3.1.2 .Phương hướng
3.2.4. Nâng cao chất lượng, năng lực thực hiệnquy chế dân chủ cơ sở ở cấp xã
tình hình mới
Tập trung xây dựng, kiện toàn đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức, lối sống lành mạnh, không quan liêu, tham nhũng; có tư duy đổi mới, sáng tạo, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, có tinh thần đoàn kết, hợp tác, ý thức tổ chức, kỉ luật cao và phong cách làm việc khoa học; tôn trọng tâp thể, gắn bó, tôn trọng nhân dân. Thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, và của tỉnh về công tác cán bộ. Chính quyền từ cấp huyện cho đến các xã, thị trấn thuộc huyện Đồng Hỷ xây dựng mối quan hệ thân thiện, gần dân, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lí nhà nước, thực hành dân chủ, công khai, minh bạch trong hoạt động quản lý, điều hành bảo đảm để nhân dân tham gia giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ của các cán bộ, công chức. Hằng năm, UBND các cấp phải phải xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai thực hiện dân chủ cơ sở phù hợp với từng xã, thị trấn. Nghiên cứu, ban hành các quy định, chế độ cụ thể để phát huy vai trò của Hội phụ nữ, Hội nông dân, Đoàn Thanh niên,…; chính sách hộ trợ các hội
Ban chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở. Trường Chính trị của tỉnh, Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị của huyện thường xuyên rà soát, bổ sung, cập nhật chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và của tỉnh về xây dựng và thực hiện dân chủ cơ sở để đưa vào chương trình, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ các cấp của tỉnh.
Nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức cấp xã về các vấn đề dân tộc và tôn giáp để có chủ trương và giải pháp xử lý chính xác, giữvững ổn định xã hội. Căn cứ các đặc điểm tâm lý, văn hóa của các dân tộc thiểu số để xử lý các vấn đề nảy sinh một cách tế nhị, thận trọng, khách quan, nhất là những vấn đề liên quan đến tín ngưỡng dân tộc.
Nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị ở cơ sở, đội ngũ cán bộ ở địa bàn xóm và tổ dân phố. Tập trung nguồn lực xây dựng và hoàn hiên các thiết chế văn hóa ở cơ sở. Xây dựng đội ngũ cán bộ ở cơ sở, nhất là người đứng đầu có đủ phẩm chất và năng lực, tiêu biểu, gương mẫu để hướng dẫn chỉ đạo, tập hợp và vận động nhân dân phát huy thực hành tốt quyền làm chủ, nhân dân tham gia tích cực và có trách nhiệm vào các vấn đề chung của cộng đồng.
Nâng cao chất lượng cán bộ, công chức, viên chức cả về trình độ và chất lượng. Đặc biệt là việc giáo dục tư tưởng, xây dựng lối sống lành mạnh, là những tấm gương điển hình về đạo đức xã hội để có những tác động tích cực đến tâm lý của người dân mới đêm lại hiệu quả trong công tác thực hiện QCDC cơ sở cấp xã.
3.2.5. Đẩy mạnh việc thực hiện phong trào thi đua “Dân vận khéo” gắn việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
Đẩy mạnh phong trào thi đua “ Dân vận khéo” gắn với việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và các phong trào thi
đua yêu nước khác để tăng cường phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội bền vững, đảm bảo an ninh quốc phòng, giữ vững ổn định chính trị, thực hiện thành công mục tiêu đưa huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên thành một huyện phát triển mạnh công nghiệp, dịch vụ theo hướng hiện đại.
Căn cứ vào nhiệm vụ, đặc điểm cụ thể của tững xã, thị trấn trong huyện lựa chọn những lĩnh vực cụ thể, có trọng tâm để phát động, xây dựng phong trào “Dân vận khéo” để tuyên truyền việc thực hiện QCDC cơ sở ở địa phương nhằm góp phần hoàn thành các nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh trật tự từng địa phương.Lựa chọn những mô hình “Dân vận khéo” hoạt động hiệu quả để làm điển hình để các địa phương khác học tập.
