7. Bố cục luận văn
1.5.1. Yếu tố khách quan
Một là, điều kiện tự nhiên
Việt Nam là một quốc gia có điều kiện tự nhiên đa dạng, phức tạp, ¾ diện tích là đồi núi, hệ thống sông ngòi chằng chịt.Đây là một yếu tố tạo nên sự khác biệt về kết quả thực hiện QCDC. Bởi vì, các thành phố, các đô thị có hệ thống giao thông thuận lợi, hệ thống truyền phát thông tin nhanh chóng, dân cư tập trung đông đúc là một điều kiện thuận lợi cho việc tuyên truyền phổ biến QCDC đến với người dân.
Những vùng núi, vùng sâu vùng xa dân cư thưa thớt, địa hình phức tạp, hệ thống giao thông khó khăn, thậm chí có những nơi còn chưa có đường cấp phối.Việc tiếp cận với người dân ở những vùng này rất khó khăn.Đây là một yếu tố tác động đến hiệu quả của việc phổ biến thực hiện QCDC đến người dân.
Hai là, trình độ phát triển kinh tế - xã hội
Trong 63 tỉnh thành của Việt Nam thì trình độ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội là khác nhau dẫn tiếp việc tiếp nhận thông tin có sự chênh lệch khác nhau.Ở những tỉnh, thành phố lớn kinh tế địa phương phát triển, người dân nơi đây tiếp cận nhanh với những chủ trương, chính sách, pháp luật nhà nước ban hành. Các tỉnh thành là vùng núi, vùng biên giới, hải đảo điều kiện phát triển kinh tế khó khăn hơn, nhất là những vùng sâu vùng xa và miền núi có rất nhiều yếu tố tác động gây cản trở cho việc triển khai thực hiện QCDC cấp xã.Mặt bằng học vấn của dân cư mỗi vùng khác nhau; việc tiếp cận các
sức khỏe, bảo vệ môi trường,... của người dân thuộc vùng khó khăn còn nhiều hạn chế; tập quán sản xuất và tiêu dùng lạc hậu nên đã ảnh hưởng không nhỏ đếnviệc thực hiện phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Dân chủ trực tiếp không thể đảm bảo nếu trình độ dân trí thấp.Do đó, chính quyền địa phương cần tích cực nâng cao trình độ dân trí, để người dân nhanh chóng tiếp cận với lối sống mới, cải thiện đời sống vật chất, văn hóa tinh thần.
1.5.2.Yếu tố chủ quan
Một là,trình độ, năng lực lãnh đạo, quản lý điều hành, thái độ làm việc của độingũ cán bộ, công chức cấp xã:
Thực hiện QDCD ở cấp xã là đưa việc thực hiện quyền làm chủ của nhân dân vào các hoạt động quản lí của Nhà nước hay chính quyền đại phương. Mỗi một địa phương khác nhau có những phương thức tiếp cận khác nhau. Kết quả thực hiện QCDCở cấp xã thể hiện chính năng lực, trình độ cũng như thái độ làm việc của đội ngũ cán bộ, công chức, nhất là cán bộ chủ chốt thực hiện quản lí điều hành có hiệu quả hay không hiệu quả. Ở các xã, phường, thị trấn có kết quả thực hiện quy chế dân chủ tốt là thể hiện công tác tuyên truyền, phổ biến rộng rãi đến toàn thể nhân dân địa phương là có hiệu quả cao nên người dân mới có thể nắm bắt được đầy đủ thông tin, hiểu được quyền của mình được thực hiện, được tham gia đóng góp ý kiến để chung tay xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Thái độ làm việc là một yếu tố gây ảnh hưởng tâm lí cho người dân. Với những cán bộ thái độ làm việc nhiệt tình cùng với trình độ học vấn, năng lực làm việc hiệu quả, sáng tạo sẽ tạo ra hiệu ứng tốt cho công tác tuyên truyền, đưa QCDC cơ sở vào thực hiện ở địa phương. Bởi vì họ lànhững người hiểu, nhận thức sâu sắc nội dung, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc thực hiện quy chế dân chủ ở địa
phương thì họ mới hướng dẫn đầy đủ, hiệu quả các quy định về dân chủ ở cơ sở đó.
Ở nhiều địa phương, trình độ học vấn, năng lực của cán bộ, công chức chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế đặt ra. Thái độ, lề lối làm việc còn tạo ra những cái nhìn không tốt từ phía nhân dân dành cho cán bộ, công chức, làm giảm lòng tin của nhân dân với chính quyền.
