Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, trong công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai tại tỉnh Lào Cai cũng còn những hạn chế cần khắc phục, hoàn thiện trong thời gian tới. Tác giả xin nêu một số hạn chế và những nguyên nhân của nó.
2.3.2.1. Tồn tại, hạn chế
Một là, trong các năm qua, số lƣợng công dân đến các điểm tiếp công
dân để khiếu nại về đất đai không giảm.
Điều đó do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, tuy nhiên việc số lƣợng công dân đến khiếu nại về đất đai không giảm dù do lý do gì thì cũng gây áp lực không nhỏ cho các cơ quan làm công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại nói riêng và các cấp chính quyền trong tỉnh nói chung. Giải quyết không tốt sẽ tạo thành điểm nóng về khiếu kiện, gây mất trật tự an ninh xã hội, suy giảm lòng tin của công dân với chính quyền. Các cấp chính quyền địa phƣơng không thể tập trung vào phát triển kinh tế xã hội đƣợc nếu cứ phải suốt ngày đi tiếp công dân và giải quyết khiếu nại tố cáo.
Hai là, Việc tiếp công dân của Thủ trƣởng một số đơn vị, địa phƣơng
Mặc dù hầu các cơ quan đơn vị đã có lịch tiếp dân của Thủ trƣởng đơn vị nhƣng đến lịch vẫn còn tình trạng cấp trƣởng ủy quyền cho cấp phó tiếp công dân. Thậm chí một số Chủ tịch UBND huyện, còn ủy quyền cho lãnh đạo Thanh tra huyện, Trƣởng Ban tiếp công dân huyện tiếp dân vào lịch tiếp dân của Chủ tịch.
Ba là, Công tác tổ chức tiếp công dân một số đơn vị còn chƣa hợp lý;
hiệu quả tiếp công dân tại một số cơ quan đơn vị chƣa cao. Công tác đôn đốc việc giải quyết đơn thƣ của còn chƣa sát sao, thƣờng xuyên.
Hiện nay, qua thực tế Trụ sở Tiếp công dân cấp tỉnh và một số huyện thì cách thức tổ chức tiếp công dân vẫn là: Công dân đến trụ sở tiếp công dân đăng ký, công chức tiếp công dân căn cứ vào danh sách đăng ký để tiếp công dân theo thứ tự mà không có sự phân loại ban đầu theo lĩnh vực, vụ việc mới cũ, đã đƣợc giải quyết hay chƣa giải quyết.. dẫn đến việc tiếp công dân chƣa đạt hiệu quả nhƣ mong muốn. Cụ thể vào ngày tiếp công dân của Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện thành phố, số lƣợng công dân đến đăng ký đƣợc tiếp rất đông, nhiều ngƣời đến từ đêm để lấy chỗ đăng ký. Tuy nhiên ngƣời chủ trì tiếp công dân không thể tiếp hết công dân đã đăng ký do quá nhiều. Điều đó dẫn đến các bất hợp lý là nhiều công dân vụ việc thuộc các vụ việc cũ, đã đƣợc giải quyết nhiều lần nhƣng do đăng ký sớm vẫn đƣợc tiếp gây lãnh phí thời gian do không có tình tiết mới. Trong khi đó nhiều công dân với vụ việc mới, bức xúc cần đƣợc tiếp thu thì lại không đƣợc tiếp vì đăng ký sau và hết giờ.
Bên cạnh đó việc đảm bảo an ninh trật tự tại Trụ sở tiếp công dân cấp tỉnh và thành phố Lào Cai cũng còn những bất cập. Vẫn để xảy ra tình trạng mất trật tự, thậm chí là chửi bới, xúc phạm cán bộ tiếp công dân, Đảng, nhà nƣớc vi phạm nội quy tiếp công dân. Trong khi đó việc xử lý vi phạm vẫn của các lực lƣợng chức năng vẫn còn lúng túng, xuê xoa, thiếu tính răn đe.
Hiệu quả tiếp công dân tại một số cơ quan đơn vị chƣa cao. Chúng ta chƣa có thƣớc đo cụ thể để đánh giá hiệu quả tiếp công dân, tuy nhiên theo quan điểm tác giả thì hiệu quả việc tiếp công dân cao hay thấp thể hiện vào việc sau khi công dân đƣợc tiếp tại trụ sở tiếp công dân thì các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân có đƣợc tiếp thu đầy đủ và chuyển đến các cơ quan có thẩm quyền giải quyết một cách thấu tình đạt lý để công dân không cần phải trở lại trụ sở tiếp công dân hay không? Vụ việc có đƣợc giải quyết dứt điểm hay không?
