Nguyên nhân của hạn chế trongxử phạt viphạm hành chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy từ thực tiễn thành phố hà nội (Trang 68 - 75)

trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn thành phố Hà Nội

Thực tế cho thấy công tác xử phạt VPHC trên địa bàn thành phố Hà Nội vẫn còn nhiều khuyết điểm và hạn chế ảnh hưởng đến hiệu quả công tác xử phạt VPHC. Những hạn chế còn tồn tại là do những nguyên nhân chủ yếu sau:

-Về chính trị:

Việc xử phạt vi phạm trong lĩnh vực PCCC trên địa bàn thành phố Hà Nội tuy đã nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng thành phố, các thành ủy, huyện ủy, tuy nhiên những quan tâm này vẫn chưa

đủ so với tình hình thực tế. Theo thống kê, trong giai đoạn 2015-2019, chỉ có 12 văn bản quy phạm pháp luật là nghị quyết HĐND, các công văn hướng dẫn, chỉ đạo, kế hoạch thực hiện từ phía các cơ quan cấp ủy Đảng trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Công tác phối hợp tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, kiến thức về PCCC giữa Thành ủy Hà Nội với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội đã được tập trung đẩy mạnh trong thời gian qua, với nhiều hình thức phong phú, đa dạng, tuy nhiên, hoạt động phối hợp trong công tác tuyên truyền mới chỉ tập trung chủ yếu ở địa phương và nhiều nơi còn mang tính hình thức, chưa sâu về nội dung. Vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp trong giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về PCCC chưa thể hiện rõ nét, nên mặc dù công tác tuyên truyền đã đem lại những kết quả nhưng cũng còn rất nhiều hạn chế.

-Về pháp lý:

Hệ thống văn bản hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về PCCC và việc xử phạt VPHC trong lĩnh vực PCCC còn bất cập, một số quy định trong Luật PC và CC, Thông tư số 04/2004/TT-BCA và một số quy định trong các tiêu chuẩn, quy chuẩn về PCCC tính khả thi thấp đã bộc lộ sự không phù hợp với thực tiễn công tác PCCC hiện nay, như: Chưa có quy định về trang bị phương tiện PCCC cho lực lượng PCCC tại chỗ, chế độ chính sách cho những người tham gia hoạt động PCCC. Quy định về tổ chức, quản lý lực lượng PCCC chuyên ngành, quy chuẩn PCCC cho các công trình siêu cao tầng, công trình ngầm,… mặt khác, các văn bản hướng dẫn, quy định chi tiết thi hành luật PC và CC thường được ban hành chậm cũng làm cho việc tổ chức thực hiện gặp nhiều trở ngại. Một số quy định của pháp luật về PCCC còn chồng chéo, với các quy định khác của pháp luật như: quy định về việc áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn về PCCC, theo quy định của Luật PCCC thì tiêu chuẩn

về PCCC là tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng, tuy nhiên theo Luật ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn Việt Nam thì tiêu chuẩn chỉ khuyến khích áp dụng, điều này đã gây rất nhiều khó khăn trong việc áp dụng pháp luật vào thực tiễn.

Thực tế công tác quản lý về PCCC cho thấy một số lỗi vi phạm pháp luật về PCCC, thực sự là hành vi nguy hiểm cho xã hội, nhưng chưa được quy định rõ ràng trong các Nghị định về xử phạt hành chính trước đây đã gây nhiều khó khăn trong công tác XPVPHC như: hành vi chiết nạp khí đốt hóa lỏng trái phép, hành vi làm mất giấy phép vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy nổ…nhiều hành vi vi phạm về PCCC còn quy định chung chung, chưa cụ thể dẫn đến việc áp dụng trong công tác xử phạt chưa thực sự hiệu quả, mất nhiều thời gian để xác minh, giải thích cho đối tượng vi phạm.

Công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về xử phạt VPHC trong lĩnh vực PCCC chưa được coi trọng đúng mức, còn hạn chế về thời lượng, nội dung chưa được đề cập sâu đến các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn đối tượng với VPHC, đối tượng được tuyên truyền còn hạn chế, việc thông báo các hành vi vi phạm và đối tượng vi phạm trên các phương tiện thông tin đại chúng chưa được thực hiện thường xuyên, kịp thời,… Bên cạnh đó, việc giáo dục pháp luật cũng như mục đích ý nghĩa của xử phạt VPHC đối với các chủ thể xử phạt cũng còn chưa thường xuyên, đã dẫn đến tình trạng một số cán bộ thực thi pháp luật còn xem nhẹ, công tác xử phạt VPHC trong lĩnh vực PCCC nhận thức pháp luật của các chủ thể vi phạm và chủ thể xử phạt còn hạn chế.

