- Theo Báo cáo của Liên Hợp Quốc về phát triển Chính phủ điện tử tại các quốc gia thành viên, Việt Nam đã có những bước tiến mạnh mẽ, từ nhóm các nước có chỉ số phát triển trung bình sang nhóm các nước có chỉ số phát triển cao, tăng 10 hạng trong bảng xếp hạng chung, lên thứ 89/193 quốc gia, vùng lãnh thổ. Tại khu vực Đông Nam Á, Việt Nam hiện đang xếp thứ 6 về chỉ số phát triển chung và đứng thứ 4 về chỉ số cung cấp dịch vụ công trực tuyến.
đã đạt được một số thành quả như đã nêu trên. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều khó khăn thách thức. Đó là tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ lần thứ 4 (4.0) vào quá trình xây dựng Chính phủ điện tử. Cách mạng 4.0 đòi hỏi phải nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạt động của cơ quan Nhà nước nghĩa là phải thay đổi tư duy và cách thức quản lý phù hợp cũng như tăng cường an toàn, an ninh thông tin, an ninh mạng. Việc ứng dụng CNTT tại nhiều địa phương hiện vẫn còn một số hạn chế như: Công tác truyền thông về CPĐT chưa được triển khai mạnh mẽ nên nhận thức của một số đơn vị, cán bộ công chức về việc triển khai ứng dụng CNTT chưa cao, nhân lực CNTT còn thiếu và yếu, còn có tâm lý ngại dùng công nghệ hiện đại sẽ làm mất quyền kiểm soát bộ máy, công việc. Cái ngại nữa là một bộ phận ngại công khai, minh bạch, nếu ứng dụng CNTT vào điều hành, sẽ làm mình bị giám sát. Bên cạnh còn có tâm lý cục bộ, không chịu liên thông, chia sẻ dữ liệu; cũng như tâm lý muốn tự mình làm hết, từ mua máy tính đến phần mềm khi triển khai cung cấp dịch vụ công trực tuyến.
- Việc triển khai các DVCTT của một số Bộ, ban, ngành còn hạn chế nhất định, điển hình là một số dịch vụ công trực tuyến triển khai nhưng chưa phát sinh hồ sơ, có những dịch vụ công trực tuyến chỉ phục vụ công tác văn thư lưu trữ, chưa đưa vào ứng dụng, chưa phát sinh hồ sơ thực hiện. Việc sử dụng hệ thống phần mềm lưu trữ văn bản, phần mềm quản lý tài liệu điều hành tại nhiều nơi chưa mang lại hiệu quả cao, chưa thực hiện chức năng quản lý, chỉ đạo điều hành; một số hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu nền tảng để phát triển Chính phủ điện tử cũng chậm được triển khai…
- Theo nhiều chuyên gia thì cái khó hiện nay trong việc xây dựng Chính phủ điện tử ở Việt Nam là chưa đáp ứng được về cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Thêm vào đó việc tích hợp, trao đổi thông tin giữa hệ thống DVCTT của địa phương với các bộ, ngành cũng chưa theo một chuẩn thống nhất. Ứng dụng công nghệ thông tin trong nội bộ cơ quan nhà nước đang ở quy mô nhỏ, chưa kết nối, chia sẻ thông tin trên diện rộng. Việc điều hành xử lý công việc qua mạng chưa thường xuyên liên tục. Các DVCTT mức độ cao (mức 3, 4) cung cấp cho người dân và doanh nghiệp chưa
nhiều. Ngoài ra, các vấn đề cơ chế, kinh phí, nguồn lực cho Chính phủ điện tử cũng đang gặp nhiều khó khăn.
- Ứng dụng CNTT trong nội bộ cơ quan nhà nước chủ yếu quy mô nhỏ cục bộ, chưa phát huy hết hiệu quả của ứng dụng CNTT. Các hệ thống thông tin chuyên ngành, quy mô quốc gia tạo nền tảng cho phát triển Chính phủ điện tử chưa được triển khai, ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp còn hạn chế, các trang thông tin điện tử chủ yếu mới chỉ cung cấp thông tin, còn ít trường hợp người dân có thể nộp hồ sơ xin cấp phép, đăng ký qua mạng.
- Thách thức lớn nhất khi xây dựng CPĐT ở Việt Nam hiện nay vẫn là yếu tố con người. Chính phủ cần phải có cơ chế thu hút, tập hợp những người có khả năng xây dựng và duy trùy ổn định hệ thống gồm:
+Con người để xây dựng, vận hành và duy trì hệ thống hoạt động ổn định, an toàn. Theo dự báo nhu cầu nhân lực công nghiệp CNTT đến năm 2020 sẽ tăng cao và nếu không có biện pháp điều chỉnh mạnh thì sự thiếu hụt nguồn nhân lực sẽ tăng và cung không đáp ứng đủ cầu.
+ Khả năng sử dụng của người dân, theo Sách Trắng về CNTT năm 2016, số lượng người dử dụng internet/100 dân là 54,19 người, tỷ lệ người sử dụng máy tính còn rất thấp vì thế nên cũng rất khó trong việc triển khai CPĐT. Hơn nữa, Việt Nam chưa có nhiều kinh nghiệm trong xây dựng CPĐT nên Việt Nam phải vừa làm vừa học hỏi kinh nghiệm của các nước đi trước đã xây dựng thành công CPĐT.