3.2.4.1. Nâng cao năng lực và hiệu quả làm việc của đội ngũ cán bộ, công chức trong lĩnh vực giải phóng mặt bằng
Công tác bồi thường, hỗi trợ và tái định cư là một nhiệm vụ thuộc trách nhiệm của Nhà nước, đã được xác định là quan trọng, thường xuyên và lâu dài. Do vậy, việc xây dựng một hệ thống tổ chức bộ máy chuyên trách làm công tác bồi thường, hỗi trợ và tái định cư là cần thiết để giúp các cấp chính quyền thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý hành chính Nhà nước đối với lĩnh vực công tác này. Việc xây dựng và củng cố tổ chức bộ máy chuyên trách công tác bồi thường, hỗi trợ và tái định cư cần được quan tâm theo hướng:
+ Tiếp tục hoàn thiện quy chế hoạt động và chức năng Trung tâm phát triển quỹ đất, Hội đồng bồi thường thành phố. Việc phân công trách nhiệm, quyền hạn cho tổ chức bộ máy chuyên trách rõ ràng sẽ giảm bớt các đầu mối phải làm các thủ tục hành chính, làm rõ trách nhiệm của các cơ quan quản lý hành chính Nhà nước. Đồng thời đề cao trách nhiệm phối hợp giải quyết công việc khi có một tổ chức đứng ra chủ trì xem xét các vấn đề có liên quan đến nhiều ngành quản lý Nhà nước.
+ Tạo đầy đủ các điều kiện và phương tiện kỹ thuật cần thiết để tổ chức bộ máy chuyên trách có tính chuyên nghiệp cao, có khả năng nắm bắt được, tổng hợp được nhanh nhạy và kịp thời tình hình trên địa bàn; tăng cường khả năng nghiên cứu hoạch định chính sách và phân tích tình hình thực thi các chính sách trong thực tiễn; làm tốt việc kiểm tra, đôn đốc và tham mưu cho lãnh đạo thành phố.
+ Tổ chức bộ máy phải được kiện toàn để có đủ đội ngũ cán bộ, công chức có kiến thức và năng lực công tác phù hợp; làm việc mang tính nghề nghiệp chuyên trách và ổn định.Chăm lo kiện toàn, bồi dưỡng đội ngũ công chức chuyên trách làm công tác bồi thường, hỗi trợ và tái định cư.
+ Đội ngũ công chức chuyên trách làm công tác bồi thường, hỗi trợ và tái định cư phải được quan tâm đào tạo, bồi dưỡng và kiện toàn thường xuyên. Đó là những công chức thay mặt Nhà nước để giải quyết các vấn đề liên quan đến lợi ích, quyền và nghĩa vụ của các tổ chức và công dân trong quá trình thực hiện nhiệm vụ bồi
thường, hỗi trợ và tái định cư. Đồng thời là những gười thực thi công vụ với tính chuyên nghiệp cao trong lĩnh vực công tác này.Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước về đất đai và các chế độ chính sách liên quan đến bồi thường, hỗi trợ và tái định cư cho đội ngũ cán bộ chuyên trách làm công tác bồi thường, hỗi trợ và tái định cư từ cấp trung ương đến cấp cơ sở.
+ Phải thường xuyên quan tâm thực hiện có kết quả việc đánh giá phân loại công chức trong đội ngũ chuyên trách để có hình thức động viên, khen thưởng và có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn hàng năm sát với thực tế.
+ Cần có chính sách đãi ngộ phù hợp với tính chất phức tạp và yêu cầu trách nhiệm cao trong thực thi công vụ của đội ngũ công chức chuyên trách này, để khắc phục tâm lý thiếu an tâm, lo ngại trong môi trường làm việc đôi khi rất căng thẳng. Thực hiện tốt được các giải pháp nâng cao năng lực của đội ngũ làm công tác bồi thường, hỗi trợ và tái định cư, cũng sẽ mất thời gian, Nên ngay từ giờ, UBND thành phố, UBND xã, phường, Trung tâm phát triển quỹ đất, Phòng Tài nguyên – Môi trường cần trú trọng việc tuyển dụng cán bộ thực sự có trình độ, đề bạt cán bộ lãnh đạo có năng lực, và quá trình làm việc thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng tập huấn, nâng cao năng lực thì sẽ tạo được bộ máy làm việc chuyên nghiệp, hiệu quả, năng động biết ứng phó trong nhiều tình huống khó khăn, vướng mắt trong quá trình thực hiện cũng như tiếp xúc và làm việc với người dân bị thu hồi đất.
