Bốn là, phân công bộ phận thường trực hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra thực hiện công tác cán bộ nữ và tạo nguồn nữ công chức lãnh đạo, quản lý tại Bộ

Để khắc phục tình trạng hiện nay Bộ chưa có đơn vị, bộ phận phụ trách theo dõi, tham mưu công tác cán bộ nữ, trong đó có công tác tạo nguồn nữ công chức lãnh đạo, quản lý tại Bộ, Ban cán sự đảng Bộ, Lãnh đạo Bộ cần chỉ

đạo, giao Vụ Tổ chức cán bộ - đơn vị thực hiện chức năng, nhiệm vụ tham mưu công tác tổ chức cán bộ của Bộ, đồng thời là Thường trực Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ của Bộ - thực hiện nhiệm vụ này. Tại đơn vị này, phân công một bộ phận thường trực để hướng dẫn, theo dõi, tổng hợp, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện công tác cán bộ nữ, trong đó có tạo nguồn nữ công chức lãnh đạo, quản lý tại các cơ quan, đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ. Đối với những đơn vị trực thuộc Bộ như Ban Tôn giáo Chính phủ, Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương, Học viện Hành chính Quốc gia, Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước cũng cần thực hiện tương tự như vậy. Qua đó, đưa công tác tạo nguồn nữ công chức lãnh đạo, quản lý đi vào nền nếp, trở thành một việc làm thường xuyên trong công tác cán bộ của Bộ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo nguồn nữ công chức lãnh đạo, quản lý ở bộ nội vụ hiện nay (Trang 94 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)