1.4 .Nội dung thực hiệnquy chế dân chủ cấp xã
1.4.2 .Hình thức công khai thực hiệnquy chế dân chủ cấp xã
Hình thức công khai:
Một là, niêm yết tại trụ sở Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân xã, thị trấn
Hai là, thông qua hệ thống truyền thanh của xã, thị trấn
Ba là, thông qua Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố thông báo tới nhân dân
Bốn là, thông qua đội tuyên truyền, thông tin lưu động Năm là, họp thôn, xóm, tổ dân phố
Sáu là, thông qua các cuộc tiếp xúc cử tri Bảy là, từ sinh hoạt chi bộ, đảng ủy
Tám là, từ sinh hoạt đoàn thể chính trị - xã hội và các tổ chức xã hội khác.
Hình thức nhân dân bàn và quyết định trực tiếp:
Tổ chức cuộc họp cử tri theo địa bàn từng thôn, tổ dân phố biểu quyết công khai hoặc bỏ phiếu kín
Tổ chức cuộc họp cử tri dại diện hộ gia đình theo địa bàn từng thôn, tổ dân phố biểu quyết công khai hoặc bỏ phiếu kín
Phát phiếu lây ý kiến cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình Hình thức kiểm tra, giám sát của nhân dân:
Kiến nghị thông qua Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Năm, các tổ chức thành viên của Mặt trận cấp xã
Thông qua hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng
Thông qua đại diện tổ chức đoàn thể và đại diện nhân dân (được mời dự thính trong các kì họp của Hội đồng nhân dân)
Thông quathuwjc hiện quyền khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh với cơ qun, tổ chức có thẩm quyền.
Yêu cầu chính quyền xã (thị trấn), trưởng thôn ( tổ trưởng tổ dân phố) cung cấp thông tin, giải trình đầy đủ các trường họp nhân dân thấy dấu hiệu tham nhũng tiêu cực.
1.4.3.Giá trị thi hành đối với nội dung nhân dân tham giam gia bàn và quyết định trực tiếp
Những nội dungnhân dân bàn và quyết định trực tiếp về chủ trương và mức đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình phúc lợi công cộng
một phần kinh phí và các công việc khác trong nội bộ cộng đồng dân cư phù hợp với quy định của pháp luật khi đưa ra nhân dân bàn và quyết định trực tiếp, nếu có trên 50% tổng số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong thôn, tổ dân phố hoặc trong toàn cấp xã tán thành thì có giá trị thi hành; Nhân dân có trách nhiệm tham gia bàn và quyết định các công việc của thôn, tổ dân phố và của cấp xã theo quy định của pháp luật; chấp hành và thực hiện các quyết định đã có giá trị thi hành; Chính quyền cấp xã phối hợp với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận cùng cấp tổ chức tuyên truyền, vận động, thuyết phục những cử tri, hộ gia đình chưa tán thành trong việc thực hiện những quyết định đã có giá trị thi hành.
1.4.5. Lấy phiếu tín nhiệm đối với nội dung nhân dân giám sát
Hai năm một lần trong mỗi nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân cấp xã, Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp tổ chức lấy phiếu tín nhiệm đối với Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân và Chủ tịch, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã.
Thành phần tham gia lấy phiếu tín nhiệm gồm các thành viên Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, thành viên Ban thường vụ của các tổ chức chính trị - xã hội cấp xã, Trưởng ban thanh tra nhân dân, Trưởng ban giám sát đầu tư của cộng đồng (nếu có), Bí thư chi bộ, Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố, Trưởng ban công tác mặt trận thôn, tổ dân phố.
Ban thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã gửi kết quả lấy phiếu tín nhiệm và kiến nghị của mình tới Hội đồng nhân dân cùng cấp và các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện quy chế dân chủ cơ sở ở cấp xã
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện quy chế dân chủ ở cấp xã. Hai yếu tố khách quan và chủ quan chi phối kết quả thực hiện QCDC ở địa phương:
1.5.1. Yếu tố khách quan
Một là, điều kiện tự nhiên
Việt Nam là một quốc gia có điều kiện tự nhiên đa dạng, phức tạp, ¾ diện tích là đồi núi, hệ thống sông ngòi chằng chịt.Đây là một yếu tố tạo nên sự khác biệt về kết quả thực hiện QCDC. Bởi vì, các thành phố, các đô thị có hệ thống giao thông thuận lợi, hệ thống truyền phát thông tin nhanh chóng, dân cư tập trung đông đúc là một điều kiện thuận lợi cho việc tuyên truyền phổ biến QCDC đến với người dân.
Những vùng núi, vùng sâu vùng xa dân cư thưa thớt, địa hình phức tạp, hệ thống giao thông khó khăn, thậm chí có những nơi còn chưa có đường cấp phối.Việc tiếp cận với người dân ở những vùng này rất khó khăn.Đây là một yếu tố tác động đến hiệu quả của việc phổ biến thực hiện QCDC đến người dân.
Hai là, trình độ phát triển kinh tế - xã hội
Trong 63 tỉnh thành của Việt Nam thì trình độ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội là khác nhau dẫn tiếp việc tiếp nhận thông tin có sự chênh lệch khác nhau.Ở những tỉnh, thành phố lớn kinh tế địa phương phát triển, người dân nơi đây tiếp cận nhanh với những chủ trương, chính sách, pháp luật nhà nước ban hành. Các tỉnh thành là vùng núi, vùng biên giới, hải đảo điều kiện phát triển kinh tế khó khăn hơn, nhất là những vùng sâu vùng xa và miền núi có rất nhiều yếu tố tác động gây cản trở cho việc triển khai thực hiện QCDC cấp xã.Mặt bằng học vấn của dân cư mỗi vùng khác nhau; việc tiếp cận các
sức khỏe, bảo vệ môi trường,... của người dân thuộc vùng khó khăn còn nhiều hạn chế; tập quán sản xuất và tiêu dùng lạc hậu nên đã ảnh hưởng không nhỏ đếnviệc thực hiện phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Dân chủ trực tiếp không thể đảm bảo nếu trình độ dân trí thấp.Do đó, chính quyền địa phương cần tích cực nâng cao trình độ dân trí, để người dân nhanh chóng tiếp cận với lối sống mới, cải thiện đời sống vật chất, văn hóa tinh thần.