công chức làm nhiệm vụ tiếp công dân và giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai tại tỉnh Lào Cai
Thời gian gần đây, với sự ra đời của Luật Tiếp công dân, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo trong đó có quy định về thành lập Ban Tiếp công dân cùng với việc đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới thì chất lƣợng cán bộ, công chức làm công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo đƣợc chú trọng, quan tâm hơn. Tuy nhiên tại một số đơn vị, địa phƣơng trình độ chuyên môn của cán bộ, công chức làm nhiệm vụ tiếp công dân, giải quyết khiếu nại vẫn còn nhiều bất cập, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu nhiệm vụ. Đặc biệt là đội ngũ làm công tác tiếp công dân ở cấp xã vùng cao, vùng dân tộc thiểu số.
Cán bộ, công chức làm công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai một số nơi còn yếu về chuyên môn và thiếu tinh thần trách nhiệm trong công việc. Cán bộ, công chức làm công tác tiếp công dân ở Ban Tiếp công dân một số huyện chủ yếu làm công tác tiếp dân kiêm nhiệm, đƣợc trƣng tập ở một số phòng ban của huyện nhƣ: Phòng Tài nguyên và Môi
trƣờng, Phòng Lao động-Thƣơng binh và Xã hội, Phòng tƣ pháp, Hội Nông dân…
Việc bố trí cán bộ tiếp công dân thƣờng xuyên ở cấp xã gặp nhiều khó khăn, chủ yếu là phân các công công chức tƣ pháp - hộ tịch, địa chính, văn phòng kiêm nhiệm, vì ở cấp xã các chức danh này chỉ đƣợc một định biên, chƣa có công chức chuyên trách làm nhiệm vụ tiếp dân thƣờng xuyên nên sẽ gặp khó khăn trong bố trí cán bộ tiếp dân, tham mƣu xử lý đơn thƣ.
Các công chức này đƣợc đào tạo các chuyên ngành khác nhau nên hiểu biết pháp luật về khiếu nại tố cáo và các kỹ năng về tiếp công dân cũng còn có những hạn chế.
2.2.3.1. Trình độ đào tạo và kỹ năng của đội ngũ cán bộ, công chức
làm nhiệm vụ tiếp công dân tại tỉnh Lào Cai *Trình độ đào tạo
Theo báo cáo Tổng kết 3 năm thực hiện Luật Tiếp công dân của UBND tỉnh Lào Cai thì tổng số cán bộ, công chức làm công tác tiếp công dân toàn tỉnh Lào Cai trên địa bàn tỉnh Lào Cai hiện nay là 528 ngƣời, trong đó: Cán bộ nữ là 135 ngƣời, cán bộ là Đảng viên 416 ngƣời, cán bộ là dân tộc thiểu số 249 ngƣời, Tôn giáo 01 ngƣời [33 ].
Bảng 2.4. Trình độ đào tạo của đội ngũ cán bộ, công chức làm nhiệm vụ tiếp công dân tại tỉnh Lào Cai
Tên đơn vị
Tổng số C
C
Chia theo ngạch công chức Chia theo trình độ đào tạo
C V C C v à tƣ ơn g đƣ ơn g C V C v à tƣ ơn g đƣ ơn g C V v à tƣ ơn g đƣ ơn g C S và tƣ ơn g đƣ ơn g N h ân v iê n Chuyên môn Quản lý nhà nƣớc Ti ến s ĩ Th ạc s ĩ Đ ại h ọc C ao đ ẳn g Tr un g cấ p Đ ƣợ c đà o tạ o ng hi ệp v ụ TC D C V C C v à tƣ ơn g đƣ ơn g C V C v à tƣ ơn g đƣ ơn g C V v à tƣ ơn g đƣ ơn g B 1 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 28 29 30
Ban tiếp công
dân cấp tỉnh 4 1 3 4 4 1 3
CB,CC làm công tác tiếp công dân cơ quan chuyên môn cấp tỉnh
52 0 8 44 0 0 0 3 49 0 0 27 0 15 36
CB,CC làm công tác tiếp công dân cấp huyện
52 2 3 48 1 0 0 4 47 0 1 32 0 4 41
CB,CC làm công tác tiếp công dân cấp xã
411 0 0 232 174 2 0 1 216 13 181 149 0 1 82
CB,CC làm công tác tiếp công dân khác
9 0 5 4 0 0 0 0 9 0 0 3 0 2 7
Tổng 528 2 17 331 175 2 0 8 325 13 182 215 0 23 169
(Nguồn Báo cáo tổng kết 3 năm thực hiện Luật Tiếp công dân của
UBND tỉnh Lào Cai [38]).