-Về tài chính, cơ sở vật chất:

Kết quả giám sát của Chính Phủ cho thấy,Hà Nội cũng như nhiều địa phương khác chưa ban hành quy định việc xử lý các cơ sở trên địa bàn không bảo đảm yêu cầu về PCCC được đưa vào sử dụng trước ngày Luật PCCC số 27/2001/QH10 có hiệu lực theo quy định. Việc xử lý các cơ sở này còn gặp

nhiều khó khăn, kết quả còn hạn chế. Nguyên nhân chủ yếu do chưa đưa ra được các giải pháp phù hợp để xử lý dứt điểm như: Chưa bố trí được địa điểm di dời; vấn đề đền bù, an sinh xã hội, việc bố trí chỗ ở, sinh hoạt cho người dân, nhất là tại các khu tập thể cũ; các giải pháp kỹ thuật bổ sung khó thực hiện do liên quan đến kiến trúc, kết cấu, khoảng cách, tải trọng của công trình... Mức chi ngân sách địa phương cho hoạt động PCCC; mức hỗ trợ thường xuyên cho đội trưởng, đội phó đội dân phòng và PCCC cơ sở không chuyên trách đều được đánh giá chung là còn khá thấp, chưa đủ tạo động lực cho người thực hiện việc xử phạt VPHC trong lĩnh vực PCCC. Mức hỗ trợ hiện nay mới chỉ“hỗ trợ kinh phí cho hoạt động PCCC” (không đúng với tinh thần quy định của Luật PCCC - Điều 55 là Nhà nước cấp ngân sách bảo đảm cho công tác PCCC)… Mạng lưới các đội Cảnh sát PCCC và CNCH chưa được quy hoạch theo đúng quy chuẩn Việt Nam.

Các trang thiết bị phục vụ cho quá trình kiểm tra, xử phạt VPHC trong lĩnh vực PCCC vẫn còn thiếu, đặc biệt là những trang thiết bị hiện đại giúp phát hiện sớm những kết cấu hạ tầng nhà cửa không đạt tiêu chuẩn phòng cháy chữa cháy.

-Về nhân lực:

Vai trò trách nhiệm, trình độ, năng lực của cán bộ thực thi nhiệm vụ trong phát hiện vi phạm và xử phạt hành chính trong lĩnh vực PCCC chưa được đề cao, còn tình trạng kiểm tra an toàn PCCC tại các cơ sở một cách hời hợt, không hiệu quả, không phát hiện được những vi phạm, đây là điểm yếu chung của đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm tả an toàn PCCC. Cán bộ làm công tác kiểm tra an toàn PCCC thường được phân công phụ trách một địa bàn cố định, trong một thời gian dài nên không thể tránh khỏi mối quan hệ thân tình giữa cán bộ kiểm tra với các cơ sở phụ trách, dẫn đến sự thiếu kiên quyết, nể nang, thiếu khách quan trong việc đánh giá, kiểm tra. Địa bàn thành

phố Hà Nội rất rộng, lượng dân cư đông đúc, mật độ dân số cao, nhiều ngõ hẹp, ngõ nhỏ, nhiều công trình xây dựng, cơ sở sản xuất kinh doanh, nhà xưởng tự phát, đòi hỏi phải một lực lượng chủ thể thẩm quyền xử phạt đủ lớn để có thể thường xuyên kiểm tra, thanh tra, sớm phát hiện những sai phạm. Nhưng trên thực tế, lực lượng này đang rất mỏng, vì vậy, việc xử phạt VPHC trong lĩnh vực PCCC tại các cơ sở chưa nhiều, chưa tương xứng so với yêu cầu nhiệm vụ.