Thực hiện QCDC gắn với các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động trong đó có tập trung vào thi đua thực hiện các nhiệm vụ chính trị của tỉnh đặt ra: giải phóng mặt, thu hút đầu tư, cải cách hành chính, xây dựng nông thôn mới,..; các cuộc vân động : “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, phòng chống tệ nạn xã hội, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm,…; Phấn đầu đến năm 2020 có 90% trở lên gia đình văn hóa; 70% làng, bản văn hóa.
Đổi mới công tác thi đua theo hướng thiết thực, tiết kiệm, tránh tình trạng hình thức; lấy hiệu quả về chính trị, kinh tế - xã hội làm thước đo đánh giá từng phong trào thi đua. Thường xuyên theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, sơ kết. tổng kết khen thưởng các xã, thị trấn đạt thành tích cao trong các cuộc thi cấp huyện.
3.2.6. Nâng cao dân trí, năng lực thực hiện quy chế dân chủ cơ sở của các tầng lớp nhân dân
Dân chủ là quyền lợi chính đáng của nhân dân, thực hiện dân chủ ở cơ sở không chỉ là thực hiện quyền cơ bản của công dân mà chính người dân đóng góp trí lực, sức lực của mình vào sản phẩm của mình. Đó là xây dựng nhà nước XHCN, nhà nước do chính người dân giành lấy từ tay đế quốc, lập lên nhà nước có tư cách bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người dân. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước thuộc về toàn thể nhân dân Việt Nam chứ không thuộc về riêng tầng lớp, giai cấp đặc biệt nào.Nhà nước chỉ giữ vai trò thay mặt nhân dân thực hiện các chức năng đối nội và đối ngoại nhằm phát triển mọi mặt của đất nước. Chính quyền địa phương cấp huyện tăng cường đầu tư cho cơ sở hạ tầng. ưu tiên các hạng mục công trình đầu tư cho giáo dục, giao thông, điện, và cơ sở y tế.
Nâng cao dân trí là một giải pháp đặc biệt quan trọng ở huyện Đồng Hỷ hiện nay, bởi vì mới chỉ làm tốt công tác phổ cập giáo dục thôi là chưa đủ mà phải gắn liền với chất lượng giao dục.Hiện nay, chất lượng giáo dục của huyện Đồng Hỷ rất thấp so với các huyện khác trong tỉnh, chạy đua thành tích là hiện tượng phổ biến hiện nay trong các trường từ tiểu học cho đến Trung học phổ thông trong huyên.Năng lực thi đấu của học sinh huyện Đồng Hỷ thấp hơn hẳn so với các huyện khác trong khi kết quả học tập thì rất cao. Điều này phản ảnh thế hệ tương lai của huyện đang được cuốn vào những suy thoái do người lớn tạo nên.Thực hiện QCDC cơ sở ở cấp xã có ý nghĩa thiết thực đói với quyền và lợi ích của nhân dân. Vì vậy, nhận thức của chính người dân vè thực hiện QCDC ở cơ sở ở cấp xã là một chủ trương đúng đắn, đem lại lợi ích trực tiếp trong đời sống nhân dân. Thông qua các nội dung thực hiện QCDC cơ sở ở cấp xã, người dân được thực hiện quyền làm chủ của mình đối với hoạt động xây dựng và phát triển địa phương. Vì vậy, nâng cao dân trí là
một giải pháp đúng đắn và có chiến lược, có sức phổ biến rộng rãi khi người dân ý thức được trách nhiệm bản thân trong thực hiện quyền công dân và thưc hiện nếp sống văn minh.Bởi giải pháp này mang tính bền vững, hiệu quả lâu dài.Giải pháp này rất quan trọng hạn chế các hiện tượng dân chủ quá chớn và sự lợi dụngcủa các thế lực thù địch. Đứng trước sự tác động mạnh mẽ của bùng nổ công nghệ thông tin nâng cao dân trí để đảm bảo tôn trọng pháp luật đặc biệt cấp thiết trong hoàn cảnh huyện Đồng Hỷ có số hộ nghèo lớn và người dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ cao. Việc nâng cao chất lượng giáo dục cho thế hệ trẻ thì Hội khuyến học của huyện cần tích cực tham mưu với chính quyền cấp huyện các biện pháp đẩy mạnh phong trào học tập trong nhân dân như “Gia đình hiếu học”, hoạt động của Trung tâm học tập cộng đồng, biểu dương nhưng cá nhân có thành tích xuất sắc trong học tập ngay từ dưới cơ sở từng mức độ khác nhau; nâng cao bản lĩnh chính trị vững vàng cho các tầng lớp nhân dân trong huyện thông qua các cuộc tiếp xúc cử tri, hội nghị tuyên truyền pháp luật, các lớp tập huấn, bồi dưỡng chính trị cho các Đảng viên, đại biểu hội đồng nhân dân cấp xã cho đến các cán bộ xóm để nhân dân để phát huy hiệu quả các hình thức tuyên truyền thực hiện QCDC ở cơ sở và các chính sách, pháp luật khác của nhà nước đến toàn thể nhân dân của địa phương.Nâng cao chất lượng giáo dục là một biện pháp mang tính bền vững, có tác động tích cực sâu rộng đến các giải pháp khác.