Qua bảng số liệu 2.4 trên có thể thấy trình độ đào tạo nói chung của đội ngũ làm công tác tiếp công dân của tỉnh Lào Cai không cao. Đặc biệt là cán bộ, công chức làm nhiệm vụ tiếp công dân tại cấp xã khi có 181 ngƣời có trình độ trung cấp (chiếm 34,2% số cán bộ làm nhiệm vụ tiếp dân trên toàn
tỉnh). Trong đó chỉ có 215/528 ngƣời đƣợc bồi dƣỡng đào tạo về nghiệp vụ tiếp công dân (chiếm 40,7%).
*Kỹ năng tiếp công dân:
Việc đánh giá kỹ năng của cán bộ, công chức tiếp công dân làm nhiệm vụ tiếp công dân trên địa bàn tỉnh Lào Cai khá khó vì nó không có tiêu chuẩn rõ ràng. Tác giả có phát phiếu khảo đánh giá kỹ năng tiếp công dân tới một số cán bộ, công chức làm nhiệm vụ tiếp công dân chuyên trách tại cấp tỉnh, công cán bộ, công chức tiếp công dân một số huyện, thành phố thuộc tỉnh; cán bộ, công chức làm nhiệm vụ tiếp công dân một số xã, phƣờng trong tỉnh. Sau khi tổng hợp phiếu khảo sát có kết quả nhƣ sau:
Bảng 2.5: Kết quả khảo sát tự đánh giá kỹ năng tiếp công dân của một số cán bộ công chức làm nhiệm vụ tiếp công dân trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
STT Đối tƣợng cán bộ, công chức Tổng số
Đánh giá về kỹ năng tiếp công dân
Rất tốt Tốt (%) Bình thƣờng (%) Chƣa tốt (%)
1 CB,CC tiếp công dân cấp tỉnh 16 0 11 5 0
2 CB, CC tiếp công dân cấp
huyện 28 0 9 15 4
3 CB,CC tiếp dân cấp xã,
phƣờng 50 0 8 16 26
Tổng cộng 94 0 28 36 30
Tỷ lệ (%) 0 29,8 38,3 31,9
(Kết quả tổng hợp từ phiếu khảo sát của tác giả).
Qua kết quả khảo sát thể hiện trên bảng số 2.5 có thể thấy sự tự đánh giá về kỹ năng tiếp công dân của một số cán bộ, công chức chuyên làm nhiệm vụ tiếp công dân trên địa bàn tỉnh Lào Cai thì mức độ “chƣa tốt” là khá cao chiếm tới 31,9%, tập trung chủ yếu tại các công chức làm nhiệm vụ tiếp công
dân tại cấp xã phƣờng 26/30 phiếu “chƣa tốt”. Còn lại là tự đánh giá kỹ năng tiếp dân “bình thƣờng” và “tốt”, không có phiếu tự đánh giá mức độ “rất tốt”. Theo ý kiến của ông Bùi Văn Thìn, Trƣởng Ban tiếp công dân tỉnh Lào Cai đánh giá về kỹ năng của CB,CC tiếp công dân thƣờng xuyên tại tỉnh Lào Cai “Về mặt bằng cấp thì cơ bản CB,CC tiếp công dân ở cấp tỉnh và cấp huyện đều có bằng đại học, tuy nhiên thuộc nhiều chuyên ngành khác nhau. Trên thực tế không ít người tiếp công dân, chủ yếu là cấp huyện, cấp xã còn hạn chế về mặt năng lực, thiếu kinh nghiệm trong công tác do lực lượng này chủ yếu là hoạt động kiêm nhiệm thường xuyên thay đổi. Để tiếp dân tốt thì bên cạnh việc am hiểu về pháp luật, cán bộ công chức tiếp công dân cần phải có cái tâm huyết với công việc, đồng thời có các kỹ năng tiếp công dân tốt có thể nói cho dân nghe, dân tin. Các kỹ năng tiếp công dân của cán bộ, công chức hiện nay chưa thực sự tốt, nhất là về việc tuyên tuyền, thuyết phục người dân khi vụ việc đã được cơ quan chức năng giải quyết theo đúng chính sách, quy định pháp luật; phần lớn là yêu cầu “mệnh lệnh” người dân thực hiện theo kết quả đã giải quyết hoặc tìm cách để hướng dẫn người dân đến cơ
quan khác có thẩm quyền giải quyết cao hơn” [Phụ lục 3].