Điều này phụ thuộc một phần vào cách thức tổ chức tiếp công dân, trình độ chuyên môn và tinh thần trách nhiệm của cán bộ, công chức làm nhiệm vụ tiếp công dân có tốt hay không? Tuy nhiên phần lớn phụ thuộc vào công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan có thẩm quyền, bởi tiếp công dân chỉ đƣợc coi là bƣớc đầu của giải quyết khiếu nại
Một số công dân đến Trụ sở Tiếp công dân vẫn chƣa hài lòng với kết quả tiếp công dân, cho rằng cán bộ tiếp dân trả lời lòng vòng, hoặc hứa mà không giải quyết. Điều này một phần do công dân hiểu sai về chức năng nhiệm vụ của Ban Tiếp công dân chủ yếu làm nhiệm vụ tiếp công dân và chuyển đơn thƣ đến các cấp có thẩm quyền mà không phải cơ quan có nhiệm vụ trực tiếp giải quyết đơn thƣ cụ thể. Bên cạnh đó có các cơ quan, đơn vị tiếp công dân làm chƣa tốt công tác đôn đốc giải quyết đơn thƣ do cơ quan tiếp công dân chuyển đi. Vì vậy, khi công dân đến gửi đơn ở Trụ sở Tiếp công dân, sau khi chuyển đến cơ quan có thẩm quyền không giải quyết, giải quyết chậm, hoặc khi công dân không đồng ý với nội dung giải quyết thì thƣờng không hài lòng, đổ trách nhiệm và gây áp lực với Ban Tiếp công dân. Một số cán bộ công chức thiếu kỹ năng tiếp công dân, không giữ đƣợc bình tĩnh khi bị công dân gây áp lực, thậm chí bị xúc phạm, lăng mạ đã phản ứng lại nên tạo ra không khí căng thẳng tại địa điểm tiếp công dân và khiến công dân càng không hài lòng.
Bốn là, Cơ sở vật chất phục vụ cho công tác tiếp công dân có nơi vẫn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu; việc áp dụng công nghệ thông tin vào công tác tiếp công dân và xử lý đơn thƣ vẫn còn những hạn chế.
Trong thời gian qua, đƣợc sự quan tâm của lãnh đạo Tỉnh ủy và UBND tỉnh cùng với việc thực hiện các đề án nâng cao chất lƣợng tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo thì cơ sở vật chất phục vụ cho công tác tiếp dân đã đƣợc quan tâm đầu tƣ và cải thiện đáng kể. Mặc dù vậy, so với yêu cầu cơ sở vật chất phục vụ tiếp công dân đến thời điểm hiện tại vẫn chƣa đáp ứng đƣợc mục tiêu đề ra.
Mặc dù cơ quan Thanh tra tỉnh đã xây dựng phần mềm quản lý tiếp công dân và xử lý đơn thƣ từ những năm 2011 nhƣng phần mềm hoạt động không ổn định, khó khăn trong việc truy cập, sử dụng. Đến năm 2016, thực hiện đề tài khoa học cấp tỉnh “Nâng cao chất lƣợng tiếp công dân và giải quyết khiếu nại tố cáo thông qua công nghệ thông tin tại Ban Tiếp công dân cấp tỉnh, Ban tiếp công dân cấp huyện” Văn phòng UBND tỉnh Lào Cai phối hợp với công ty tin học viết phần mềm “Tiếp công dân và quản lý đơn thƣ khiếu nại, tố cáo” để áp dụng tại Ban Tiếp công dân tỉnh, huyện và các sở ngành. Tuy nhiên việc việc áp dụng của các đơn vị, địa phƣơng có liên quan còn nhiều hạn chế.
Hồ sơ quản lý của một số cơ quan chức năng, đặc biệt là ở cơ sở (sổ địa chính, bản đồ địa chính …) lƣu trữ không đầy đủ nên khi phát sinh khiếu nại, tố cáo gây khó khăn cho việc thu thập tài liệu để giải quyết.
Năm là, Công tác xử lý đơn thƣ và giải quyết khiếu nại vẫn còn nhiều
bất cập:
- Hiện nay việc phân loại, xử lý đơn thƣ kiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh dựa trên quy định của Thông tƣ 07/2014/TT-TTCP ngày 31/10/2014 của Thanh tra Chính phủ quy định quy trình xử lý đơn thƣ khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh. Tuy nhiên việc phân loại đơn thƣ của một số cơ quan,
đơn vị trên địa bàn tỉnh nhiều lúc còn thiếu chính xác. Chủ yếu là việc phân loại nhầm lẫn giữa khiếu nại, tố cáo với kiến nghị, phản ánh. Việc này thƣờng dẫn đến giải quyết sai về trình tự và thủ tục theo quy định.
