Đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật về hành nghề luật sƣ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về hành nghề luật sư từ thực tiễn thành phố hồ chí minh (Trang 56)

7. Kết cầu của đề tài

2.2. Đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật về hành nghề luật sƣ

tại thành phố Hồ Chí Minh.

2.2.1. Các phương diện đánh giá

2.2.1.1. Về thực hiện quy định về điều kiện hành nghề luật sư

Xuất phát từ các quy định tại Điều 2, Điều 10, Điều 11 của Luật Luật sư quy định về điều kiện hành nghề luật sư, người muốn trở thành luật sư sau khi có bằng cử nhân luật, phải học lớp luật sư được đăng ký tại Học viện tư pháp (quy định hiện hành được học trong 12 tháng), sau đó đạt kết quả qua kỳ thi tốt nghiệp của Học viện tư pháp, và được cấp bằng tốt nghiệp lớp luật sư. Sau khi tốt nghiệp lớp đào tạo luật sư, cá nhân bắt buộc phải đăng ký tập sự tại một tổ chức hành nghề luật sư với thời gian 12 tháng. Sau khi hoàn thành

thời gian tập sự, người tập sự được tham gia kỳ kiểm tra hết tập sự hành nghề luật sư. Nếu đạt điểm thì được cấp chứng chỉ hành nghề luật sư. Sau khi được cấp chứng chỉ hành nghề luật sư và thẻ luật sư thì luật sư được lựa chọn tổ chức hành nghề luật sư để hành nghề, hoặc hành nghề với tư cách cá nhân và phải đăng ký với Sở tư pháp địa phương nơi hành nghề.

Thực hiện quy định nêu trên, các cá nhân muốn trở thành luật sư tại thành phố Hồ Chí Minh đã nỗ lực học tập và rèn luyện. Đoàn luật sư thành phố Hồ Chí Minh, đã phối hợp tốt với các tổ chức hành nghề luật sư, Sở tư pháp thành phố Hồ Chí Minh, Liên đoàn Luật sư Việt Nam và Bộ tư pháp trong việc tập sự, thi hết tập sự, cấp chứng chỉ hành nghề luật sư, thẻ Luật sư và gia nhập Đoàn Luật sư thành phố Hồ Chí Minh một cách nhanh chóng, đúng quy định của pháp luật.

Thực tế tại thành phố Hồ Chí Minh số lượng học viên học lớp đào tạo về luật sư không ngừng tăng lên, số tập sự hành nghề luật sư, và luật sư gia nhập Đoàn vẫn gia tăng không ngừng. Tuy nhiên, sự gia tăng về số lượng, nhưng chất lượng luật sư không đồng đều.

Luật sư là một nghề đòi hỏi kiến thức sâu rộng về mọi lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực pháp luật. Để có lượng kiến thức đó, người hành nghề phải được đào tạo cơ bản tại những cơ sở đào tạo có chất lượng đồng thời phải không ngừng học hỏi trong sách vở, trong thực tế để tích luỹ kinh nghiệm, kỹ năng phục vụ cho quá trình hành nghề.

Đào tạo nghề luật được bắt đầu bằng việc giảng dạy tại một trường đại học chuyên ngành luật ở Việt Nam hoặc nước ngoài. Hầu hết các cơ sở đào tạo luật ở Việt Nam thiên về lý thuyết, sinh viên ít được đào tạo về vấn đề thực hành nghề luật, ít có cơ hội tiếp cận thực tế nên chất lượng đào tạo chưa cao, hầu hết sinh viên ra trường phải mất một thời gian dài mới đáp ứng được nhu cầu của công việc.

Việc tập sự trong quá trình hành nghề luật sư ở nhiều nơi, nhiều trường hợp vẫn mang tính thủ tục hành chính, chưa chú tâm học hỏi và rèn luyện thật sự, nên chất lượng hành nghề khi trở thành luật sư đối với các trường hợp này là không cao. Mặc khác, tại khoản 4, Điều 14 Luật Luật sư quy định “Người tập sự hành nghề luật sư được giúp luật sư hướng dẫn trong hoạt động nghề nghiệp nhưng không được đại diện, bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng tại phiên tòa, không được ký văn bản tư vấn pháp luật”. Quy định này cũng làm cho người tập sự hành nghề luật sư không được “học bơi” thật sự trong quá trình tập sự hành nghề luật sư.