Đây là yếu tố tác động mạnh mẽ đến tư tưởng của nhận dân bởi thái độ, cách làm của cán bộ tạo nên hình ảnh của cán bộ trong mắt của người dân. Lời nói đi đôi với hành động kết hợp cùng thái độ nhiệt tình, tôn trọng nhân dân là cách tốt nhất để đưa chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước nói chung cũng như QCDC cơ sở nói riêng đến toàn thể nhân dân địa phương. Trong xã hội hiện nay khi mà sự tiến bộ nhanh chóng của khoa học công nghệ, mọi hành động, lời nói của cán bộ, công chức đều có thể tạo nên hiệu ứng tốt và cũng có thể tạo nên hiệu ứng xấu. Người dân nhìn vào hành động và thái độ của cán bộ, công chức để đánh giá con người. Để nhân dân tin tưởng và làm theo thì trước hết bản thân cán bộ, công chức rồi đến gia đình của của cán bộ, công chức có làm tốt những chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà nước hay không, có xứng đáng là gia đình kiểu mẫu để người dân học tập và làm theo. Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương sáng trong phong cách, lề lối làm việc, người giản dị, mộc mạc và tôn trọng nhân dân. Và những cán bộ, công chức của thời hiện đại làm theo những lời Bác dạy, kế thừa những giá trị văn hóa dân tộc để trở thành “công bộc” thời hiện đại có “tâm, tầm, tình”để phục vụ nhân dân. Kết quả thực hiện QCDC cơ sở của địa phương phản ánh đúng mức độ nỗ lực của chính các cán bộ, công chức địa phương đặc biệt là những cán bộ chủ chốt.
MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội là những tổ chức tuyên truyền, phổ biến thưc hiện QCDC ở cơ sở đến các hội viên của mình.MTTQ có nhiệm vụ tổ chức phối hợp giữa chính quyền địa phương,các cấp ủy Đảng và các tổ chức khác cùng nhau thực hiện tuyên truyền phổ biến đến người dân về thực hiện dân chủ ở cơ sở. Các hoạt động tổ chức tuyên truyền, phổ biến nội dung QCDC ở cơ sở phải được diễn ra cùng đồng thời, các nội dung hoạt động được quy định trong QCDC ở cơ sở của chính quyền địa phương phải được giải thích cho nhân dân hiểu đó là quyền mà nhân dân được làm, người dân có quyền được tham gia đóng góp ý kiến, quyền giám sát đối với hoạt động của chính quyền địa phương.Thực hiện QCDC ở cơ sở là việc vận động toàn thể nhân dân đóng góp trí tuệ, sự quan tâm của người dân vào công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước. Sự kết hợp giữa MTTQ với chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội là một biện pháp đem lại hiệu quả trong việc tuyên truyền và phổ biến QCDC cơ sở ở cấp xã đến toàn thể nhân dân.Bởi vì, nhân dân trong một xã, phường, thị trấn đa phần họ là thành viên của một tổ chức hội.Dù không tham gia nhiều các hoạt động xã hội thì mỗi gia đình sẽ có bà, mẹ là thành viên của Hội phụ nữ.Các thanh niên trong xã, phường, thị trấn sẽ là thành viên của Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.Trong các cơ quan, doanh nghiệp đều có chi bộ Đảng, công đoàn. Như vậy, các tổ chức khi cùng có các chương trình tuyên truyền, phổ biến nội dung thực hiện QCDC ở cơ sở sẽ tác động mạnh mẽ hơn vào nhận thức của người dân trong việc thực hiện quyền làm chủ của mình.
