Đánh giá chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây DỰNG CHÍNH QUYỀN điện tử TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 74)

2.3.1. Kết quả đạt được

- Đến nay, tư duy và nhận thức về CNTT, về xây dựng CQĐT của cán bộ, đảng viên ở các cấp, các ngành và nhân dân trong tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực; các chủ trương, chính sách về phát triển CNTT đã được quan tâm, quán triệt và tổ chức triển khai, thực hiện. Công tác phát triển và ứng dụng CNTT đã nhận được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, UBND các cấp và của các Sở, ban ngành nên đã có những chuyển biến tích cực, đóng góp quan trọng trong cải cách hành chính, trong lãnh đạo và điều hành hoạt động các cấp, các ngành.

- Đã hình thành được nền tảng về hạ tầng kỹ thuật, các phần mềm CSDL dùng chung cơ bản đáp ứng yêu cầu ứng dụng tại các đơn vị.

- CNTT trở thành công cụ làm việc hữu ích và không thể thiếu trong hoạt động của các cơ quan nhà nước. Hầu hết cán bộ, công chức đã khai thác, ứng dụng CNTT vào công tác chuyên môn, việc ứng dụng phần mềm vào công việc góp phần nâng cao hiệu quả công việc, giảm thiểu thời gian và giấy tờ. Ứng dụng CNTT không những thúc đẩy trong công tác cải cách hành chính mà còn giúp lãnh đạo các cấp nắm bắt, xử lý thông tin nhanh, chính xác và hỗ trợ công tác điều hành, quản lý công việc góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công việc và chất lượng phục vụ tổ chức, công dân.

- Việc ứng dụng CNTT đã góp phần thay đổi phong cách làm việc của các cơ quan nhà nước, tạo môi trường thuận lợi cho người dân giao tiếp với chính quyền, người dân hưởng lợi từ những dịch vụ mà chính quyền cung cấp và cũng để người dân thực hiện được quyền lợi và nghĩa vụ của mình. Bên cạnh đó còn giúp cho người dân theo dõi giám sát được tiến trình xử lý hồ sơ, giảm được phiền hà và tiêu cực trong cơ quan công quyền. Công tác ứng dụng CNTT trên địa bàn tỉnh đã đạt được nhiều kết quả tích cực, cụ thể hệ thống một cửa hiện đại, dịch vụ công trực tuyến đã chính thức đi vào hoạt động tại một số đơn vị đã phục vụ tốt trong việc giải quyết các thủ tục hành chính cho cá nhân, doanh nghiệp và người dân, tạo tiền đề cho thực hiện xây dựng chính quyền trong thời gian tới; việc triển khai Dự án "Nâng cao khả năng sử dụng máy tính và truy nhập internet công cộng tại Việt Nam” đã góp phần nâng cao kỹ năng và kiến thức của người dân trong việc ứng dụng CNTT kết nối Internet phục vụ trong các hoạt động của mình và xã hội.

2.3.2. Hạn chế

- Mặc dù hạ tầng CNTT nhìn chung đã tăng lên mức khá của cả nước nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu cho các đơn vị cấp tỉnh, huyện, thành phố. Nhiều máy tính đã được trang bị từ lâu, tốc độ xử lý chậm. Đối với cấp xã, hạ tầng còn rất yếu không đáp ứng được nhiều cho việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin mở rộng từ tỉnh xuống huyện và xuống cấp xã.

- Còn nhiều các sở, ban ngành chưa xây dựng được các phần mềm chuyên ngành phục vụ công tác chuyên môn. Tại các đơn vị cấp xã, đa số vẫn chưa có ứng dụng CNTT trong công tác quản lý và tác nghiệp.

- Dịch vụ công trực tuyến chỉ đạt ở mức độ 2, các dịch vụ công mức độ 3,4 còn ít, mang tính chất thử nghiệm tại một số đơn vị và người dân chưa tham gia sử dụng. So với mặt bằng chung cả nước, tỉnh Quảng Ngãi vẫn còn xếp hạng ở mức thấp về việc triển khai ứng dụng mô hình một cửa hiện đại và hiệu quả, kết quả xử lý công việc tại bộ phận một cửa.

- Chưa hình thành và phát triển công nghiệp CNTT, chưa có cơ chế chính sách để thu hút đầu tư trong lĩnh vực CNTT nhằm tạo công ăn việc làm, góp phần phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

- Chưa có sự lồng ghép các dự án ứng dụng với các chương trình dự án xây dựng của các ngành khác, do đó, chưa huy động được các nguồn lực của các ngành khác cho công tác ứng dụng CNTT.

