Nội dung hiện pháp luật về hành nghề luật sƣ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về hành nghề luật sư từ thực tiễn thành phố hồ chí minh (Trang 38 - 40)

7. Kết cầu của đề tài

1.3. Nội dung hiện pháp luật về hành nghề luật sƣ

Thực hiện pháp luật là hoạt động không thể thiếu ngay từ khi pháp luật xuất hiện và có một số đặc điểm:

+ Thực hiện pháp luật là một trong những hình thức để thực hiện các chức năng nhiệm vụ của nhà nước. Tất cả các nhà nước để có thể tổ chức và quản lý được xã hội đều bắt buộc phải tiến hành xây dựng (ban hành) pháp luật. Khi ban hành pháp luật nhà nước mong muốn sử dụng chúng để điều chỉnh các quan hệ xã hội phục vụ lợi ích và mục đích của nhà nước và xã hội. Điều đó chỉ có thể đạt được khi pháp luật được các tổ chức và cá nhân trong xã hội thực hiện một cách chính xác, đầy đủ. Do vậy, đối với các Nhà nước vấn đề quan trọng không chỉ là ban hành thật nhiều các văn bản quy phạm pháp luật mà còn phải tổ chức thật tốt để chúng được thực hiện trong thực tế, làm cho các yêu cầu, quy định của pháp luật trở thành hiện thực.

+ Thực hiện pháp pháp luật là hành vi hợp pháp của các chủ thể pháp luật. Pháp luật được đặt ra là để điều chỉnh hành vi của con người, nên việc thực hiện pháp luật phải thể hiện ở hành vi pháp luật của con người. Hành vi đó có thể là hành động hoặc không hành động phù hợp với những quy định của pháp luật. Nói khác đi, tất cả những hoạt động nào của các cá nhân, các tổ chức mà phù hợp với các quy định của pháp luật thì đều được coi là biểu hiện của việc thực hiện các quy phạm pháp luật. Hành vi thực hiện pháp luật là

hành vi hợp pháp nên nó không trái pháp luật, không vượt quá phạm vi các quy định của pháp luật, luôn phù hợp với các quy định của pháp luật.

+ Thực hiện pháp luật là giai đoạn không thể thiếu và vô cùng quan trọng của cơ chế điều chỉnh pháp luật. Thực hiện pháp luật, một mặt, nhằm đạt được những mục đích xã hội mà vì chúng nhà nước đã phải ban hành pháp luật, mặt khác, còn cho phép làm rõ những hạn chế, bất cập của hệ thống pháp luật thực định để từ đó có thể đưa ra những giải pháp hữu hiệu cho việc sửa đổi, bổ sung hoàn thiện hệ thống pháp luật hiện hành và cơ chế đưa pháp luật vào cuộc sống. Thực hiện pháp luật nghiêm minh sẽ tạo ra trật tự cần thiết để các quan hệ xã hội tồn tại và phát triển theo những định hướng mong muốn có lợi cho xã hội, cho nhà nước cũng như cho các cá nhân.

+ Thực hiện pháp luật do nhiều chủ thể khác nhau tiến hành với nhiều cách thức khác nhau. Pháp luật mang tính bắt buộc chung đòi hỏi mọi tổ chức và cá nhân trong xã hội đều phải nghiêm chỉnh thực hiện. Vì vậy, thực hiện pháp luật có thể là hành vi của mỗi cá nhân nhưng cũng có thể là hoạt động của các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội… Pháp luật lại gồm rất nhiều các loại quy phạm pháp luật khác nhau, do vậy đối với mỗi loại quy phạm pháp luật thì những cách thức thực hiện chúng cũng khác nhau: có thể đó là xử sự chủ động nhằm đạt được một lợi ích hay cái gì đó như sử dụng quyền hoặc làm nghĩa vụ pháp lý, có thể là xử sự thụ động, kiềm chế không làm những điều mà pháp luật cấm như không trộm cắp tài sản của người khác…

+ Việc thực hiện pháp luật có thể phụ thuộc ý chí của mỗi chủ thể trong trường hợp các quy phạm tùy nghi, nhưng chủ yếu là phụ thuộc ý chí của Nhà nước. Hành vi thực hiện pháp luật có thể được chủ thể tiến hành trên cơ sở nhận thức sâu sắc về sự cần thiết và tự giác thực hiện. Cũng có thể hành vi thực hiện pháp luật được chủ thể tiến hành do ảnh hưởng của những người khác, do bị áp dụng những biện pháp cưỡng chế nhà nước hoặc do sợ bị áp

dụng những biện pháp đó. Một số quy phạm pháp luật mà việc thực hiện có thể được tiến hành thông qua những quy định giản đơn như chủ thể pháp luật nhận thức, xác định những yêu cầu, đòi hỏi của pháp luật rồi lựa chọn phương án thực hiện, chỉ đạo hành vi thực tế của mình để thực hiện các quyền, nghĩa vụ pháp lý mà pháp luật quy định. Song cũng có nhiều quy phạm pháp luật để thực hiện được còn đòi hỏi phải thông qua những quy trình hết sức phức tạp với sự tham gia của nhiều tổ chức, cá nhân khác nhau theo những trình tự, thủ tục chặt chẽ mà pháp luật quy định (thông qua cơ chế thực hiện, áp dụng pháp luật). Chẳng hạn, có những quy phạm pháp luật để thực hiện được còn đòi hỏi phải có sự tham gia của các văn bản quy định chi tiết, văn bản hướng dẫn thi hành hoặc văn bản giải thích chính thức; sự tham gia của các cơ quan nhà nước hay nhà chức trách có thẩm quyền với vai trò là người tổ chức, hướng dẫn thực hiện qua nhiều công đoạn khác nhau.

Trên cơ sở những đặc điểm trên, đối chiếu Luật Luật sư, có thể rút ra những nội dung thực hiện pháp luật về hành nghề luật sư như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về hành nghề luật sư từ thực tiễn thành phố hồ chí minh (Trang 38 - 40)