Ngƣời tiếp công dân cần tạo điều kiện để ngƣời dân thoải mái tâm lý mà trình bày một cách đầy đủ, rõ ràng, trung thực sự việc của họ; trình tự, các bƣớc cần thiết để có một cuộc tiếp công dân hiệu quả. Nhƣ đã nói, để tiếp công dân hiệu quả thì ngƣời tiếp công dân phải thử đặt mình vào vị trí ngƣời dân để nắm bắt vấn đề, từ đó có thái độ và phƣơng pháp xử lý phù hợp; ngƣời tiếp công dân phải có các kỹ năng cần thiết nhƣ kỹ năng giao tiếp, phân tích đánh giá vấn đề, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng thuyết phục, và thuần thục các bƣớc để tổ chức một cuộc tiếp công dân.
Chính vì tầm quan trọng của kỹ năng tiếp công dân nên trong quá trình đào tạo, tập huấn cho CB,CC làm nhiệm vụ tiếp công dân, bên cạnh việc truyền đạt các kiến thức về pháp luật thì còn cần chú trọng việc truyền đạt,
rèn luyện các kỹ năng, các bài học kinh nghiệm về tiếp công dân cũng cực kỳ quan trọng”.
Từ thực trạng kỹ năng của cán bộ, công chức làm nhiệm vụ tiếp công dân ảnh hƣởng rất nhiều đến mức độ hài lòng của công dân đƣợc tiếp. Do không có điều kiện khảo sát tất các cấp Trụ sở tiếp công dân và điểm tiếp công dân trên địa bàn tỉnh Lào Cai, tác giả Luận văn chỉ phát phiếu hỏi khảo sát đối với một số công dân đến khiếu nại tại Trụ sở Tiếp công dân tỉnh (là nơi công dân tập trung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh nhiều nhất) và địa điểm tiếp công dân một số huyện, thành phố thuộc tỉnh về mức độ hài lòng của ngƣời dân đối với kết quả tiếp công dân.
Bảng 2.6. Đánh giá mức độ hài lòng của người dân về công tác tiếp công dân tại Trụ sở Tiếp công dân.
Đối tƣợng khảo sát
Số lƣợng khảo sát
Mức độ hài lòng của ngƣời dân
Hài lòng Chƣa hài
lòng Bức xúc
Công dân đến Trụ sở Tiếp
công cấp huyện 62 26 26 10
Công dân đến Trụ sở Tiếp
công dân tỉnh 58 28 25 5
Tổng cộng 120 54 51 15
Tỷ lệ (%) 45 42,5 12,5
(Bảng tổng hợp từ phiếu khảo sát của tác giả). 2.2.3.2. Trình độ đào tạo và kỹ năng giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai.
Giải quyết khiếu nại về đất đai thƣờng thuộc thẩm quyền của ngƣời đứng đầu các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý đất đai, đây không phải công việc thƣờng xuyên, chuyên trách nên rất khó xác định đƣợc kỹ năng giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai của họ. Ở đây chúng ta tập trung
xem xét kỹ năng giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai của của đội ngũ công chức thƣờng đƣợc đƣợc giao nhiệm vụ xác minh nội dung khiếu nại là thanh tra nhà nƣớc cấp tỉnh, cấp huyện, thanh chuyên ngành của Sở Tài nguyên và Môi trƣờng tỉnh…
Bảng 2.7. Trình độ đào tạo của đội ngũ thanh tra tại tỉnh Lào Cai
Đơn vị Tổng
Trình độ đào tạo
Tiến sĩ Thạc sĩ Cử nhân Cao
đẳng Trung cấp
Thanh tra tỉnh 44 1 40 3 1
Thanh sở, ngành 116 0 8 105 1 2
Thanh tra, huyện
TP 52 0 3 44 5 0
Tổng 212 0 12 189 8 3
( Nguồn Báo cáo Tổng kết công tác Thanh tra năm 2017 [30]).