- Nguy cơ mất an toàn an ninh thông tin đối với hệ thống thông tin của tỉnh là vấn đề cần quan tâm.

- Trình độ nhân lực CNTT còn hạn chế do chưa có chính sách thu hút nhân lực trong lĩnh vực CNTT-TT.

- Kinh phí đầu tư ứng dụng CNTT còn rất hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu đẩy mạnh ứng dụng CNTT, nhiều chương trình, kế hoạch không triển khai thực hiện được hoặc triển khai không đồng bộ, ảnh hưởng đến hiệu quả chung của công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan.

- Tỉnh Quảng Ngãi đã triển khai hệ thống Một cửa điện tử dùng chung trong các cơ quan nhà nước và Cổng Dịch vụ công trực tuyến phục vụ cho cá nhân/tổ chức, hai hệ thống này đã được kết nối với nhau trong quá trình luân chuyển xử lý hồ sơ tuy nhiên còn tồn tại nhiều hạn chế, cụ thể như sau: Chưa triển khai đồng bộ và quán triệt trong việc sử dụng phần mềm Một cửa điện tử trong các cơ quan, đơn vị nhà nước, nhiều đơn vị còn ít hoặc chưa sử dụng. Việc liên thông (ngang, dọc) trong quá trình xử lý hồ sơ TTHCC chưa thực hiện được trên phên mềm Một cửa

điện tử do chưa có CSDL dùng chung và nhiều cơ quan, đơn vị chưa áp dụng quán triệt trong việc sử dụng phần mềm.Việc kết nối với các phần mềm khác trong hệ thống CQĐT tỉnh chưa được thực hiện, đặc biệt là các phần mềm ngành dọc. Chưa có các ứng dụng hồ trợ xử lý nghiệp vụ trong quá trình xử lý hồ sơ (như in các kết quả theo phôi mẫu, quản lý các CSDL phát sinh tương ứng, ...). Đối với Cổng dịch vụ công trực tuyến hồ sơ đăng ký trực tuyến còn ít, một số lĩnh vực chưa phát sinh hồ sơ. Chưa quản lý tài khoản công dân điện tử nên việc xác thực các hồ sơ, quản lý thông tin giao dịch mà công dân đã thực hiện cũng như việc quản lý 2 CSDL lõi là Công dân và Doanh nghiệp chưa được thực hiện. Chưa quản lý được các giấy tờ cá nhân đã giao dịch thành công để có thể sử dụng lại cho các lần đăng ký sau. Chưa có kênh trao đổi giữa người đăng ký DVCTT với cán bộ của cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ.

2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế

Công nghệ thông tin là một lĩnh vực khoa học công nghệ cao và có sự phát triển, thay đổi nhanh, vì vậy trong quá trình ứng dụng và phát triển luôn nảy sinh những vấn đề bất cập, nhất là kỹ năng tiếp cận và sử dụng công nghệ.

Tuy có nhận thức rất đầy đủ về vai trò, vị trí, tầm quan trọng và hiệu quả của việc phát triển và ứng dụng CNTT trong các hoạt động của xã hội, nhất là trong hoạt động của các cơ quan hành chính thông qua việc ứng dụng CNTT để thực hiện công tác chỉ đạo, quản lý, điều hành nhằm thực hiện tốt công tác cải cách nền hành chính, nhưng người đứng đầu ở nhiều cơ quan các cấp từ tỉnh đến cơ sở chưa thể hiện đầy đủ trách nhiệm, sự vào cuộc của mình trong việc ứng dụng và phát triển CNTT tại đơn vị và xã hội.

Việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, thiết bị về CNTT còn dàn trải, thiếu đồng bộ, thiếu thống nhất, chưa đáp ứng được nhu cầu; chưa có sự phối hợp chặt chẽ, gắn kết giữa các ngành, địa phương và giữa quá trình ứng dụng công nghệ thông tin với cải cách hành chính.

Phần lớn người dân và doanh nghiệp chưa nhận thức, chưa hiểu rõ vai trò và lợi ích của CQĐT, kỹ năng sử dụng CNTT còn hạn chế, chưa có thói quen sử dụng CNTT để truy cập đến cơ quan công quyền.

Nhiều cán bộ, công chức nhà nước còn chưa muốn ứng dụng CNTT để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân khi sử dụng DVCTT

Hệ thống CSDL còn thiếu cũng gây khó khăn cho việc triển khai các dịch vụ công mức 4.

