Những giải pháp cụ thể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về hành nghề luật sư từ thực tiễn thành phố hồ chí minh (Trang 91 - 100)

7. Kết cầu của đề tài

3.2.2. Những giải pháp cụ thể

3.2.2.1. Hoàn thiện pháp luật về hành nghề luật sư về lập pháp:

Thứ nhất, cần thiết xây dựng điều khoản mới về tội danh xâm phạm

quyền bào chữa và nhờ người khác bào chữa của công dân trong Bộ luật hình sự;

Thứ hai, về tên gọi “luật sư tập sự” (Pháp lệnh luật sư 1987) và người

tập sự hành nghề luật sư (Luật Luật sư hiện hành), về bản chất hai cách gọi này là giống nhau và ai cũng hiểu được ý nghĩa của các thuật ngữ đó. Vì vậy, đã nhiều lần thay đổi thuật ngữ này là không cần thiết. Đề nghị cần xem xét để phục hồi cách gọi “luật sư tập sự” và tiến đến quy định cho phép luật sư tập sự được tham gia phiên tòa cấp sơ thẩm (quận, huyện) nhằm nâng cao chất lượng luật sư.

Thứ ba, cần thiết sự đánh giá đúng và hướng đến quy định không miễn

tập sự, miễn kiểm tra tập sự với điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán để tạo sự đồng đều về tập sự, nâng cao chất lượng đội ngủ luật sư.

3.2.2.2. Hoàn thiện pháp luật hành về nghề luật sư về hành pháp

Thứ nhất, để phát triển nguồn nhân lực phục vụ công cuộc cải cách tư pháp, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân, phục vụ hội nhập quốc tế, Chính phủ cần quan tâm, bố trí nguồn ngân sách thỏa đáng để hỗ trợ tổ chức và hoạt động luật sư, đặc biệt tạo điều kiện phát triển đội ngũ luật sư có năng lực, trình độ và kỹ năng hành nghề, chất lượng cao tham gia vào các đề án, dự án lớn của Chính phủ, giúp Chính phủ, các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước giải quyết các tranh chấp quốc

tế, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, Chính phủ, Doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội trong tình hình mới.

Thứ hai, tiếp tục củng cố, kiện toàn tổ chức hoạt động của Ban Chủ

nhiệm Đoàn Luật sư đảm bảo về số lượng và nâng cao chất lượng; Chủ nhiệm Đoàn luật sư phải đảm bảo các điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của Điều lệ Liên đoàn luật sư Việt Nam, có đủ sức khỏe, năng động, có trách nhiệm với nhiệm vụ được giao; đủ sức lãnh đạo Đoàn Luật sư phát huy tốt nhiệm vụ, quyền hạn của Đoàn theo quy định hiện hành, nhằm phát huy tốt vai trò tự quản của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư.

Thứ ba, thực hiện biện pháp hỗ trợ phát triển nghề luật sư; tăng cường

công tác quản lý nhà nước về luật sự và hành nghề luật sư, công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm đối với tổ chức, hoạt động luật sư; có hình thức khen thưởng kịp thời cho các luật sư, tổ chức hành nghề luật sư có thành tích và có công đóng góp cho sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

3.2.2.3. Hoàn thiện pháp luật về hành nghề luật sư về tư pháp

Hoạt động tranh tụng của luật sư là bộ phận không thể tách rời của hoạt động tố tụng. Do đó, cần xây dựng và tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan của Chính phủ với Tòa án nhân dân Tối cao, Viện Kiểm sát nhân tối cao trong việc triển khai và tổ chức thực hiện những chủ trương của Đảng và Nhà nước về cải cách tư pháp nói chung, những quy định của pháp luật về tố tụng nói riêng. Trước mắt, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015, Luật tố tụng hành chính năm 2015 là một bước tiến dài lịch sử lập pháp, trong đó cụ thể hóa rõ các quyền, nghĩa vụ của luật sư trong quá trình tham gia tố tụng và thực hiện tranh tụng tại phiên tòa. Do vậy, hơn lúc nào hết, cần phải thật sự tôn trọng pháp luật để hoạt động tranh tụng được thực chất hơn, đồng thời cần phối hợp nghiêm túc thực hiện nguyên tắc

tranh tụng trong việc triển khai thực hiện Chiến lược phát triển nghề luật sư đến năm 2020 và sau năm 2020.

