Hoạt động cụ thể hóa tiêu chuẩn chức danh công chức lãnh đạo, quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo nguồn nữ công chức lãnh đạo, quản lý ở bộ nội vụ hiện nay (Trang 67 - 69)

- Đặc thù công tác trong lĩnh vực quản lý Nhà nước của ngành Nội vụ, trước đây là Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ, là lĩnh vực khó, phức tạp, nhạy cảm, liên quan trực tiếp đến con người, vì vậy từ trước tới nay nữ công chức lãnh đạo, quản lý của Bộ so với các bộ, ngành Trung ương thường thấp hơn và hạn chế nữ ở những vị trí lãnh đạo, quản lý chủ chốt. Từ năm 2008 trở về trước, Bộ không có nữ giữ chức danh Thứ trưởng; từ 2008 đến nay chỉ có 01 nữ Thứ trưởng phụ trách mảng Thi đua – Khen thưởng; chưa có nữ giữ vị trí người đứng đầu các đơn vị xương sống của Bộ, như Công chức – Viên chức, Tổ chức – Biên chế, Chính quyền địa phương, Thanh tra Bộ, Tổ chức cán bộ. Số lượng Vụ trưởng và tương đương là nữ của Bộ từ trước tới nay thường không quá 3 người, có giai đoạn chỉ có 1 người trên tổng số gần 30 đầu mối trực thuộc. Từ tính lịch sử và đặc thù trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ nêu trên có tác động không nhỏ đến việc bố trí, lựa chọn nguồn nữ để đưa vào quy hoạch, bổ nhiệm các chức danh lãnh đạo, quản lý tại Bộ.

2.3. Tình hình thực hiện các nội dung tạo nguồn nữ công chức lãnhđạo, quản lý ở Bộ Nội vụ hiện nay đạo, quản lý ở Bộ Nội vụ hiện nay

2.3.1. Hoạt động cụ thể hóa tiêu chuẩn chức danh công chức lãnhđạo, quản lý đạo, quản lý

Hiện nay, công tác cán bộ nói chung và công tác tạo nguồn nữ công chức lãnh đạo, quản lý nói riêng tại Bộ Nội vụ được tổ chức thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành về công tác cán bộ và các quy định riêng của Bộ Nội vụ, gồm: Quyết định số 1204/QĐ-BNV ngày 19 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo, quản lý của Bộ Nội vụ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước;

Quyết định số 1205/QĐ-BNV ngày 19 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý và điều động, biệt phái công chức, viên chức làm việc tại các cơ quan, đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ. Bên cạnh đó, cấp ủy, tổ chức đảng đã chỉ đạo sửa đổi, bổ sung những quy định không phù hợp trong công tác cán bộ để bảo đảm phù hợp với tình hình thực tế tại Bộ, như: Quyết định số 1865/QĐ-BNV ngày 15 tháng 12 năm 2015 về việc sửa đổi, bổ sung một số Điều của Quy định về tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo, quản lý của Bộ Nội vụ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ban hành kèm theo Quyết định số 1204/QĐ-BNV; Quyết định số 250/QĐ-BNV ngày 02 tháng 4 năm 2015 về việc bổ sung Điều 12 Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý và điều động, biệt phái công chức, viên chức làm việc tại các cơ quan, đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Quyết định số 1205/QĐ-BNV; Quyết định số 1866/QĐ-BNV ngày 15 tháng 12 năm 2015 về việc sửa đổi, bổ sung Điểm b Khoản 2 Điều 4 Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý và điều động, biệt phái công chức, viên chức làm việc tại các cơ quan, đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Nội vụ tại Quyết định số 1205/QĐ-BNV.

Tiêu chuẩn công chức lãnh đạo, quản lý được quy định tại Quyết định số 1204/QĐ-BNV ngày 19 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo, quản lý của Bộ Nội vụ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đã được cụ thể hóa đối với từng chức danh công chức lãnh đạo, quản lý, bao gồm: Thứ trưởng, chức danh lãnh đạo, quản lý cấp Vụ và tương đương thuộc diện Bộ quản lý, chức danh lãnh đạo, quản lý cấp phòng của Bộ; trong đó cụ thể những yêu cầu về tiêu chuẩn, trình độ, năng lực, bao gồm trình độ lý luận chính trị, quản lý hành chính nhà nước,

tiêu chuẩn ngạch, trình độ tin học, ngoại ngữ; đồng thời quy định về chức trách, nhiệm vụ của từng nhóm chức danh công chức lãnh đạo, quản lý.

Cho đến thời điểm này, Quyết định số 1204/QĐ-BNV và Quyết định số 1865/QĐ-BNV là hai văn bản được áp dụng trong công tác cán bộ của Bộ khi xem xét bổ nhiệm đối với từng chức danh. Nhìn chung, các quy định tương đối rõ ràng, cụ thể, phù hợp với đặc điểm, tình hình của Bộ, tuy nhiên các quy định mới chỉ dừng lại ở tiêu chuẩn chung đối với các chức danh, chưa có sự cụ thể hóa đối với từng chức danh gắn với vị trí việc làm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo nguồn nữ công chức lãnh đạo, quản lý ở bộ nội vụ hiện nay (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)