3.2.4.2. Tăng cường chỉ đạo của UBND thành phố đối với người dân bị thu hồi đất trên địa bàn thành phố Lào Cai
Đối với những dự án quan trọng, diện tích thu hồi đất lớn, số hộ phải bồi thường di chuyển nhiều, UBND thành phố phải tổ chức giao ban mỗi tuần một lần để nghe địa phương và các ngành báo cáo và kiểm điểm về tiến độ theo kế hoạch đã phê duyệt để có chỉ đạo kịp thời. Những nội dung thuộc thẩm quyền giải quyết của ngành nào thì ngành đó chủ động giải quyết, trường hợp vượt quá thẩm quyền thì báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai giải quyết. Ví dụ vướng mắc về cách xác định tài sản là vật kiến trúc, Sở xây dựng có trách nhiệm hướng dẫn; vướng mắc về nguồn gốc đất, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm hướng dẫn.
Hàng tuần Ủy ban nhân dân các xã, phường báo cáo nhanh tình hình thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng các dự án lớn, quan trọng, khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện và đề xuất hướng giải quyết qua hòm thư điện tử về Phòng Tài nguyên – Môi trường của thành phố.
Hàng tháng Phòng Tài nguyên và Môi trường, tổng hợp tình hình thực hiện công tác bồi thường của các xã, phường đối chiếu với kế hoạch đã phê duyệt xác định tiến độ thực hiện, nguyên nhân chậm tiến độ thuộc về lỗi của người bị thu hồi đất hay thuộc về cơ quan thực hiện; trên cơ sở đó đôn đốc các địa phương đẩy nhanh tiến độ thực hiện. Tổng hợp những vướng mắc chung trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành để áp dụng cho các dự án trên địa bàn toàn tỉnh.
3.2.4.3. Tăng cường công tác phối hợp giữa các ngành trong việc hướng dẫn thực hiện chính sách bồi thường, giải phóng mặt bằng đối với người dân bị thu hồi đất
Quá trình tổ chức thực hiện chính sách và đơn giá bồi thường là quá trình triển khai lý thuyết vào thực tiễn, công đoạn này khẳng định sự thành công hay thất bại của chính sách, có phù hợp với thực tiễn hay không. Do đó, những người trực tiếp thực hiện phải hiểu rõ về chính sách và đơn giá, phải có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các phòng ban thực hiện theo một chu trình khép kín với những bước công việc do từng ngành đảm nhiệm đan xen nhau với điểm kết thúc là người dân nhận tiền bồi thường, bàn giao mặt bằng và không có khiếu nại, tố cáo.
Quá trình thực hiện, sự vào cuộc của các cơ quan kiểm soát, tòa án, hội luật sư giữ vai trò rất quan trọng. Đây là những cơ quan bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, nhà đầu tư và người bị thu hồi đất. Sự vào cuộc tích cực của các cơ quan này giúp cho người tổ chức thực hiện, nhà đầu tư và người bị thu hồi đất an tâm hơn, thận trọng hơn khi giải quyết công việc theo chức năng, quyền và nghĩa vụ của từng chủ thể.
3.2.4.4. Thu hút dân cư và các tổ chức xã hội ủng hộ chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái dịnh cư đối với người dân bị thu hồi đất đai trên địa bàn thành phố Lào Cai
Rút kinh nghiệm từ thực tiễn những năm qua, thành phố Lào Cai cần ý thức được rằng công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất là
công việc của cả cộng đồng. Các tổ chức đoàn thể như hội nông dân, hội phụ nữ, đoàn thanh niên, mặt trận Tổ quốc v.v... đều nghĩa vụ chung vai góp sức tất cả vì tiến độ giải phóng mặt bằng để triển khai các dự án đầu tư.