Qua bảng số liệu 2.7 trên có thể thấy đội ngũ CB,CC cơ bản đều có bằng cấp đại học và trên đại học (chiếm 94,8%), chỉ có 5,2 % có trình độ cao đẳng và trung cấp .
Qua kết quả phỏng vấn chuyên gia của tác giả đối với ông Bùi Văn Thìn, Trƣởng Ban tiếp công dân tỉnh Lào Cai đánh giá về kỹ năng giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai tại tỉnh Lào Cai:
“Qua thực tế về công tác giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai
trong những năm qua thì kỹ năng giải quyết khiếu nại của cán bộ, công chức làm nhiệm vụ này chưa thực sự tốt. Các kỹ năng quan trọng nhất trong quy trình giải quyết khiếu nại là xác minh nội dung khiếu nại và tổ chức đối thoại với người khiếu nại. Việc xác minh khiếu nại vẫn chủ yếu dựa trên hồ sơ thu hồi đất, đền bù, giải phóng mặt bằng sẵn có, ít khi xuống gặp gỡ điều tra, đo đạc, thậm chí trưng cầu giám định tại thực địa...
Về kỹ năng đối thoại , người giải quyết khiếu nại chủ yếu coi đối thoại là một thủ tục bắt buộc chứ chưa coi đối thoại là một phương pháp, thậm chí
là một nguyên tắc quan trọng cần được tôn trọng và thực hiện trong giải quyết khiếu nại, việc tổ chức đối thoại còn mang tính hình thức, ứng phó; không ủy quyền cho cơ quan làm nhiệm vụ xác minh tổ chức đối thoại với
công dân...”[Phụ lục 3].
Qua ý kiến phỏng vấn chuyên gia của tác giả phản ánh phần nào thực tế kỹ năng của đội ngũ làm công tác tham mƣu giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai tại tỉnh Lào Cai để có hƣớng khắc phục trong thời gian tới. Với tình trạng quản lý đất đai còn lỏng lẻo và nhiều bất cập thì việc xác minh khiếu nại ngoài thực địa rất quan trọng nhƣng cực kỳ khó khăn. Nếu ngƣời xác minh khiếu nại không có trình độ, kỹ năng và thiếu trách nhiệm sẽ khiến cho kết quả xác minh khiếu nại bị sai lệnh dẫn đến kết luận khiếu nại thiếu chính xác. Việc ngƣời giải quyết khiếu nại không chú trọng việc đối thoại sẽ mất cơ hội lắng nghe, trao đổi để tìm ra biện pháp tháo gỡ, vừa đảm bảo quyền lợi ích hợp pháp của công dân, vừa đảm bảo đúng quy định của pháp luật và lợi ích của Nhà nƣớc trong quá trình giải quyết khiếu nại.
2.2.3.3. Nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng về tiếp công dân và giải quyết khiếu nại:
Qua phiếu khảo sát tự đánh giá về kỹ năng tiếp công dân xác định về nhu cầu đƣợc đào tạo kỹ năng tiếp công dân.
Bảng 2.8: Thống kê nhu cầu về đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn tiếp công dân và giải quyết khiếu nại.
STT Đối tƣợng cán bộ, công
chức
Tổng số
Lĩnh vực yêu cầu đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng Chính trị Pháp luật Kỹ năng tiếp công dân và Kỹ năng giải quyết khiếu nại 1 CB, CC tiếp công dân cấp
tỉnh 16 12 11 11 11
2 CB, CC tiếp công dân cấp
huyện 28 21 28 28 18
3 CB, CC tiếp dân cấp xã,
phƣờng 50 50 50 50 15
Tổng cộng 94 83 88 89 44
Tỷ lệ (%) 88,2 93,6 94,7 46,8
( Nguồn tổng hợp từ phiếu điều tra)
Qua số liệu từ bảng tổng hợp số 2.8 có thể thấy nhu cầu đƣợc đào tạo trình độ chuyên môn cũng nhƣ tập huấn về kỹ năng tiếp công dân là rất cao (94,7%); còn nhu cầu đƣợc tập huấn về kỹ năng giải quyết khiếu nại thấp hơn (46,8%)vì không phải cán bộ, công chức nào làm nhiệm vụ tiếp công dân cũng đƣợc giao nhiệm vụ tham mƣu giải quyết khiếu nại.