7. Kết cầu của đề tài
1.3.1. Thực hiện quy định về điều kiện hành nghề luật sư
Luật Luật sư quy định về điều kiện hành nghề luật sư.
Điều 2 “Luật sư là người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề theo quy định của Luật này, thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức”.
Điều 10 “Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt, có bằng Cử nhân Luật, đã được đào tạo nghề luật sư, đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư, có sức khoẻ bảo đảm hành nghề luật sư thì có thể trở thành luật sư”.
Điều 11 “Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 10 của Luật này muốn được hành nghề luật sư phải có Chứng chỉ hành nghề luật sư và gia nhập một Đoàn luật sư”.
Như vậy, để trở thành luật sư tại Việt Nam, một cá nhân có thể mất một thời gian ít nhất là trên 6 năm (hoặc dài hơn) vì phải hoàn thành các khóa
học, chương trình học, tập sự, kiểm tra theo quy định. Các điều kiện cơ bản để trở thành luật sư bao gồm:
1/ Có bằng cử nhân luật:
Tức là cá nhân phải tốt nghiệp trường Luật, khoa Luật của trường Đại học (thông thường là 4 năm học).
2/ Có bằng tốt nghiệp chương trình đào tạo luật sư:
Lớp học được đăng ký tại Học viện tư pháp (quy định hiện hành được học trong 12 tháng), sau đó đạt kết quả qua kỳ thi tốt nghiệp của Học viện tư pháp, và được cấp bằng tốt nghiệp lớp luật sư.
3/ Trải qua kỳ tập sự tại tổ chức hành nghề luật sư:
Sau khi tốt nghiệp lớp đào tạo luật sư, cá nhân bắt buộc phải đăng ký tập sự tại 1 tổ chức hành nghề luật sư với thời gian 12 tháng.
4/ Đạt điểm tại kỳ kiểm tra hết tập sự hành nghề luật sư:
Sau khi hoàn thành thời gian tập sự, người tập sự được tham gia kỳ kiểm tra hết tập sự hành nghề luật sư. Nếu đạt điểm thì được cấp chứng chỉ hành nghề Luật sư, nếu không đạt điểm theo quy định thì được gia hạn tập sự và tham gia kỳ kiểm tra lại.
Và nếu kỳ kiểm tra lại vẫn chưa đạt điểm qua thì người tập sự hành nghề Luật sư phải đăng ký tập sự lại từ đầu (12 tháng nữa).
5/ Cấp chứng chỉ và gia nhập đoàn luật sư, cấp thẻ hành nghề luật sư:
Nếu đạt kết quả trong kỳ kiểm tra hết tập sự hành nghề luật sư thì cá nhân làm hồ sơ theo quy định để xin cấp chứng chỉ hành nghề luật sư do Bộ tư pháp cấp, thẻ luật sư do Liên đoàn Luật sư Việt Nam cấp.
Sau khi được cấp chứng chỉ hành nghề luật sư và thẻ luật sư thì luật sư được lựa chọn tổ chức hành nghề luật sư để hành nghề, hoặc hành nghề với tư cách cá nhân và phải đăng ký với Sở tư pháp địa phương nơi hành nghề.
7/ Quy định khác:
a/ Miễn, giảm thời gian tập sư hành nghề luật sư:
– Người đã là thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên cao cấp, điều tra viên trung cấp, giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật, tiến sỹ luật, thẩm tra viên cao cấp ngành tòa án, kiểm tra viên cao cấp ngành kiểm sát, chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật được miễn tập sự hành nghề luật sư.
– Người đã là điều tra viên sơ cấp, thẩm tra viên chính ngành tòa án, kiểm tra viên chính ngành kiểm sát, chuyên viên chính, nghiên cứu viên chính, giảng viên chính trong lĩnh vực pháp luật được giảm hai phần ba thời gian tập sự hành nghề luật sư.
– Người có thời gian công tác ở các ngạch chuyên viên, nghiên cứu viên, giảng viên trong lĩnh vực pháp luật, thẩm tra viên ngành tòa án, kiểm tra viên ngành kiểm sát từ mười năm trở lên thì được giảm một nửa thời gian tập sự hành nghề luật sư.
b/ Miễn kiểm tra tập sư hành nghề luật sư:
– Người đã là thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên cao cấp, điều tra viên trung cấp, giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật, tiến sỹ luật, thẩm tra viên cao cấp ngành tòa án, kiểm tra viên cao cấp ngành kiểm sát, chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật được miễn kiểm tra.