Nguyên tắc thực hiện pháp luật về hành nghề luật sư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về hành nghề luật sư từ thực tiễn thành phố hồ chí minh (Trang 27 - 35)

7. Kết cầu của đề tài

1.2.2. Nguyên tắc thực hiện pháp luật về hành nghề luật sư

1.2.2.1. Nguyên tắc quản lý luật sư và hành nghề luật sư

Luật Luật sư 2006 quy định nguyên tắc kết hợp quản lý nhà nước với phát huy vai trò tự quản của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư trên cơ sở phân định rõ trách nhiệm quản lý của Nhà nước và trách nhiệm tự quản của tổ chức xã hội – nghề nghiệp của luật sư.

Với mục đích tạo cơ sở pháp lý để phát huy chế độ tự quản của tổ chức luật sư, Luật Luật sư quy định hoàn chỉnh hệ thống tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư bao gồm Tổ chức luật sư toàn quốc và Đoàn Luật sư ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cũng như chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các tổ chức này. Quản lý nhà nước về luật sư và hành nghề luật sư theo định hướng, điều tiết và hỗ trợ phát triển của Nhà nước đối với nghề luật sư, chứ không mang tính chất hành chính, không can thiệp vào hoạt động nghề nghiệp của luật sư.

tiễn nghề luật sư ở nước ta, cũng như thông lệ mà một số nước trên thế giới áp dụng.

Tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư thực hiện các công việc thể hiện vai trò tự quản của mình như: đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của luật sư thành viên trong hành nghề; giám sát việc tuân theo pháp luật, quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư, quy chế tập sự hành nghề luật sư của luật sư, người tập sự hành nghề luật sư, tổ chức hành nghề luật sư; bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho các luật sư thành viên; tập hợp, phản ánh tâm tư, nguyện vọng của các luật sư; hoà giải tranh chấp, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền.

Trong hoạt động quản lý luật sư và hành nghề luật sư, giữa cơ quan quản lý nhà nước và tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư có sự phối hợp trong việc thực hiện một số công việc như: đào tạo nghề luật sư; soạn thảo và ban hành Quy chế tập sự hành nghề luật sư; tổ chức kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư, giải quyết khiếu nại về kỷ luật của luật sư.

Nguyên tắc về quản lý nhà nước về hành nghề luật sư thể hiện sự quản lý bằng pháp luật: Nhà nước thực hiện chức năng quản lý thông qua việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh về tổ chức và hành nghề luật sư; hướng dẫn, kiểm tra việc thi hành các văn bản đó; xử lý theo thẩm quyền đối với cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm các văn bản đó.

Bảo đảm tính độc lập và tự trách nhiệm của luật sư: Nhà nước không can thiệp vào công việc hành nghề của luật sư bằng mệnh lệnh, quyết định hành chính hoặc tác động bằng các hình thức khác làm ảnh hưởng đến độc lập và khách quan của luật sư khi hành nghề.

Tuân theo các nguyên tắc, yêu cầu cải cách hành chính: Nhà nước chỉ nắm những vấn đề quan trọng, không bao biện làm thay luật sư và tổ chức luật sư. Cương quyết cắt bỏ những thủ tục hành chính rườm rà cho luật sư và

tổ chức luật sư, gây khó khăn,cản trở cho việc hành nghề chính đáng của họ. Kết hợp quản lý Nhà nước với phát huy vai trò tự quản của tổ chức luật sư: Cùng với việc tăng cường quản lý Nhà nước, cần phát huy tốt vai trò tự quản của các tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư. cần phải có cơ chế, phương thức kết hợp quản lý Nhà nước với vai trò tự quản của tổ chức xã hội nghề nghiệp luật sư, nhằm hướng tới mục tiêu chung là phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ pháp lý của luật sư cho nhân dân, góp phần bảo vệ công lý, phát triển kinh tế và xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Như vậy, pháp luật về hành nghề luật sư đã chuyển giao một số nhiệm vụ, quyền hạn mà từ trước tới nay do cơ quan quản lý nhà nước thực hiện sang cho Tổ chức luật sư toàn quốc hoặc các Đoàn luật sư và quy định cụ thể sự phối hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước và tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư trong một số công việc cụ thể.

