cháy, chữa cháy trên địa bàn cấp tỉnh
1.2.1. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy cháy, chữa cháy
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính. Trong trường hợp phạt tiền thì thẩm quyền xử phạt được xác định căn cứ vào mức tối đa của khung tiền phạt quy định đối với từng hành vi vi phạm cụ thể, trường hợp vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều người thì việc xử phạt do người thụ lý đầu tiên thực hiện.
Trong trường hợp xử phạt một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì thẩm quyền xử phạt được xác định theo nguyên tắc sau đây:
Nếu hình thức, mức xử phạt được quy định đối với từng hành vi đều thuộc thẩm quyền của người xử phạt thì thẩm quyền xử phạt vẫn thuộc người đó.
Nếu hình thức, mức xử phạt được quy định đối với một trong các hành vi vượt quá thẩm quyền của người xử phạt thì người đó phải chuyển vụ vi phạm đến cấp có thẩm quyền xử phạt.
Trong trường hợp người có thẩm quyền xử phạt thuộc Công an nhân dân đang xử lý đối với cá nhân, tổ chức có vi phạm về phòng cháy, chữa cháy theo Nghị định này mà phát hiện cá nhân, tổ chức đó còn có hành vi vi phạm hành chính được quy định trong các Nghị định khác của Chính phủ thì có quyền xử phạt hành chính về hành vi đó.
1.2.1.2. Chủ thể có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy
So với Pháp lệnh xử lý VPHC, thẩm quyền xử phạt hành chính theo quy định của Luật Xử lý VPHC năm 2012 đã có nhiều điểm mới cơ bản như: tăng thẩm quyền xử phạt cho cấp cơ sở để bảo đảm hiệu quả của công tác XPVPHC; sửa đổi, bổ sung một số cơ quan, chức danh khác có thẩm quyền XPVPHC cho phù hợp với các quy định của pháp luật khác có liên quan như Cục trưởng Cục Cảnh sát PCCC và cứu hộ, cứu nạn; Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy cấp huyện thuộc Sở Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy;…
Căn cứ Điều 38,39 và Điều 52 Luật Xử lý VPHC năm 2012; Khoản 2 Điều 70 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP quy định thẩm quyền XP VPHC của các lực lượng Công an nhân dân thực hiện theo Điều 39 của Luật Xử lý VPHC và Điều 66 Nghị định này theo chức năng, nhiệm vụ thuộc lĩnh vực, địa bàn mình quản lý. Theo đó, các chủ thể có thẩm quyền XP VPHC trong lĩnh vực PCCC là: Công an nhân dân và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp.
* Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Công an nhân dân
Công an nhân dân là một lực lượng vũ trang trọng yếu của Đảng và Nhà nước, làm nòng cốt, xung kích trong việc bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội. Công an nhân dân có chức năng tham mưu cho Đảng, Nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội; thực hiện thống nhất quản lí về bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội; đấu tranh phòng, chống âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch, các loại tội phạm và các vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội. Phòng cháy chữa cháy là một trong những hoạt động ảnh hưởng trực tiếp tới mức độ an toàn xã hội nếu có cháy nổ xảy ra. Lực lượng Công an nhân dân được đào tạo chuyên ngành về PCCC hoàn toàn có đủ các tiêu chuẩn về năng lực, phẩm chất để được cấp thẩm quyền xử phạt các vi phạm hành chính. Trong quá trình thực thi nhiệm vụ, đây cũng là lực lượng có những kiểm tra, phát hiện sớm, nhanh nhạy nhất các điều kiện tiêu chuẩn về PCCC để kịp thời đưa ra các phương án xử lý.
Thẩm quyền XP VPHC của Công an nhân dân được quy định chi tiết tại Điều 66 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP quy định thẩm quyền xử phạt VPHC trong lĩnh vực PCCC, cụ thể như sau:
-Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền:Phạt cảnh cáo; Phạt tiền đến đến 500.000 đồng.
- Trạm trưởng, Đội trưởng của Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành nhiệm vụ: Phạt cảnh cáo; Phạt tiền đến 1.500.000 đồng.
- Trưởng Công an xã, phường, thị trấn:Phạt cảnh cáo;Phạt tiền đến 2.500.000 đồng. Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu.
- Trưởng Công an quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, Trưởng phòng Cảnh sát đường thủy, Trưởng phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Công an cấp tỉnh và Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy cấp huyện thuộc Sở Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy: Phạt cảnh cáo; Phạt tiền đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy; Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định.
- Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), Giám đốc Sở Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy: Phạt cảnh cáo; Phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy;Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Giám đốc Công an cấp tỉnh quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất;Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định.
* Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp Căn cứ điều 66 Nghị định số 167/2013/CĐ-CP quy định thẩm quyền xử phạt VPHC của các lực lượng Công an nhân dân thực hiện theo Điều 39 của
Luật XL VPHC, quy định trách nhiệm của UBND các cấp: “Chỉ đạo, kiểm tra và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về PCCC ở địa phương; xử lý các hành vi vi phạm về PCCC theo thẩm quyền”.
UBND các cấp là cơ quan hành chính của Nhà nước của hệ thống chính trị Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ở các cấp. Đây là cơ quan thực thi pháp luật tại các cấp tỉnh, huyện, xã. Chủ tịch UBND các cấp tỉnh, huyện, xã là những người đứng đầu về mặt quản lý nhà nước ở các cấp địa phương này. Do đó, chủ tịch UBND các cấp là đối tượng hoàn toàn có thẩm quyền xử phạt những vấn đề liên quan đến sai phạm về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực mình quản lý như công tác PCCC. Cụ thể, pháp luật quy định như sau:
-Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:Phạt cảnh cáo;Phạt tiền đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy;Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm; Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:Phạt cảnh cáo;Phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy;Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:Phạt cảnh cáo;Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy;Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định.
* Ủy quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính: Trạm trưởng, Đội trưởng của Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành nhiệm vụ, Trưởng Công
an xã, phường, thị trấn, Trưởng Công an quận, huyện, thị xã, thành phố trực