Trong đội ngũ luật sư của Đoàn Luật sư thành phố Hồ Chí Minh, trong lĩnh vực tố tụng và tư vấn pháp luật có nhiều luật sư giỏi, chất lượng hoạt động tham gia tố tụng và tư vấn pháp luật tương đối tốt, được sự tín nhiệm của nhân dân và doanh nghiệp.

Nhưng chất lượng hoạt động chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ luật sư của Đoàn không đồng đều. Cũng có khá nhiều luật sư trong đó kỹ năng trong hoạt động tham gia tố tụng và tư vấn pháp luật còn hạn chế, thậm chí một số ít luật sư kỹ năng hành nghề rất kém không được khách hàng tín nhiệm.

Riêng đội ngũ tập sự hành nghề luật sư không được phép tham gia tố tụng trong suốt 12 tháng tập sự hành nghề luật sư theo quy định của Luật Luật sư, nên họ không có điều kiện thông qua thực tiễn để rèn luyện kỹ năng tham gia tố tụng. Nhiều tập sự hành nghề luật sư sau khi đậu trong các đợt kiểm tra hết tấp sự hành nghề luật sư, trở thành luật sư nhưng kỹ năng tham gia tố tụng rất hạn chế.

Để nâng cao chất lượng luật sư trong thời gian tập sự, theo tác giả cần thiết cho người tập sự hành nghề luật sư tham gia phiên tòa sơ thẩm, cấp quận, huyện trong thời gian tới.

Ngoài ra, cần tiêu chuẩn hóa về kiến thức, đạo đức đối với luật sư. Không thể chấp nhận luật sư nguyên là thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên chưa tốt nghiệp đại học luật. Được biết theo quy định của Luật Luật sư thì tất cả thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên sau khi “về vườn” đều có thể gia nhập đội ngũ luật sư.

Nghề luật sư cũng như tất cả các nghề nghiệp trong xã hội phải trải qua thời gian học việc. Ông cha ta lưu truyền câu nói “trăm hay không bằng tay quen”! Muốn được công nhận luật sư thì thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên phải có thời gian tập sự hành nghề luật sư. Dù trước đây họ là thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên cao cấp, trung cấp hay sơ cấp cũng phải trải nghiệm thực tiễn vì trong quá trình công tác, chưa hẳn tất cả các điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán đều thành thạo nghiệp vụ mọi lĩnh vực hoạt động điều tra, truy tố, xét xử. Chẳng hạn, điều tra viên sơ cấp chỉ được giao nhiệm vụ điều tra án ít nghiêm trọng, nghiêm trọng; điều tra viên trung cấp, cao cấp mới có chức năng điều tra án rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng. Các vụ án không phải là án hình sự như án thương mại, hành chính, lao động… Điều tra viên không có thẩm quyền điều tra mà thẩm quyền giải quyết là của thẩm phán, đến khi vụ án được đưa ra xét xử mới có kiểm sát viên.

Do trình độ nghiệp vụ, kỹ năng hành nghề luật sư của điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán ... bị hạn chế, kiến thức nghề nghiệp không đồng đều; muốn hướng tới đồng đều, nguyên cán bộ tiến hành tố tụng trước khi trở thành luật sư cần phải qua thời gian trau dồi kỹ năng hành nghề luật sư. Dứt khoát đưa ra khỏi đội ngũ luật sư những người trước đã từng làm thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên và những người không đủ trình độ, năng lực khác, lợi dụng ảnh hưởng của người từng có chức vụ quyền hạn, tác động nhằm tạo quan hệ mờ ám trong hoạt động luật sư.

Thực hiện các quy định về phạm vi hành nghề luật sư được quy định tại Điều 22 Luật Luật sư. Hoạt động hành nghề luật sư đã thực hiện những con số rất ấn tượng và tăng lên hàng năm. Chỉ tính riêng trong năm 2018 [26, tr.7], số vụ việc thể hiện cụ thể như sau:

1. Tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo hoặc là người bảo vệ quyền lợi của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự: 2.475 vụ, trong đó số vụ án bào chữa chỉ định của cơ quan tiến hành tố tụng: 679.

2. Tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện hoặc là người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong các vụ án về tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính, việc về yêu cầu dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động và các vụ, việc khác theo quy định của pháp luật: 3.872.

3. Thực hiện tư vấn pháp luật: 2.125.

4. Đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng để thực hiện các công việc có liên quan đến pháp luật: 4.336.

5. Thực hiện dịch vụ pháp lý khác theo quy định của Luật Luật sư: 52.360.

6. Hoạt động trợ giúp pháp lý của luật sư: 4.336.

Như vậy, số lượng vụ việc mà thành viên Đoàn Luật sư thành phố Hồ Chí Minh tham gia là rất lớn, phạm vi hành nghề theo Luật Luật sư, có thể nói là rất rộng, tạo điều kiện cho hành nghề luật sư tại thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, cả nước nói chung trong thời đại phát triển kinh tế - xã hội hiện nay.

Vừa qua, qua thông tin trên Báo Pháp luật TP. Hồ Chí Minh online ngày 18-19/6/2019, được biết đã xãy ra tranh cãi gay gắt giữa một bên là Bộ

Tư pháp với một bên là Bộ kế hoạch & Đầu tư và Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam (VCCI). Xuất phát điểm của việc tranh cãi này là việc Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hồ Chí Minh, căn cứ Công văn số 1736/BKHĐT-ĐKKD ngày 07/3/2017 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đã giải quyết cấp đăng ký bổ sung ngành, nghề kinh doanh “Hoạt động pháp luật”. Chi tiết: hoạt động đại diện, tư vấn pháp luật (không theo các hình thức hành nghề luật sư) cho Công ty TNHH Tư vấn bất động sản Thuận Thiên.

Trong phạm vi Luận văn này, để góp phần làm rõ việc làm rõ Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hồ Chí Minh cấp đăng ký bổ sung ngành, nghề: hoạt động đại diện, tư vấn pháp luật (không theo các hình thức hành nghề luật sư) cho Công ty TNHH Tư vấn bất động sản Thuận Thiên có đúng hay không, tác giả xin mạn phép bày tỏ quan điểm của mình.

Theo chúng tôi,

- Công văn số 1736/BKHĐT-ĐKKD ngày 07/3/2017 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư là do Chánh văn phòng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ký trả lời Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hà Tỉnh, về việc đăng ký kinh doanh ngành nghề “Hoạt động pháp luật”, không có giá trị của một văn bản quy phạm pháp luật áp dụng cho cả nước đối với hoạt động đăng ký kinh doanh.

- Công văn này căn cứ Quyết định số 337/QĐ-BKHĐT ngày 10/4/2007 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Quyết định này không còn hiệu lực và đã được thay thế bằng Quyết định số 27/2018/QĐTTg ngày 06/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ.

- Luật Luật sư quy định: “Dịch vụ pháp lý của luật sư bao gồm tham gia tố tụng, tư vấn pháp luật, đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng và các dịch vụ pháp lý khác (Điều 4). Tư vấn pháp luật là việc luật sư hướng dẫn, đưa ra ý kiến giúp khách hàng soạn thảo các giấy tờ

liên quan đến việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của họ. Luật sư thực hiện tư vấn pháp luật trong tất cả các lĩnh vực pháp luật (Khoản 1, Điều 28).

- Nghị quyết 65/2006/NQ-QH11 ngày 29/6/2006 của Quốc hội về việc thi hành Luật Luật sư, tại Mục 3 điểm đ quy định: “Kể từ ngày Luật Luật sư có hiệu lực, trong thời hạn 06 tháng, cá nhân, tổ chức đang kinh doanh dịch vụ pháp lý theo quy định củ Luật doanh nghiệp 1999 mà tiếp tục kinh doanh dịch vụ pháp lý thì phải có đủ các điều kiện hành nghề luật sư và phải chuyển đổi hình thức tổ chức hành nghề theo quy định của Luật này; nếu không chuyển đổi thì phải chấm dứt hoạt động”.

- Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật số 80/2015/QH13 ngày 22/6/2015 quy định: Chỉ có Uỷ ban thường vụ Quốc hội mới có thẩm quyền ban hành Nghị quyết để giải thích Hiến pháp, Luật, Pháp lệnh (Điều 3 khoản 3, Điều 16 khoản 2 điểm a).

Như vậy, Công văn số 1736/BKHĐT-ĐKKD ngày 07/3/2017 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, căn cứ Luật Luật sư, Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp xác định “Hành nghề luật sư” là ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện nhưng lại tùy tiện giải thích: Trong trường hợp cá nhân, tổ chức thành lập doanh nghiệp đăng ký kinh doanh ngành nghề “Hoạt động đại diện, tư vấn pháp luật” không theo các hình thức hành nghề của luật sư thì thực hiện đăng ký doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp! Việc giải thích như vậy là trái với quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Luật sư, vi phạm nghiêm trọng Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và Nghị quyết 65/2006/NQ-QH11 của Quốc hội.

Từ các phân tích trên cho thấy Công văn số 1736/BKHĐT-ĐKKD ngày 07/3/2017 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (do Chánh văn phòng Bộ ký) là không

đúng thẩm quyền, vi phạm nghiêm trọng pháp luật. Việc Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh căn cứ bản photocopy công văn này để giải quyết cấp phép đăng ký bổ sung ngành nghề “Hoạt động đại diện, tư vấn pháp luật” cho Công ty TNHH Tư vấn Bất động sản Thuận Thiên là vi phạm pháp luật.

Chính vì vậy, ngày 20/6/2019, Đoàn Luật sư thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành Đơn kiến nghị số 120/2019/ĐLS gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân TP. Hồ Chí Minh, Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Giám đốc Sở tư pháp TP. Hồ Chí Minh, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh kiến nghị thu hồi giấy đăng ký doanh nghiệp đã cấp bổ sung ngành nghề “Hoạt động tư vấn pháp luật”, chi tiết: Hoạt động đại diện, tư vấn pháp luật (không theo các hình thức hành nghề của luật sư) đã cấp cho Công ty TNHH Tư vấn Bất động sản Thuận Thiên và xử phạt vi phạm (nếu có).

Tuy nhiên, cho đến nay, vụ việc vẫn chưa có kết quả giải quyết cuối cùng của Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Trong quá trình tham gia tố tụng và liên quan đến việc hành nghề, nhiều luật sư bị xâm phạm trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm danh dự, làm cho quyền hành nghề của luật sư bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Tiếp nối của một số vụ việc nghiêm trọng khác trên cả nước, riêng tại thành phố Hồ Chí Minh, vào các ngày 14, 15-01 và 8, 10-02-2017, một luật sư bị một kẻ lạ mặt nhắn tin nhắn dọa giết, đặt cọc 100 triệu đồng ở cơ sở dịch vụ quan tài, đặt vòng hoa “kính viếng bác luật sư”.

Có thể nói, sở dĩ các vụ việc xâm phạm đến quyền hành nghề hợp pháp và quyền tự do, danh dự, nhân phẩm của luật sư nói trên diễn ra theo chiều hướng gia tăng, mức độ ngày càng quyết liệt và nghiêm trọng, có nguyên nhân một phần từ việc xử lý chưa thật kiên quyết, kịp thời của các cơ quan chức năng có thẩm quyền.

Thực trạng này không chỉ ảnh hưởng bất lợi đối với quyền hành nghề hợp pháp của luật sư, mà theo đó có ảnh hưởng không tốt đến quyền lợi của người dân và xã hội, khiến cho sự nguy hiểm rủi ro trong hành nghề luật sư gia tăng. Điều đó cũng làm cho luật sư chịu nhiều áp lực, ngần ngại tham gia ngày càng sâu hơn vào quá trình giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp trong xã hội, hạ thấp sự tín nhiệm của công chúng đối với luật sư, làm tổn hại đến danh dự uy tín của luật sư. Trách nhiệm của luật sư là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức và cá nhân, nhằm bảo vệ thực thi đúng đắn và sự công minh của pháp luật. nếu quyền và lợi ích hợp pháp khi hành nghề của luật sư mà không được bảo vệ, thậm chí, bị xâm phạm, không được giải quyết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về hành nghề luật sư từ thực tiễn thành phố hồ chí minh (Trang 56)