Điều này tạo điều kiện để tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư có thể phát huy tốt nhất vai trò tự quản của mình, từng bước chuyên nghiệp hoá tổ chức và hoạt động hành nghề luật sư.

1.2.2.2. Nguyên tắc hành nghề luật sư a.Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật

Do vị thế, vai trò, chức năng của Hiến pháp trong hệ thống pháp luật và đời sống xã hội nói chung, ý thức Hiến pháp luôn ở trong các mối quan hệ kép, nghĩa là không chỉ liên quan đến Hiến pháp mà liên quan cả pháp luật. Đó cũng chính là một trong những sự phức tạp của vấn đề ý thức Hiến pháp, thực thi, áp dụng Hiến pháp trong cuộc sống. Bởi lẽ, như đã đề cập, Hiến pháp vừa có hiệu lực trực tiếp, vừa cần đến sự điều chỉnh cụ thể bằng các văn bản luật, vừa là công cụ giám sát, kiểm soát tính hợp hiến của các quyết định pháp luật, hành vi pháp luật.

Tính chất kép và là đặc trưng, điểm nhấn của ý thức Hiến pháp do đó không chỉ là bản thân Hiến pháp mà quan trọng hơn nữa chính là việc thực hiện Hiến pháp từ phía các, cá nhân cơ quan nhà nước. Đứng trước một văn bản pháp luật, một quyết định, hành vi của các cá nhân công quyền, người thực hiện pháp luật về hành nghề luật sư vừa có "ý thức pháp luật”, lại vừa có " ý thức Hiến pháp” ví như quyền được viện dẫn Hiến pháp, quyền được yêu cầu bồi thường trên cơ sở các quy định, các nguyên tắc của Hiến pháp.

Hành nghề luật sư phải tuân thủ nguyên tắc: Để áp dụng đúng đắn pháp luật trên nguyên tắc tuân thủ Hiến pháp và pháp luật nhất là về các quyền, tự do của con người. Các quy định Hiến pháp có đi vào cuộc sống được hay không, phần lớn phụ thuộc vào ý thức pháp luật của con người (hiểu theo nghĩa tích cực của ý thức Hiến pháp, pháp luật). Sự tôn trọng, ý thức được sự cần thiết vì lợi ích chung của các quy định Hiến pháp sẽ định hướng hành vi của các cá nhân, làm cho hành vi của họ phù hợp yêu cầu của Hiến pháp, pháp luật. Ngược lại, sự coi thường Hiến pháp, pháp luật trong hành nghề luật sư cộng với những nguyên nhân khác sẽ dẫn đến các hành vi vi phạm Hiến pháp và pháp luật.

Để có được một nhà nước pháp quyền và xã hội công dân, hành nghề luật sư phải hiểu biết về Hiến pháp và ý thức tuân thủ pháp luật. Xây dựng ý thức Hiến pháp do vậy rất cần đến một chiến lược đồng bộ, bao gồm việc xây dựng ý thức và lối sống tôn trọng, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật đối với hành nghề luật sư ở nước ta.

b.Tuân theo Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam

Cho đến nay, về mặt khoa học pháp lý, chưa có một định nghĩa chính thức mang tính chất kinh điển về khái niệm Quy tắc đạo đức nghề nghiệp luật sư. Trong nhiều bài viết, tham luận về vấn đề đạo đức nghề nghiệp luật sư,

mỗi tác giả cũng đưa ra quan niệm của mình về vấn đề này bằng cách tiếp cận dưới các góc độ khác nhau.

Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư đã được Hội đồng luật sư toàn quốc thông qua cũng không đưa ra một định nghĩa về quy tắc đạo đức nghề nghiệp luật sư. Tuy nhiên, căn cứ vào nội dung của Quy tắc, có thể đưa ra một định nghĩa chung về Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư như sau:

“Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư là những quy tắc xử sự được thể hiện dưới hình thức văn bản chứa đựng những quy phạm đạo đức và ứng xử nghề nghiệp do Hội đồng luật sư toàn quốc ban hành để điều chỉnh hành vi của các thành viên Liên đoàn luật sư Việt Nam trong quan hệ với các chủ thể có liên quan khi hoạt động nghề nghiệp và trong giao tiếp xã hội”.