Với ý thức đó, cả hệ thống chính trị ở thành phố Lào Cai nói riêng và tỉnh Lào Cai nói chung nên vào cuộc một cách quyết liệt từ khâu đầu tiên đến khâu kết thúc, nhất là khâu tuyên truyền, giải thích, vận động, kêu gọi và khi cần thiết là đối thoại để người dân bị thu hồi đất trên địa bàn thành phố Lào Cai hiểu, đồng tình ủng hộ các quyết định thu hồi đất thực hiện các dự án đầu tư.
Song hành với việc tuyên truyền, vận động, thành phố Lào Cai cũng cương quyết áp dụng các biện pháp mạnh để giải tỏa mặt bằng đối với những trường hợp cố tình chống đối, lợi dụng dân chủ để lôi kéo, kích động vì động cơ xấu.
Cùng với việc tuyên truyền của các tổ chức đoàn thể, mặt trận là sự kết hợp sử dụng các cơ quan tư vấn, truyền thông, báo chí cùng vào cuộc nhằm phát huy sức mạnh tổng lực của cả hệ thống. Những gương tốt, người tốt được biểu dương trên các phương tiện thông tin, báo, đài và cũng nên nêu tên những người chưa chấp hành trên các phương tiện truyền thanh.
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3
Căn cứ trên định hướng hoàn thiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư ở thành phố Lào Cai cùng kết phân tích thực trạng chương 2, tác giả đã đề xuất các nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư ở thành phố Lào Cai như: (1) Nhóm giải pháp về quản lý đất đai; (2) Giải pháp hoàn thiện nội dung chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; (3) Giải pháp đẩy mạnh công tác thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại thành phố Lào Cai; (4) Một số giải pháp khác. Tác giả hy vọng đây là những giải pháp thiết thực nhằm hoàn thiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư ở thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai.
KẾT LUẬN
Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Tuy nhiên, đất đai và công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư vẫn đang là vấn đề hết sức nhạy cảm, phức tạp và vẫn còn nhiều vướng mắc. Tình trạng tiến độ giải phóng mặt bằng chậm, kéo dài là rất phổ biến làm chậm tiến độ thực hiện các dự án. Trong những năm qua, thành phố Lào Cai được Tỉnh ủy, UBND tỉnh quan tâm chỉ đạo xây dựng quy hoạch và phát triển hạ tầng đô thị các khu dân cư một cách đồng bộ, mạnh mẽ. Do vậy đã đặt ra một khối lượng công việc khổng lồ về công tác giải phóng mặt bằng (GPMB), sắp xếp dân cư trên địa bàn thành phố. Trước tình hình đó, thành phố đã nỗ lực thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư và đã đạt được những kết quả nhất định. Bên cạnh đó, công tác này vẫn còn nhiều vướng mắc và hạn chế trong quá trình thực hiện.
Trước hết Luận văn đã đi sâu vào phân tích cơ sở lý luận và pháp lý của công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Trên cơ sở bài học kinh nghiệm về công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của một số địa phương như tỉnh Ninh Bình, tỉnh Thái Bình, thành phố Đà Nẵng, tác giả đã rút ra một số bài học kinh nghiệm trong việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trên địa bàn thành phố Lào Cai.
Trên cơ sở lý luận và pháp lý chương 1, tác giả đã đi sâu vào phân tích thực trạng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Trên cơ sở đó, phân tích những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trên địa bàn thành phố Lào Cai.
Cuối cùng, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trên địa bàn thành phố Lào Cai cũng như một số kiến nghị với Trung ương và UBND tỉnh Lào Cai để thành phố thực hiện tốt hơn đối với công tác này.
Kiến nghị
Kiến nghị đối với Trung ương
- Thay đổi một số chính sách quốc gia về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với người dân bị thu hồi đất đai.