Tiểu kết chƣơng 3

Trên cơ sở phân tích thực trạng thực hiện pháp luật về hành nghề luật sư từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh, từ những kết quả đạt được và những hạn chế, thiếu sót, tác giả đã mạnh dạn đề xuất một số phương hướng, giải pháp, kiến nghị góp phần hoàn thiện pháp luật về hành nghề luật sư tại Việt Nam. Trong nhóm các giải pháp trên thì giải pháp quan trọng nhất là hoàn thiện hệ thống pháp luật về hành nghề luật sư. Trong đó tập trung nâng cao chất lượng, năng lực đội ngủ luật sư, đặc biệt tập trung cho hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cho các luật sư những kiến thức và kỹ năng hành nghề luật trong môi trường pháp lý quốc tế.

Thông qua những phương hướng, giải pháp, kiến nghị trên, tác giả mong muốn pháp luật về hành nghề luật sư không chỉ đảm bảo tại thành phố Hồ Chí Minh mà trên phạm vi Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

KẾT LUẬN

Có thể nói, pháp luật về hành nghề luật sư nói chung và luật sư nói riêng không chỉ tạo lập niềm tin của công dân vào công lý trong hoạt động tư pháp mà còn hỗ trợ pháp lý cho sản xuất kinh doanh để thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Nguyên chủ tịch Hiệp hội Luật sư thế giới ông Akira Kawamura, trong cuộc tiếp xúc với Luật sư Đỗ Ngọc Thịnh – Phó chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam năm 2013 tại Tokyo đã chia sẽ với Liên đoàn Luật sư Việt Nam: Nếu các bạn muốn phát triển nền kinh tế thị trường và xây dựng nhà nước pháp quyền thì các bạn phải biết nuôi dưỡng đội ngủ luật sư. “Nuôi dưỡng” có hai ý nghĩa, ý nghĩa thứ nhất là Nhà nước và tổ chức xã hội – nghề nghiệp của luật sư phải biết xây dựng và phát triển đội ngủ luật sư. Ý nghĩa thứ hai là mỗi luật sư và cả đội ngủ luật sư phải không ngừng nỗ lực phấn đấu rèn luyện về trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, phẩm chất chính trị đạo đức để đủ khả năng cung cấp dịch vụ pháp lý có chất lượng cho khách hàng và cộng đồng xã hội, tạo lập sự tin cậy của Nhà nước và xã hội vào Luật sư và nghề luật sư.

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động luật sư và hành nghề luật sư nói chung, từ việc hoàn thiện thể chế về Luật sư, nghề luật sư đến thực tiễn hoạt động hành nghề, sự nỗ lực của mỗi Luật sư và cả đội ngủ trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý cho xã hội, vừa phải đảm bảo chất lượng, vừa phải vượt qua muôn vàn khó khăn về nhận thức, cơ chế, về ý thức pháp luật của người dân, của khách hàng. Ngoài ra trong suốt quá trình đó, Luật sư luôn phải làm tròn bổn phận là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp tốt nhất cho khách hàng, thể hiện tinh thần phục vụ cộng đồng, phục vụ xã hội. Chính vì thế, xác lập được vị trí, vai trò của Luật sư và hành nghề luật sư trong xã hội như ngày hôm nay là cả một quá trình, thời gian, công sức dày công vun đắp, dựng xây của Đảng, Nhà nước và đội ngủ luật sư mới có được.

Hành nghề luật sư là một trong số ít nghề nhận được sự quan tâm đặc biệt của Nhà nước và xã hội. Đối tượng phục vụ của nghề luật sư hết sức rộng lớn, bao gồm các loại chủ thể kinh tế - xã hội, các bị cáo, các bên nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tới các vụ việc, vụ án v.v...