Là tỉnh còn khó khăn, hàng năm còn phụ phuộc sự phân bổ kinh phí từ Trung ương nên nguồn đầu tư cho phát triển CNTT là rất hạn chế; trong khi nguồn hỗ trợ từ các dự án của Trung ương còn ít, địa phương chưa có sự chủ động trong chiến lược đầu tư thực hiện nên hiệu quả chưa cao.

2.3.4. Bài học kinh nghiệm

Các cấp, các ngành phải gắn trách nhiệm, từng lĩnh vực chuyên môn được quản lý với sự nghiệp ứng dụng và phát triển CNTT; người đứng đầu các cơ quan, đơn vị phải chủ động, có quyết tâm chính trị cao trong quá trình ứng dụng và phát triển CNTT; quan tâm đến công tác phối hợp đảm bảo chặt chẽ, thống nhất cao giữa các cấp, các ngành trong quá trình triển khai ứng dụng, đặc biệt là các ứng dụng mang tính kết nối, liên thông liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành.

Đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật CNTT phải có tính chất đồng bộ, lâu dài, có kế hoạch tổng thể gắn liền với việc xây dựng các cơ sở dữ liệu chuyên ngành và triển khai các ứng dụng, phần mềm, đồng thời gắn với các quy định, chế tài trách nhiệm cụ thể đối với người đứng đầu cơ quan cũng như các bộ phận, đơn vị có liên quan.

Cần tăng cường và đẩy mạnh công tác tuyên truyền rộng rãi nhằm nâng cao hiểu biết, nhận thức và các lợi ích trong việc xây dựng Chính quyền điện tử cho cán bộ, công chức, người dân và doanh nghiệp.

Cần xác định vấn đề đào tạo nguồn nhân lực CNTT là một trong những lĩnh vực ưu tiên hàng đầu.

Đầu tư cho ứng dụng và phát triển CNTT cần có lộ trình cụ thể, thích hợp, huy động mọi nguồn lực.

Tập trung phát triển, nâng cấp các trường, các trung tâm đào tạo công nghệ thông tin vừa đáp ứng phổ cập và vừa đẩy mạnh đào tạo chuyên sâu và hướng tới hợp tác đào tạo chuyên gia CNTT.

Tiểu kết chương 2

Hiện nay, việc xây dựng Chính quyền điện tử đã trở thành chủ trương chung của toàn quốc. Nghị quyết 36a của Thủ tướng Chính phủ cũng đã chỉ rõ trong năm 2016 cả nước phải triển khai cung cấp được dịch vụ công ở mức 3.

Việc ứng dụng và phát triển CNTT cũng như tạo lập nền tảng phát triển Chính phủ điện tử nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan nhà nước theo hướng công khai minh bạch phục vụ người dân và doanh nghiệp, tạo động lực cho các ngành kinh tế khác của tỉnh phát triển thuận lợi. Để thực hiện được mục tiêu trên, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã ban hành Quyết định số 1418/QĐ-UBND ngày 26/9/2014 về việc phê duyệt đề cương và dự toán xây dựng Khung kiến trúc CNTT tỉnh Quảng Ngãi (đã được điều chỉnh tên thành “Kiến trúc chính quyền điện tử tỉnh Quảng Ngãi tại Quyết định số 1108/QĐ-UBND ngày 14/6/2016).

Ngày 02/02/2018 UBND tỉnh Quảng Ngãi đã ban hành Quyết định số 139/QĐ-UBND về việc ban hành Kiến trúc chính quyền điện tử tỉnh Quảng Ngãi phiên bản 1.0. Kiến trúc này sẽ là cơ sở khoa học giúp nâng cao chất lượng, hiệu quả khi triển khai công tác ứng dụng CNTT của tỉnh trong thời gian tới.

Cho đến nay, tư duy và nhận thức về CNTT, về xây dựng CQĐT của cán bộ, đảng viên ở các cấp, các ngành và nhân dân trong tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực; các chủ trương, chính sách về phát triển CNTT đã được quan tâm, quán triệt và tổ chức triển khai, thực hiện. Bên cạnh đó, tỉnh Quảng Ngãi cũng đã nỗ lực xây dựng và đưa vào sử dụng cổng dịch vụ công trực tuyến từ mức độ 3 năm 2014 nhưng hiệu quả mang lại chưa cao. Nguyên nhân cơ bản là người dân và doanh nghiệp chưa biết đến DVCTT và các DVCTT ở mức độ 3,4 còn quá ít.