+ Không ngừng nâng cao hơn nữa hiệu lực áp dụng của chính sách bồi thường hỗ trợ và tái định cư.
+ Đẩy mạnh và đa dạng hóa các phương thức tạo lập quỹ nhà đất tái định cư để phục vụ cho việc thu hồi đất thực hiện các dự án.
+ Tăng cường áp dụng các biện pháp để bảo đảm sự phù hợp giữa giá đất tính bồi thường với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên thị trường.
+ Sửa đổi bổ sung các quy định về đất nông nghiệp xen trong khu dân cư; đất vườn ao liền kề với đất ở.
- Phân cấp minh bạch cho địa phương
So với chính sách bồi thường, giải phóng mặt bằng trước đây, hiện nay Chính phủ đã phân cấp và giao cho Ủy ban nhân dân tỉnh cụ thể hóa nhiều nội dung thuộc về cơ chế chính sách cho phù hợp với tình hình thực tiễn tại địa phương như: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định hạn mức công nhận là đất ở để tính bồi thường, mức hỗ trợ và các biện pháp hỗ trợ cụ thể hoặc cho phép Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp huyện thẩm định và phê duyệt phương án bồi thường v.v... Tuy nhiên, theo chúng tôi để đẩy nhanh hơn nữa tiến độ công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng thì Trung ương cần phải khẩn trương sửa đổi những nội dung đang bất cập về chính sách như đã phân tích và đề xuất ở chương 2; đồng thời phân cấp mạnh hơn nữa cho các địa phương theo hướng Trung ương phân cấp cho tỉnh, tỉnh phân cấp cho huyện và nhiều nội dung phân cấp cho cấp xã. Các nội dung cụ thể như chính sách thưởng, chính sách tái định cư, chính sách hỗ trợ, kinh phí chi cho công tác tổ chức thực hiện, trình tự tổ chức thực hiện Trung ương chỉ nên định hướng "tạo khung" còn cụ thể để Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định không nên quy định cứng. Có như vậy, công tác bồi thường giải phóng mặt bằng mới có thể đáp ứng được tiến độ triển khai các dự án, đáp ứng tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong thời kỳ mở cửa và hội nhập.
Kiến nghị đối với UBND tỉnh Lào Cai
- Bố trí kinh phí để thanh toán và chi trả cho các hộ gia đình đã có quyết định phê duyệt.
- Xem xét, rà soát năng lực của các nhà đầu tư, nếu nhà đầu tư không đủ năng lực thì đề nghị thu hồi dự án.
- Đề nghị ban hành hướng dẫn trình tự thủ tục cưỡn chế kiểm đếm bắt buộc, cưỡng chế thực hiện kiểm đếm bắt buộc do hiện nay theo quy định.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014), Thông tư số 133/2014/TT-BTNMT Quy định về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và các tài sản khác gắn liền với đất
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014), Thông tư số 14/2009/TT-BTNMT ngày 30/06/2014 Quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2009), Báo cáo kết quả sau một năm thực hiện nghị định 69/2009/NĐ – CP về chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
4. Chính phủ (2014), Nghị định 43/2014/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều luật Đất đai
5. Chính phủ (2014), Nghị định 44/2014/NĐ-CP Quy định về giá đất
6. FAO (1994), Land evaluation and farming systems analysis for land use planning, Working document
7. Đoàn Thu Linh (2013), Nghiên cứu thực trạng thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của dự án nạo vét, kè bờ Đông sông Vân thuộc các phường Nam
Bình, Nịnh Phong trên địa bàn thành phố Ninh Bình. Luận văn thạc sĩ
trường Đại học Khoa học tự nhiên.
8. Kiều Thị Nga (2012), Hoàn thiện quản lý Nhà nước về công tác giải phóng mặt bằng
trên địa bàn huyện Quốc Oai, Luận văn thạc sĩ, Viện Đại học Mở Hà Nội.
9. Cao Đại Nghĩa (2014), Thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
khi Nhà nước thu hồi đất tại huyện Đồng Anh, thành phố Hà Nội. Luận văn