Trong đời sống thường nhật, luật sư tham gia vào các quan hệ xã hội, các quan hệ nghề nghiệp, trong đó có các quan hệ tố tụng trong các vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân gia đình, thương mại, lao động, hành chính. Trong các quan hệ tố tụng nêu trên lại diễn ra nhiều loại quan hệ giữa các chủ thể khác như : quan hệ giữa luật sư với các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng qua các giai đoạn tố tụng khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử; quan hệ với khách hàng, với những người tham gia tố tụng khác, quan hệ với đồng nghiệp, v.v.. Với tư cách một chủ thể tham gia trong các quan hệ tố tụng, luật sư có những quyền và nghĩa vụ tố tụng nhất định theo quy định của pháp luật. Đó là những quyền và nghĩa vụ pháp lý luật sư phải tuân thủ và nếu vi phạm sẽ phải chịu các hình thức xử lý theo các chế tài đã được luật hóa.

Tuy nhiên, trong các quan hệ nêu trên, vẫn còn có những trường hợp, tình huống nảy sinh trong thực tiễn giao tiếp không nằm trong phạm vi điều chỉnh của pháp luật mà thuộc phạm trù đạo đức và ứng xử nghề nghiệp phải được điều chỉnh bằng các quy định đạo đức tương ứng. Đó là các quy định về

căn cứ, chuẩn mực đã được xác định trong bộ Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư. Các quy định này cũng hàm chứa các nghĩa vụ đạo đức mang tính chất cấm đoán hay bắt buộc luật sư phải tuân thủ hoặc các quy phạm mang tính chất khuyến khích luật sư áp dụng trong quá trình hành nghề cũng như trong lối sống, giao tiếp khi tham gia các quan hệ xã hội khác.

Quy tắc đạo đức nghề nghiệp luật sư có giá trị là các chuẩn mực đạo đức của giới luật sư, tạo cơ sở để luật sư tự giác rèn luyện, tu dưỡng đạo đức trong sinh hoạt và hành nghề; là thước đó giúp luật sư giữ gìn phẩm chất, uy tín của mỗi cá nhân; từ đó khiêm tốn học hỏi, tích lũy kinh nghiệm và kỹ năng hành nghề, góp phần nâng cao uy tín nghề nghiệp của giới luật sư trong xã hội. Đây cũng chính là một văn bản mang tính quy phạm nội bộ thể hiện rõ nét nhất cơ chế quản lý theo phương thức “tự quản kết hợp với quản lý nhà nước” của Liên đoàn luật sư Việt Nam.

Hiện nay, sau gần hai năm thu thập tài liệu, tổ chức nhiều cuộc hội thảo khoa học trong nước và quốc tế; qua 7 lần tiếp thu, chỉnh lý, lấy ý kiến đóng góp của các luật sư, đến nay bộ Quy tắc mới hoàn thành và được Hội đồng luật sư toàn quốc Ban hành kèm theo Quyết định số 68/QĐ-HĐLSTQ ngày 20 tháng 7 năm 2011 của Hội đồng luật sư toàn quốc thông qua.

Bộ Quy tắc đã tiếp thu những yếu tố phù hợp trong thông lệ quốc tế và nghề luật sư trên thế giới.

Bộ Quy tắc có 6 chương, gồm Quy tắc chung; Quan hệ với khách hàng; Quan hệ với đồng nghiệp; Quan hệ với các cơ quan tiến hành tố tụng; Quan hệ với các cơ quan nhà nước khác; Các quy tắc khác.