Trong thời gian tới, Tỉnh Quảng Ngãi tiến hành xây dựng hệ thống CQĐT trên cơ sở Khung Kiến trúc CQĐT cấp tỉnh/Thành phố đã được phê duyệt. Với Khung kiến trúc này, hệ thống gồm 9 lớp chức năng chính như sau: Người sử dụng; Kênh truy cập; Dịch vụ cổng; Dịch vụ công trực tuyến; Các ứng dụng dung chung và CSDL; Dịch vụ chia sẻ và tích hợp; Hạ tầng Công nghệ thông tin; Nền tảng chia sẻ,

tích hợp cấp Tỉnh và Công tác quản lý chỉ đạo. Bên cạnh đó tỉnh Quảng Ngãi cần có những giải pháp thiết thực nhằm gia tăng tỷ lệ người dân và doanh nghiệp sử dụng các dịch vụ mà chính quyền cung cấp, nâng cao chất lượng các DVCTT, chất lượng nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng viễn thông nhằm phát triển mô hình hệ thống CQĐT tỉnh Quảng Ngãi.

Chương 3

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ TỈNH QUẢNG NGÃI

3.1. Phương hướng

3.1.1. Phương hướng chung xây dựng CQĐT tỉnh Quảng Ngãi

3.1.1.1. Mục tiêu xây dựng CQĐT tỉnh Quảng Ngãi

Mục tiêu chung:

- Xây dựng, hoàn thiện các hệ thống thông tin trong hoạt động của cơ quan quản lý Nhà nước gắn với quá trình cải cách hành chính, để nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan Quản lý Nhà nước trong Tỉnh. Cung cấp thông tin, dịch vụ công trực tuyến mức độ cao phục vụ cho người dân và doanh nghiệp khi làm việc với cơ quan Quản lý Nhà nước tốt nhất, nhanh và chính xác, thuận tiện, tiết kiệm, làm cho hoạt động của cơ quan nhà nước được minh bạch hơn hiệu quả hơn;

- Xây dựng và hoàn thiện hạ tầng CNTT một cách đồng bộ, tạo nền tảng để phát triển Chính quyền điện tử; đồng thời đưa vào sử dụng những phần mềm dùng chung để nâng cao năng lực điều hành quản lý, tạo môi trường làm việc trên mạng diện rộng ổn định giữa các cơ quan nhà nước trong tỉnh nhằm nâng cao năng suất, hiệu quả làm việc, giảm thời gian, chi phí hoạt động của các cơ quan nhà nước;

- Đào tạo nhân lực để khai thác, vận hành, phát triển và đảm bảo an ninh thông tin cho Chính quyền điện tử tỉnh Quảng Ngãi.

- Tăng cường đảm bảo an toàn, an ninh thông tin cho các hệ thống thông tin, ứng dụng và CSDL phục vụ hoạt động quản lý của các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh, kịp thời phát hiện, xử lý các sự cố, lỗ hổng bảo mật, ngăn chặn các hành vi tấn công, truy cập trái phép vào hệ thống mạng và CSDL của cơ quan nhà nước.

- Nâng cao vị trí xếp hạng của tỉnh Quảng Ngãi về chỉ số sẵn sàng ứng dụng và phát triển CNTT-TT; chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.

- Tích hợp, kết nối các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu trên quy mô quốc gia, tạo lập môi trường chia sẻ thông tin qua mạng rộng khắp giữa các cơ quan trên cơ

sở Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam và Kiến trúc chính quyền điện tử tỉnh Quảng Ngãi. Tạo động lực và góp phần tích cực, quan trọng vào nhiệm vụ phấn đấu xây dựng Quảng Ngãi sớm trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại.

Mục tiêu cụ thể:

- Mục tiêu về phát triển và hoàn thiện hạ tầng công nghệ thông tin-truyền thông

+ Tiếp tục nâng cấp và đầu tư đồng bộ hệ thống trang thiết bị CNTT, mạng LAN và kết nối sử dụng Internet băng rộng cho tất cả các cơ quan nhà nước từ cấp tỉnh đến cấp xã, đảm bảo đủ điều kiện hạ tầng kỹ thuật đáp ứng triển khai các ứng dụng CNTT phục vụ xây dựng Chính quyền điện tử.

+ Phát triển và sử dụng Mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước đến cấp xã.

+ Xây dựng hoàn thành và đưa vào vận hành ổn định Trung tâm dữ liệu tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây DỰNG CHÍNH QUYỀN điện tử TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)