Trên thực tế, nhiều đơn ghi tiêu đề là đơn đề nghị, đơn kiến nghị, đơn kêu cứu ... nhƣng bản chất lại khiếu nại của công dân đối với việc đền bù, giải phóng mặt bằng lĩnh vực đất đai. Một số đơn vị, địa phƣơng căn cứ vào tiêu đề đơn đã không thụ lý, giải quyết theo trình tự giải quyết khiếu nại mà thƣờng ban hành công văn trả lời, khi công dân không đồng ý lại tiếp tục gửi đơn hoặc trực tiếp đến Trụ sở tiếp công dân để khiếu nại.
Chƣa kể nhiều địa phƣơng trong tỉnh ngại giải quyết đơn thƣ khiếu nại theo trình tự giải quyết khiếu nại với lý do: E ngại địa phƣơng mang tiếng có nhiều khiếu nại; quy trình giải quyết khiếu nại phức tạp hơn việc ban hành công văn trả lời; một số cơ quan thanh tra cấp huyện e ngại nếu phân loại đơn thƣ khiếu nại để tham mƣu cho Chủ tịch UBND huyện thụ lý giải quyết thì cơ quan thanh tra sẽ bị giao xác minh nhiều vụ việc gây quá tải... Vì vậy chỉ đơn nào có ghi tiêu đề là đơn khiếu nại thì mới tham mƣu giải quyết theo trình tự giải quyết khiếu nại. Điều đó làm khó giải quyết dứt điểm vụ việc và dễ trở thành khiếu nại kéo dài. Đồng thời cũng gây khó khăn cho việc phân loại tổng hợp, thống kê báo cáo thông tin về các vụ việc khiếu nại.
- Việc áp dụng các quy định pháp luật trong quá trình giải quyết khiếu nại khi còn lúng túng, nhất là các quy định liên quan đến lĩnh vực đất đai. Một số nơi việc giải quyết khiếu nại, tranh chấp đất đai còn mang tính chủ quan, hình thức, nể nang, nặng về mệnh lệnh hành chính; nhiều quyết định giải quyết chƣa thấu tình, đạt lý. Nhiều khi giải quyết khiếu nại mang tính ứng phó nhiều hơn là xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình hoặc của cấp dƣới nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân cũng nhƣ kỷ cƣơng của pháp luật. Nhiều khi ngƣời giải quyết khiếu nại chƣa quan tâm đến việc tìm ra sự đồng thuận giữa các bên trong tranh chấp. Đặc biệt là
chƣa cố gắng thuyết phục ngƣời khiếu nại chấp nhận phƣơng án giải quyết của chính mình. Nói một cách tiêu cực là giải quyết cho “xong chuyện”, cho hết trách nhiệm, thậm chí có những biểu hiện lấp liếm những sai sót của mình hoặc bao che cho cấp dƣới. Đây chính là vấn đề cần quan tâm và có biện pháp nâng cao trách nhiệm của ngƣời có thẩm quyền giải quyết khiếu nại trong việc nâng cao trách nhiệm đối với quyết định giải quyết thuộc thẩm quyền của mình. Đây cũng phải coi là một trong những tiêu chí đánh giá hiệu quả của công tác giải quyết khiếu nại trong khi tiến hành thanh tra trách nhiệm giải quyết khiếu nại hành chính nói chung và đất đai nói riêng.
- Một số đơn vị, địa phƣơng chƣa thực hiện tốt trong việc đối thoại với công dân, đặc biệt là trong quá trình giải quyết khiếu nại lần đầu tại một số cơ quan đơn vị còn coi nhẹ. Chính vì nhận thức ngày càng tốt hơn về ý nghĩa của sự đối thoại mà pháp luật đã ghi nhận và coi đó nhƣ là một khâu bắt buộc trong giải quyết khiếu nại cho nên dẫn đến việc ngƣời giải quyết khiếu nại không tổ chức đối thoại, hoặc tổ chức đối thoại mang tính hình thức, ứng phó, thậm chí ủy quyền cho cơ quan làm nhiệm vụ xác minh tổ chức đối thoại với công dân, từ đó dẫn đến việc giải quyết khiếu nại thiếu dân chủ, khách quan, thậm chí thiếu chính xác.