Và hướng đến tương lai chúng ta thấy rằng, nhằm triển khai thực hiện Nghị quyết số 49/NQ-TW về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã đề ra nhiệm vụ "đào tạo, phát triển đội ngũ luật sư đủ về số lượng, có phẩm chất chính trị, đạo đức, có trình độ chuyên môn" cũng như Nghị quyết số 16/2007/NQ-CP ngày 27 tháng 02 năm 2007 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về một số chủ trương, chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới, ngày 18 tháng 01 năm 2010, Thủ tường Nguyễn Tấn Dũng đã ký Quyết định số 123/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Phát triển đội ngũ luật sư phục vụ hội nhập kinh tế quốc tế từ năm 2010 đến năm 2020”.

Nhìn vào nội dung Đề án, có thể thấy được nỗ lực của Chính phủ trong

việc bắt tay vào xây dựng đội ngũ luật sư “giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, am

hiểu luật pháp và tập quán thương mại quốc tế, thông thạo tiếng Anh, thành thạo về kỹ năng hành nghề luật sư quốc tế, có đủ khả năng tư vấn các vấn đề liên quan đến hội nhập kinh tế quốc tế cho các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong xã hội, trong đó có các cơ quan của Chính phủ, Ủy ban nhân dân một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các tập đoàn kinh tế của

Nhà nước”. Đồng thời “xây dựng các tổ chức hành nghề luật sư chuyên sâu

trong lĩnh vực đầu tư, kinh doanh, thương mại có yếu tố nước ngoài, có khả năng cạnh tranh với các tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài”.

Hành động thực tế mà Chính phủ triển khai là tín hiệu đáng lạc quan để chúng ta có được đội ngũ luật sư có chất lượng chuyên môn cao và có các tổ chức hành nghề luật sư hướng đến chuyên nghiệp.

Bên cạnh đó, thực trạng thực hiện pháp luật về hành nghề luật sư ở Việt Nam như đã đặt ra ở trên còn những vấn đề cần quan tâm, tìm kiếm giải pháp tốt nhất để hoàn thiện và phát triển. Người thực hiện đề tài luận văn, qua tìm hiểu, học hỏi chỉ dám nêu lên những nội dung đã được học, đã được tìm hiểu để, như một ý kiến nhỏ đóng góp cho tiến trình tìm kiếm những gì tốt đẹp nhất cho pháp luật về hành nghề luật sư ở Việt Nam hôm nay và trong tương lai./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Văn bản quy phạm pháp luật:

1. Bộ Tư pháp (2007), Thông tư số 02/TT - BTP ngày 24/04/2007 hướng

dẫn thi hành một số quy định của Luật luật sư, Nghị định quy định chi tiết và thi hành một số điều của Luật Luật sư.

2. Bộ Tư pháp (2019), Thông tư quy định nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng bắt buộc về chuyên môn, nghiệp vụ của Luật sư.

3. Chính phủ (2001), Nghị định số 94/2001/NĐ-CP ngày 12/12/2001 của

Chính phủ quy định chi tiết về hướng dẫn thi hành Pháp lệnh Luật sư năm 2001.

4. Chính phủ (2003), Nghị định số 87/2003/NĐ - CP ngày 22/07/2003 của

Chính phủ quy định về hành nghề của tổ chức luật sư nước ngoài, luật sư nước ngoài tại Việt Nam.

5. Chính phủ (2006), Nghị định sồ 76 /2006/NĐ-CP ngày 02/08/2006 của

Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Tư pháp.

6. Chính phủ (2007), Nghị định số 28/2007/NĐ - CP ngày 26/02/2007 của

Chính phủ quy định chi tiết về hướng dẫn thi hành Luật Luật sư năm 2006.

7. Chính phủ (2008), Nghị định số 131/2008/NĐ - CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật Luật sư về tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư.

8. Chính phủ (2013), Nghị định số 110/2013/NĐ - CP ngày 24/9/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chinh1trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.