Ba là, chính sách, chế độ đối với đội ngũ cán bộ, công chức
Đội ngũ cán bộ cấp xã được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau trong đời sống thực tiễn ở cơ sở. Cán bộ cấp xã hiện nay một phần học hệ vừa học vừa làm, hệ liên thông, một bộ phận từ đại học chính quy được tuyển dụng từ Dự án thí điểm tuyển chọn 600 tri thức trẻ ưu tú, có trình độ Đại học tăng
cường về làm Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã thuộc 64 huyện nghèo.Đời sống của một bộ phận cán bộ cơ sở còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là cán bộ người DTTS. Do đó, các chính sách, chế độ đối với đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị cơ sở ở cấp xã cần được quan tâm, đổi mới theo hướng áp dụng linh hoạt, phù hợp với từng đối tượng cán bộ, công chức, đặc biệt là quy chế tuyển dụng cán bộ, công chức, chế độ thi tuyển, tiêu chuẩn dự tuyển đầu vào, xét tốt nghiệp đầu ra; trợ cấp cho cán bộ đi học; phụ cấp các chức danh theo quy định ở xã, phường, thị trấn... phải thể hiện rõ được chế độ ưu tiên, ưu đãi đối với cán bộ cơ sở, cán bộ là người DTTS. Mặt khác, cần có sự hỗ trợ nhất định về tài chính cho những cán bộ, công chức cơ sở công tác ở những vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS, vùng biên giới, tạo điều kiện để họ yên tâm công tác và học tập, gắn bó với thôn, buôn, phấn đấu trở thành những cán bộ tốt, có năng lực và phẩm chất tốt, được dân tin tưởng. Bộ phận cán bộ ở những vùng khó khăn này là lực lượng hỗ trợ đắc lực cho Đảng và nhà nước về công tác dân vận, tuyên truyền, phổ biến rộng rãi đến với đồng bào DTTS. Họ là những tấm gương về sự nỗ lực vươn lên mọi hoàn cảnh để phục vụ nhân dân, hoàn thành nhiệm vụ của Đảng giao phó.Họ xứng đáng được hưởng sự quan tâm và hỗ trợ ưu tiên của Đảng và Nhà nước vì họ hi sinh lợi ích cá nhân để vì lợi ích cộng đồng. Đó là những “điểm sáng” cần được tuyên dương và khen thưởng kịp thời để những cán bộ, công chức đó thêm vững tin vào Đảng và Nhà nước.Tại các cơ quan, đơn vị cần bố trí, sắp xếp công tác chuyên môn hợp lý, phù hợp với năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ công chức. Có chính sách hợp lý về đất đai, tạo điều kiện cho cán bộ cơ sở, nhất là cán bộ DTTS ổn định cuộc sống, ổn định công tác lâu dài.
Bốn là, vai trò lãnh đạocủa tổ chức Đảng ở cơ sở
Mặc dù, các cấp ủy đảng ở cơ sở đã chú trọng thực hiện phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”,tuyên truyền phổ biến Quy chế
dân chủ ở cơ sở đến từng hộ gia đình với nhiều hình thức; thực hiện thảo luận và lấy ý kiến đóng góp của nhân dân về các lĩnh vực nhưng trong quá trình triển khai thực hiện còn bộc lộ nhiều hạn chế. Một số nơi, công tác xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vùng DTTS, vùng trọng điểm về an ninh, trật tự chưa được quan tâm đúng mức; nhận thức về công tác tôn giáo có nơi, có lúc chưa thống nhất. Nhận thức về vấn đề tôn giáo, văn hóa dân tộc là một vấn đề cấp bách, mang tính nghiêm trọng trong đời sống nhân dân hiện nay. Vấn đề về tôn giáo, văn hóa dân tộc đang còn là một “điểm nóng” cần được các cấp ủy, Đảng quan tâm nhiều hơn. Vì tôn giáo,phong tục tập quán của người dân tộc ít người là cách mà thế lực thù địch lợi dụng niềm tin của nhân dân dễ dàng nhất để chống phá, tuyên truyền phản động trong nhân dân. Những lợi ích cá nhân, các vụ việc tiêu cực diễn ra sẽ là những “chủ đề nóng” mà nhân dân quan tâm, đánh giá các cán bộ, công chức cấp xã. Năng lực thực thi yếu kém, trình độ học vấn thấp, thực thi công vụ thiếu nghiêm túc.Ở địa phương, cán bộ, công chức vẫn còn hách dịch, sách nhiễu, chưa có thái độ thực sự tôn trọng nhân dân cho nên chưa tạo được uy tín, lòng tin yêu của nhân dân.Vì vậy, khi triển khai thực hiện QCDC cơ sở ở cấp xã người dân chưa có cái nhìn toàn diện, không để tâm vào nội dung mà chính quyền địa phương triển khai. Thậm chí, nếu có những ý kiến muốn được đóng góp nhưng vì thái độ của cán bộ, công chức chưa thực sự muốn lắng nghe nên họ không muốn tham gia đóng góp ý kiến mang tính xây dựng. Những hạn chế trên đây đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng và hiệu quả của việc thực hiện pháp luật về dân chủ cấp xã đặc biệt là các xã thuộc vùng khó khăn.
1.6. Kinh nghiệm thực hiện quy chế dân chủ ở cấp xã ở một số địa phương khác và những giá trị tham khảo
Một số địa phương luôn đi đầu trong hoạt động thực hiện QCDCcơ sở ở cấp xã: