Phƣơng hƣớng hoàn thiện thực hiện pháp luật về hành nghề luật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về hành nghề luật sư từ thực tiễn thành phố hồ chí minh (Trang 84 - 87)

7. Kết cầu của đề tài

3.1. Phƣơng hƣớng hoàn thiện thực hiện pháp luật về hành nghề luật

3.1. Phƣơng hƣớng hoàn thiện thực hiện pháp luật về hành nghề luật sƣ luật sƣ

Chiến lược phát triển nghề luật sư đến năm 2020 được ban hành kèm theo Quyết định số 1072/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ từ năm 2011. Tuy nhiên, mục tiêu đến năm 2020 có từ 18 – 20 nghìn luật sư dường như đang gặp khó khăn khi số lượng hiện nay còn khiêm tốn.

Theo Chiến lược, trong giai đoạn đến năm 2015, phát triển số lượng luật sư khoảng 12 nghìn người, mỗi năm được từ 800 – 1.000 người, trong đó, tại mỗi địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn phát triển được từ 2 – 3 luật sư. Đội ngũ luật sư hành nghề chuyên sâu trong các lĩnh vực pháp luật, chú trọng đến việc đào tạo chuyên sâu trong lĩnh vực thương mại, đầu tư, phấn đấu đạt khoảng 1.000 luật sư phục vụ yêu cầu hội nhập quốc tế.

Còn đến năm 2020, số lượng luật sư sẽ đạt từ 18 – 20 nghìn người, tỷ lệ số luật sư trên số dân khoảng 1/4.500, ở mỗi địa phương khó khăn có từ 30 – 50, bảo đảm tham gia 100% số lượng các vụ án hình sự theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng. Số luật sư có khả năng tham gia tư vấn, giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế là khoảng 150 người.

Năm 2020, sẽ phát triển hành nghề chuyên sâu theo lĩnh vực pháp luật; số luật sư có khả năng tham gia tư vấn, giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế là khoảng 150 người… Ngoài ra, sẽ phát triển được khoảng 30 tổ chức hành nghề luật sư có quy mô từ 50 – 100 luật sư và từ 100 luật sư trở lên hoạt động chuyên sâu trong lĩnh vực đầu tư, kinh doanh, thương mại có yếu tố

nước ngoài, trong đó có khoảng 10 tổ chức hành nghề luật sư của Việt Nam có thương hiệu, uy tín trong khu vực và thế giới [18, tr.10, 11, 12].

Những mục tiêu, con số nêu trên vô cùng cụ thể nhưng nhiều ý kiến khẳng định để đạt được là rất khó, nếu không muốn nói là không tưởng. Một lãnh đạo Liên đoàn luật sư Việt Nam từng chia sẻ: Ở nhiều địa phương, số lượng luật sư thường không ổn định, tăng giảm liên tục. Có tỉnh tìm được người thích hợp để phát triển thêm đội ngũ luật sư tỉnh nhà thì vị này vẫn đòi được ăn lương nhà nước. Đa số người thì coi luật sư là chỗ để “về hưu”. Do vậy, cần có những biện pháp quyết liệt, theo định hướng cụ thể như sau:

Một là, tiếp tục thể chế hóa chủ trương, chính sách của Đảng về phát

triển kinh tế - xã hội, xây dựng Nhà nước pháp quyền, đặc biệt là Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Chỉ thị 33-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tổ chức và hoạt động của luật sư nhằm xây dựng và phát triển đội ngũ luật sư đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, nâng cao vị thế, vai trò, tính chuyên nghiệp và tăng cường trách nhiệm xã hội của luật sư.

Hai là, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động hành nghề của luật sư, bảo

đảm để luật sư thực hiện tốt các quyền và nghĩa vụ của mình, tạo sự liên thông, đồng bộ giữa quy định của Luật Luật sư với các quy định của pháp luật về tố tụng hình sự, dân sự, hành chính, phù hợp với định hướng sửa đổi mô hình tố tụng theo tinh thần cải cách tư pháp.

Ba là, tạo cơ sở pháp lý thống nhất cho việc kiện toàn cơ cấu tổ chức và

hoạt động của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư từ Trung ương đến địa phương, phát huy vai trò tự quản của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư, đồng thời tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với luật sư và hành nghề luật sư.

Bốn là, tiếp tục hoàn thiện Luật Luật sư, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc

về thể chế, đơn giản hóa thủ tục hành chính trong tổ chức và hoạt động luật sư, tạo điều kiện đưa nghề luật sư Việt Nam tiếp cận gần hơn nữa với thông lệ hành nghề luật sư quốc tế.

Việt Nam đang trong quá trình hội nhập nền kinh tế quốc tế với xu hướng Việt Nam nuốn làm bạn với tất cả các quốc gia trên thế giới. Nhận thức được vai trò quan trọng của điều ước quốc tế, năm 2001 Việt Nam gia nhập Công ước viên 1969 về điều ước quốc tế, chính thức hòa mình vào sân chơi chung của cộng đồng quốc tế. Tính đến năm 2008, Việt Nam đã kí kết tổng cộng 167 diều ước quốc tế, tiêu biểu nhất là hàng loạt các văn kiện gia nhập WTO và việc phê chuẩn Hiến chương ASEAN. Điều này đã thúc đẩy một cách tích cực sự phát triển của nền kinh tế xã hội nước ta trong quá trình hội nhập. Tuy nhiên, việc tham gia vào thị trường thế giới chung đòi hỏi Việt Nam phải có những thay đổi trong quy định của pháp luật trong nước để phù hợp với những nội dung của điều ước Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia. Đặc biệt trong những năm trở lại đây do tác động của Luật quốc tế, nước ta đã và đang tích cực điều chỉnh hệ thống pháp luật phù hợp với pháp luật quốc tế. Hệ thống pháp luật trong nước ngày càng được hoàn thiện và có nội dung tiến bộ khuyến khích, thu hút sự quan tâm hợp tác của bạn bè thế giới.

Vẫn biết rằng người hành nghề luật sư cần am hiểu về mọi lĩnh vực pháp luật, nhưng trong xu hướng hội nhập hiện nay các vụ án hình sự và phi hình sự rất đa dạng, xuất hiện trên mọi lĩnh vực của đời sống cho nên luật sư cần xác định cho mình lĩnh vực tranh tụng chuyên sâu để hành nghề.

Bên thềm hội nhập, chúng ta cũng không thể đi khác với xu hướng hành nghề của các luật sư trên thế giới hiên nay.

Luật sư của các nước theo hệ thống pháp luật Civil Law hay Common Law đều hành nghề theo hướng chuyên môn hoá một lĩnh vực cụ thể. Ở các

nước đó chúng ta không xa lạ gì khi nghe đến tên gọi "Luật sư hình sự", "Luật sư về thừa kế", "Luật sư về hôn nhân & gia đình", "Luật sư về ngân hàng", "Luật sư về chứng khoán", "Luật sư về bảo hiểm", "Luật sư về bất động sản", thậm chí có "Luật sư về bồi thường thiệt hại", "Luật sư chuyên về tai nạn giao thông" ...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về hành nghề luật sư từ thực tiễn thành phố hồ chí minh (Trang 84 - 87)