Công tác cán bộ là khâu quan trọng trong toàn bộ hoạt động xây dựng Đảng. Đảng ta đã khẳng định rõ việc xây dựng, phát triển vững chắc đội ngũ cán bộ nữ tương xứng với vai trò to lớn của phụ nữ là yêu cầu khách quan, là nội dung quan trọng trong chiến lược công tác cán bộ của Đảng. Để xây dựng, và phát triển vững chắc đội ngũ cán bộ nữ theo chủ trương của Đảng, cần coi trọng và làm tốt việc tạo nguồn nữ công chức lãnh đạo, quản lý tại các cơ quan nhà nước.
Tạo nguồn nữ công chức lãnh đạo, quản lý tại các cơ quan nhà nước là một nhiệm vụ trong công tác cán bộ tại cơ quan, đơn vị, trong đó có Bộ Nội vụ; là quá trình gồm hệ thống các công việc từ xây dựng tiêu chuẩn, cơ cấu nguồn, đến phát hiện, lựa chọn, đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch, luân chuyển, bố trí và sử dụng nguồn nhằm tạo ra nguồn nữ đủ điều kiện, tiêu chuẩn để đề bạt, bổ nhiệm các vị trí lãnh đạo, quản lý; đồng thời bảo đảm phát huy năng lực, sở trường, phù hợp với mục tiêu bình đẳng giới theo chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Việc tạo nguồn nữ công chức lãnh đạo, quản lý gồm các nội dung chủ yếu: Cụ thể hóa tiêu chuẩn chức danh công chức lãnh đạo, quản lý; xác định tỷ lệ, cơ cấu nữ công chức lãnh đạo, quản lý và và tỷ lệ nữ quy hoạch các chức danh lãnh đạo, quản lý; quy hoạch nguồn nữ công chức lãnh đạo, quản lý; đào tạo, bồi dưỡng nguồn nữ công chức lãnh đạo, quản lý; luân chuyển, điều động nguồn nữ; bố trí và thực hiện chính sách đối với nguồn nữ; việc tự học, tự rèn luyện của nguồn nữ công chức lãnh đạo, quản lý.
Tạo nguồn nữ công chức lãnh đạo, quản lý là khâu hết sức quan trọng trong công tác cán bộ, giúp các cơ quan chủ động nguồn trong bổ nhiệm, bố trí nữ lãnh đạo, quản lý phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ chính trị, đồng thời
góp phần quan trọng trong xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ nữ, tăng cường, thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ trong lĩnh vực chính trị.
Chương 1 của Luận văn đã đưa ra những nội dung cơ bản nhất về tạo nguồn nữ công chức lãnh đạo, quản lý, gồm các khái niệm, quan niệm, nội dung cơ bản liên quan đến tạo nguồn nữ công chức lãnh đạo, quản lý trong các cơ quan nhà nước nói chung. Kết quả nghiên cứu của Chương 1 sẽ là cơ sở để học viên phân tích thực trạng tạo nguồn nữ công chức lãnh đạo, quản lý ở Bộ Nội vụ hiện nay tại Chương 2.
Chương 2