Việc thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các 27 Quy tắc này sẽ giúp cho luật sư cung cấp các dịch vụ pháp lý có chất lượng cho khách hàng, đáp ứng các yêu cầu của xã hội sử dụng dịch vụ pháp lý của luật sư; hạn chế các tiêu cực,

rủi ro làm mất uy tín, danh dự của luật sư, tạo dựng niềm tin của Nhà nước, cộng đồng xã hội với luật sư, nghề luật sư.

c.Độc lập, trung thực, tôn trọng sự thật khách quan

Luật Luật sư và Quy tắc 2 của Bộ Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư Việt Nam quy định về sự độc lập, trung thực, tôn trọng sự thật khách quan của luật sư như sau: “Luật sư phải độc lập, trung thực, tôn trọng sự thật khách quan, không vì lợi ích vật chất, tinh thần hoặc bất kỳ áp lực nào khác để làm trái pháp luật và đạo đức nghề nghiệp”. Với tư cách là một người có chuyên môn và kiến thức pháp lý sâu rộng, hơn ai hết, hành nghề luật sư là những người cần phải thượng tôn luật pháp, độc lập, trung thực, khách quan trong quá trình hành nghề của mình. Hành nghề luật sư là người có thể tự bằng khả năng của chính mình bảo vệ công lý và lẽ phải, đảm bảo sự công bằng cho khách hàng, hành nghề một cách chân chính chứ không thực hiện các hành động sai trái để giúp cho khách hàng của mình được hưởng lợi bất hợp pháp. Không thể vì lợi ích của riêng cá nhân luật sư hoặc của thân chủ mà sẵn sàng bất chấp pháp luật, dùng thủ đoạn trái luật để trục lợi, gây thiệt hại cho người khác và xã hội.

d.Sử dụng các biện pháp hợp pháp để bảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng

Hành nghề luật sư chỉ được sử dụng các biện pháp hợp pháp được quy định trong các văn bản pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng. Các biện pháp hợp pháp được quy định trong tất cả các lĩnh vực hình sự, dân sự, hành chính, kinh doanh thương mại và hôn nhân gia đình bắt buộc người hành nghề luật sư cần nắm vững và có kỹ năng sử dụng thành thạo. Đặc biệt những quy định về việc thu thập, kiểm tra và đánh giá chứng cứ theo quy định tại điểm h, i, k khoản 1 Điều 73 Bộ luật tố tụng hình sự 2015, theo đó người bào chữa có quyền thu thập, đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ

vật, yêu cầu; kiểm tra, đánh giá và trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá; đề nghị cơ quan thẩm quyền tiến hành tố tụng thu thập chứng cứ, giám định bổ sung, giám định lại, đánh giá lại tài sản … là một bước tiến dài trong hoạt động hành nghề luật sư.

Sử dụng các biện pháp hợp pháp để bảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng, đây chính là nghĩa vụ đạo đức của luật sư trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý xuất phát từ sự tin cậy của khách hàng đối với luật sư. Chất lượng dịch vụ pháp lý được đo bằng hàm lượng chất xám của luật sư đầu tư vào vụ việc, sự tận tụy trong suốt quá trình thực hiện công việc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng. Khái niệm “tốt nhất” được hiểu trong phạm vi trình độ, khả năng chuyên môn và trách nhiệm nghề nghiệp luật sư, không phải là nghĩa vụ bảo đảm kết quả vụ việc theo yêu cầu của khách hàng.

Luật sư có nghĩa vụ bảo đảm chất lượng dịch vụ pháp lý cung cấp cho khách hàng, tận tâm với công việc, phát huy năng lực, sử dụng kiến thức chuyên môn, các kỹ năng nghề nghiệp cần thiết để bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích của khách hàng theo quy định của pháp luật, Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư.

e.Chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động nghề nghiệp luật sư.

Hành nghề luật sư luôn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về nghề nghiệp luật sư theo quy định của pháp luật. Hành nghề luật sư là hoạt động đòi hỏi tính trách nhiệm cao, gây thiệt hại là phải bồi thường do vậy luật sư tham gia bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp là một nghĩa vụ cần thiết. Việc quản lý nghề luật sư phụ thuộc vào đặc điểm và tính truyền thống của mỗi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về hành nghề luật sư từ thực tiễn thành phố hồ chí minh (Trang 27 - 35)