- Tình trạng khiếu nại tiếp vẫn diễn ra khá phổ biến
Có một thực tế có thể coi là một nghịch lý là các cơ quan có trách nhiệm đã cố gắng nhiều trong việc giải quyết, tỷ lệ các vụ việc đƣợc coi là “đã giải quyết” luôn đạt tỷ lệ rất cao, những vụ việc thuộc thẩm quyền nhƣng số vụ việc khiếu nại về đất đai không có chiều hƣớng giảm mà lại tăng lên không ngừng. Điều đó có thể lý giải bởi tình trạng khiếu nại tiếp. Nói cách khác, dù vụ việc khiếu nại đã đƣợc cấp có thẩm quyền giải quyết nhƣng nó không đƣợc chấm dứt mà ngƣời khiếu nại tiếp tục khiếu nại đến cấp cao hơn. Thậm chí nhiều khi đã có quyết định giải quyết khiếu nại lần 2 rồi mà công dân không khởi kiện ra tòa mà tiếp tục khiếu nại đến cơ quan hành chính.
Điều này cho thấy chất lƣợng và hiệu quả giải quyết khiếu nại chƣa cao. Ngƣời giải quyết khiếu nại vẫn chú trọng giải quyết vụ việc hết trách nhiệm theo thẩm quyền hơn là giải quyết dứt điểm vụ việc một cách hợp tình hợp lý.
- Việc tổ chức thực hiện các quyết định giải quyết đã có hiệu lực pháp luật còn thiếu kiên quyết, dẫn đến vụ việc không đƣợc giải quyết dứt điểm, khiếu kiện kéo dài. Một số trƣờng hợp do công dân cố tình không chấp hành quyết định, nhƣng Luật khiếu nại chƣa quy định cụ thể biện pháp chế tài để xử lý nên vẫn còn một số trƣờng hợp chây ỳ, xử lý chƣa dứt điểm.
Sáu là, Trình độ cán bộ, công chức làm nhiệm vụ tiếp công dân, giải
quyết đơn thƣ khiếu nại, tố cáo không đồng đều, còn hạn chế ( nhất là ở cấp cơ sở). Việc tổ chức đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ liên quan chƣa đƣợc thƣờng xuyên, nghiêm túc.
Bên cạnh đó còn có cán bộ thiếu tinh thần trách nhiệm, hoặc thiếu quan tâm đến quyền và lợi ích chính đáng của ngƣời khiếu nại, hoặc có động cơ không trong sáng nên giải quyết vụ việc chƣa khách quan, chính xác.
Bẩy là, Công tác thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của Thủ trƣởng các
cấp, các ngành chƣa thƣờng xuyên, hiệu quả chƣa cao và việc thực hiện kết luận, kiến nghị thanh tra, khắc phục các thiếu sót, tồn tại ở một số địa phƣơng, đơn vị còn chậm. Công tác phối hợp giữa các cấp, các ngành trong quá trình giải quyết đơn thƣ khiếu nại, tố cáo của công dân nhiều khi chƣa chặt chẽ.
Tám là, Công tác thông tin báo cáo về công tác tiếp dân, giải quyết
khiếu nại, tố cáo còn có đơn vị chƣa thực hiện đầy đủ, kịp thời theo quy định. Việc tổng hợp báo cáo còn cẩu thả dẫn đến các số liệu báo cáo còn thiếu chính xác, phản ánh chƣa đúng thực trạng công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo. Việc áp dụng công nghệ thông tin vào hoạt động tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo còn hạn chế.
2.3.2.2. Nguyên nhân những tồn tại, hạn chế
Một số nguyên nhân chính dẫn đến những tồn tại, hạn chế trong công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất tại tỉnh Lào Cai:
Một là, Chính sách, pháp luật về khiếu nại, tố cáo, quản lý đất đai vẫn
còn có những bất cập. Có
triển rất lớn so với các quy định trƣớc. Tuy nhiên hệ thống pháp luật liên quan đến hoạt động tiếp công dân và cơ chế giải quyết khiếu nại hiện nay chƣa đảm bảo đầy đủ tính khách quan, công khai, dân chủ trong quá trình giải quyết; trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại chƣa cụ thể, rõ ràng, nhất là giải quyết khiếu nại lần đầu còn quá phức tạp, thời hạn giải quyết dài, chƣa tạo thuận lợi cho công dân; chƣa đề cao vai trò của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và của luật sƣ trong quá trình giải quyết khiếu nại; thiếu chế tài cụ thể trong việc xử lý trách nhiệm thực hiện công tác giải quyết khiếu nại; hiệu lực thi hành các quyết định giải quyết khiếu nại chƣa cao; chƣa gắn trách nhiệm