Tiểu kết chương 2

Trên cơ sở những nội dung lý luận ở chương 1, chương 2 đã trình bày những quy định của pháp luật hiện hành và xử lý VPHC trong lĩnh vực PCCC và khảo sát thực trạng công tác xử lý VPHC trong lĩnh vực PCCC trên địa bàn thành phố Hà Nội. Theo đó, chương 2 đã trình bày những quy định chung về xử phạt VPHC như hệ thống quy phạm pháp luật hiện hành, nguyên tắc xử lý VPHC, hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử lý VPHC và thẩm quyền xử lý VPHC trong lĩnh vực PCCC: qua đó, đưa ra sự đánh giá quy định của pháp luật về xử lý VPHC trong lĩnh vực PCCC. Chương 2 cũng đã khảo sát thực trạng và kết quả công tác xử lý VPHC trong lĩnh vực PCCC trên địa bàn thành phố Hà Nội từ năm 2015-2019: đồng thời đánh giá những kết quả đạt được, tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của công tác xử phạt VPHC trong lĩnh vực PCCC trên địa bàn thành phố Hà Nội, đây là cơ sở quan trọng để đề xuất những giải pháp góp phần bảo đảm xử phạt VPHC trong lĩnh vực PCCC trên địa bàn thành phố Hà Nội trong thời gian tới.

Chương 3:

QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢMXỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁYTỪ THỰC

TIỄN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

3.1.Quan điểm

Đất nước ta đang trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Bên cạnh những điển hình tiên tiến trong việc chấp hành các quy định về PCCC, vẫn có những hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm pháp luật về PCCC. Có thể nói, trong thời gian vừa qua, vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC diễn ra tương đối phổ biến. Yêu cầu khách quan, cấp bách của việc bảo đảm xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC trên địa bàn thành phố Hà Nội được thể hiện trên các quan điểm sau đây:

Một là, xác định công tác xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC là một nhiệm vụ thường xuyên, có ý nghĩa quan trọng góp phần đảm bảo an toàn PCCC và hoạt động quản lý nhà nước về PCCC đúng mục đích, đúng nội dung và đạt hiệu quả cao. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước tăng cường giải quyết, xử lý tình trạng vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC là nhiệm vụ phức tạp, cấp bách, liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành và các tầng lớp nhân dân[1, tr.25-27]. Vì vậy, cần có sự tăng cường, tập trung sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, sự điều hành quyết liệt của các cấp chính quyền, sự tham gia tích cực của các ngành, Mặt trận Tổ Quốc, đoàn thể và sự đồng thuận trong nhân dân.

Hai là, kiên quyết xử lý kịp thời, triệt để, nghiêm minh theo quy định của pháp luật các trường hợp VPHC về PCCC; trong đó yêu cầu tăng cường thanh tra, kiểm tra công tác phòng cháy, chữa cháy, nhất là đối với các chung cư, nhà cao tầng, trung tâm thương mại, chợ, rừng, cơ sở kinh doanh dịch vụ vũ trường,

quán bar, karaoke, kinh doanh gas trên địa bàn tỉnh; khắc phục dứt điểm vi phạm, sơ hở về đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy, nâng cao chất lượng công tác kiểm tra an toàn PCCC[8]. Qua công tác kiểm tra an toàn PCCC tại các cơ sở thuộc diện quản lý về PCCC, nhất là cơ sở có nguy cơ cao về cháy, nổ, kiên quyết xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về PCCC. Chú trọng tăng cường năng lực, hiệu quả trong công tác xử lý vi phạm hành chính của lực lượng Cảnh sát PCCC tỉnh, kiên quyết đình chỉ hoạt động đối với các cơ sở chưa đảm bảo thủ tục theo quy định và các cơ sở kinh doanh không đảm bảo an toàn về PCCC, đồng thời kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền chỉ đạo khắc phục những tồn tại, sơ hở trong công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực PCCC.

Ba là, công tác quản lý và đảm bảo an toàn PCCC là việc làm thường xuyên, lâu dài, trong đó cần chú trọng ngăn chặn, phòng ngừa vi phạm. Nếu phòng, chống vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC không tốt, sẽ làm phá vỡ trật tự kỷ cương, làm giảm hoặc làm mất hiệu lực quản lý nhà nước về PCCC, dẫn đến thiếu công bằng, mâu thuẫn, bất bình trong nội bộ nhân dân, có thể sẽ có diễn biến phức tạp, khó lường; thường xuyên nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của mỗi cơ quan, tổ chức, toàn xã hội và của mỗi người dân trong thực hiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy. [4, tr.15-17]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy từ thực tiễn thành phố hà nội (Trang 68 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)