Trong tình hình mới hiện nay, để áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào hoạt động sản xuất thì điều kiện tiên quyết đó là nhận thức, hiểu cách thức tiến hành.Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp hiện nay không chỉ còn là yêu cầu về năng suất cao và còn yêu cầu cao về chất lượng sản phẩm.Áp dụng các quy trình chuẩn trong hoạt động sản xuất mới tạo ra các sản phẩm đáp ứng nhu cầu của xã hội.Vì vậy, dù là nông dân nhưng cũng cần có yêu cầu về nhận thức những kiến thức về khoa học kĩ thuật.
3.2.7. Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở cấp xã gắn liền với mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.
Đây là một giải pháp quan trọng nhằm thu hút sự tham gia của người dân vào hoạt động QCDC ở cơ sở. Kinh tế - xã hội phát triển là tiền đề, tạo điều kiện thuận lợi để để mở rộng và phát huy thực hiên QCDC ở cơ sở.Phát triển kinh tế - xã hội địa phương là hoạt động của chính quyền địa phương thực hiện chăm lo đến đời sống của nhân dân địa phương là cơ sở cho sự phát triển nhanh và bền vững. Kinh tế - xã hội phát triển gắn kết giữa chính quyền địa phương và nhân dân thông qua các hoạt động thực tế, cụ thể của cán bộ, công chức cấp xã với nhân dân địa phương. Trong điều kiện huyện Đồng Hỷ là một huyện nghèo, tỷ trọng nông nghiệp cao; hoạt động sản xuất nông nghiệp là hoạt động kinh tế chủ yếu của người dân huyện Đồng Hỷ. Chính quyền cấp xã cần có những định hướng chuyển đổi cây trồng cho phù hợp làm sao đạt được hiệu quả kinh tế, giảm tình trạng người dân vượt biên lao động trái phép. Thông qua việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương khẳng định năng lực quản lý của chính quyền xã, thị trấn thể hiện qua sự gắn kết giữa cán bộ, công chức cấp xã với nhân dân địa phương.
Năng lực thực thi công vụ, trình độ học vấn, thái độ làm việc của cán bộ công chức cấp xã thể hiện qua hiệu quả giải quyết những thủ tục hành chính, những vấn đề xã hội diễn ra trên địa bàn xã, thị trấn, tạo niềm tin của nhân dân. Như vậy, thì công tác tuyên truyền, đưa nội dung của thực hiện QCDC cơ sở cấp xã vào đời sống nhân dân mới có hiệu quả.
Thực hiện phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng của xã, thị trấn giúp cho chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội cấp xã đến gần dân, thu thập ý kiến đóng góp của nhân dân vào hoạt động xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, trí tuệ và sáng tạo của nhân dân trong phát triển kinh tế - xã hội dựa trên những điều kiện thuận lợi về thủ tục hành chính, vốn, kĩ thuật
mà chính quyền địa phương tạo ra nhằm gắn kết với người dân trong hoạt động quản lí nhà nước và hoạt động phát triển kinh tế xã hội. Người dân địa phương chỉ quan tâm đến các hoạt động xã hội khi kinh tế gia đình ổn định, có thời gian tham gia vào các phong trào quần chúng, hội nghị tuyên truyền, văn hóa văn nghệ, các hoạt động thể dục thể thao mang tính cộng đồng và có ý nghĩa gắn kết cộng đồng dân cư. Từ đó, việc tuyên truyền, phổ biến các nội dung thực hiện QCDC cấp xã được người dân đồng tình và hưởng ứng tích cực trên cơ sở sự tin tưởng của nhân dân.
Thực hiện QCDC ở cơ sở là hoạt động mang tính tổng hợp các khía cạnh đời sống của nhân dân. Để nâng cao hiệu quả thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở cần thực hiện các phong trào thi thua giữa các cấp để thấy được sự sáng tạo của mỗi đơn vị cơ sở trong huyện. Là một giải pháp đem lại hiệu quả cao trong thực hiện dân chủ cơ sở phù hơp với điều kiện, hoàn cảnh từng địa phương.
3.3. Một số kiến nghị để hoàn thiện thực hiện quy chế dân chủ cấp xã trên địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.
Từ những số liệu trong các báo cáo kết quả thực hiện QCDC cơ sở cấp xã của huyện về công tác triển khai và thực hiện QCDC cơ sở tại các xã và thông qua việc trực tiếp xin ý kiến của người dân tác giả có một số kiến nghị như sau:
Thứ nhất,các cấp Đảng ủy cần nghiêm túc chỉnh đốn Đảng viên, xử lí những Đảng viên có vi phạm nghiêm trọng trong hoạt động quản lý nhà nước của chính quyền cấp xã, lựa chọn nhưng Đảng viên mới thực sự là những công dân ưu tú vào hàng ngũ của Đảng để xây dựng Đảng vững mạnh, là chỗ dựa tinh thân vững chắc của nhân dân.
Thứ hai,Ban chỉ đạo thực hiện QCDC cơ sở cấp huyện cần được nghiêm túc xem xét, đánh giá lại hiệu quả hoạt động của các Ban chỉ đạo các cấp cơ sở. Khi tiến hành kiện toàn phải cân nhắc thành viên của Ban chỉ đạo. Vì ở cấp cơ sở, đặc biệt là xóm, tổ dân phố việc tham gia vào các công tác xã hội chỉ nhận được lương hỗ trợ theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, họ không còn nguồn hỗ trợ lương nào nữa nên để cán bộ cấp cơ sở có tinh thần trách nhiệm thì nên chọn những người đạt một số tiêu chí như: Nền tảng về lý luận chính trị, có tầm ảnh hưởng, uy tín nhất định về góc độ đạo đức, lối sống và có kinh tế gia đình ổn định.
Như vậy, thành viên của Ban chỉ đạo là những người được người dân đánh giá có ý thức tốt, có tinh thần trách nhiệm, là hình ảnh gương mẫu, công dân tích cực trong mắt người dân, nên khi triển khai thực hiện QCDC cơ sở ở cấp xã có hiệu quả cao hơn.
Thứ ba, thế hệ trẻ thời hiện đại thường rất ít quan tâm đến các vấn đề tại địa phương. Họ cập nhật thông tin thông qua các trang mạng xã hội vì vậy Đoàn thanh niên ở từng địa phương nên đẩy mạnh công tác tuyên truyền thực hiên QCDC cơ sở ở cấp xã thông qua mạng xã hội là một phương thức hiệu quả về quy mô ảnh hưởng và chi phí thấp.
Như đã phân tích ở chương hai thì doanh nghiệp lựa chọn người nổi tiếng, người có tên tuổi để quảng cáo sản phẩm rộng rãi đến xã hội. Các tổ chức chính trị - xã hội khi thực hiện các chương trình tuyên truyền nên lựa chọn những người là những tấm gương tiêu biểu, những gia đình có lối sống chan hoa, lành mạnh, chấp hành tốt chính sách và pháp luật nhà nước quy định. Trong thực tế ở địa phương khi lựa chọn gương mặt tiêu biểu chưa xứng đáng nên đã tạo ra những dư luận không hay và gây ra những tác động tiêu cực là hệ quả của việc lựa chọn chưa đúng người làm đại diện.Hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội và các tổ chức xã hội là nhưng hoạt động đòi hỏi
tinh thần trách nhiệm và nhiệt tình của mỗi thành viên khi tham gia. Các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội hoạt động hiệu quả tác động mạnh mẽ