9. Chính phủ (2011), Quyết định số 1072/QĐ-TTg ngày 05 tháng 07 năm

2011 Phê duyệt chiến lược phát triển nghề luật sư đến năm 2020.

10. Hội đồng Nhà nước (1987), Pháp lệnh tổ chức Luật sư.

11. Quốc Hội (1946), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

12. Quốc Hội (1959), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

13. Quốc Hội (1980), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

14. Quốc Hội (1992), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Hiến Pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001).

15. Quốc Hội (2013), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

16. Quốc Hội (2006, 2012, 2015), Luật Luật sư năm 2006, sửa đổi, bổ sung 2012, 2015.

17. Quốc Hội (2006), Nghị quyết số 65/2006/QH11 ngày 29/06/2006 của Quốc hội về việc thi hành Luật Luật sư năm 2006.

18. Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định số 1072/QĐ-TTg ngày 05/7/2011 phê duyệt chiến lược phát triển nghề luật sư đến năm 2020.

19. Uỷ ban thường vụ Quốc Hội (2001), Pháp lệnh Luật sư.

II. Sách, tài liệu tham khảo:

20. Bộ Chính trị (2002), Nghị quyết 08-NQ/T, ngày 02-01-2002 về một số

nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới.

21. Bộ Chính trị (2005), Nghị Quyết 49-NQ/TW ngày 02 tháng 06 năm 2005 về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020.

22. Nguyễn Văn Bốn (2006), “Một sổ vẩn đề về tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề và quyền, nghĩa vụ của Luật sư”, Tạp chí dân chủ và pháp

luật, Hà Nội.

23. Đoàn Luật sư thành phố Hồ Chí Minh (2015), Báo cáo về tổ chức, hoạt động của Đoàn luật sư thành phố Hồ Chí Minh.

24. Đoàn Luật sư thành phố Hồ Chí Minh (2016), Báo cáo về tổ chức, hoạt động của Đoàn luật sư thành phố Hồ Chí Minh.

25. Đoàn Luật sư thành phố Hồ Chí Minh (2017), Báo cáo về tổ chức, hoạt động của Đoàn luật sư thành phố Hồ Chí Minh.

26. Đoàn Luật sư thành phố Hồ Chí Minh (2018), Báo cáo về tổ chức, hoạt động của Đoàn luật sư thành phố Hồ Chí Minh.

27. Phạm Hồng Hải và Trần Văn Sơn (chủ biên) (2007), Luật sư Việt Nam-Hội nhập Quốc tế do, NXB. Tư pháp.

28. Phan Trung Hoài, Một số vấn đề về xây dựng văn hóa nghề nghiệp luật

sư ở Việt Nam hiện nay’, tham luận Đề tài khoa học cấp nhà nước “Văn hóa pháp luật Việt Nam – Từ lý luận đến thực tiễn – Mã số KX.03/06-

10.

29. Phan Trung Hoài (2006), Hoàn thiện pháp luật về Luật sư ở Việt Nam. 30. Liên đoàn Luật sư Việt Nam (2011), Quyết định số 68/QĐ-HĐLSTQ

ngày 20/7/2011 quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư Việt Nam.

31. Nguyễn Đình Lộc (2001), Về Pháp lệnh Luật sư, Tạp chí Dân chủ và

Pháp luật, số chuyên đề Pháp lệnh Luật sư.

32. Sở Tư pháp thành phố Hồ Chí Minh (2015), Báo cáo về tổ chức, hoạt

động của luật sư, tổ chức hành nghề luật sư trong nước trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

33. Sở Tư pháp thành phố Hồ Chí Minh (2016), Báo cáo về tổ chức, hoạt

động của luật sư, tổ chức hành nghề luật sư trong nước trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

34. Sở Tư pháp thành phố Hồ Chí Minh (2017), Báo cáo về tổ chức, hoạt

động của luật sư, tổ chức hành nghề luật sư trong nước trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

35. Sở Tư pháp thành phố Hồ Chí Minh (2018), Báo cáo về tổ chức, hoạt

động của luật sư, tổ chức hành nghề luật sư trong nước trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

36. Phan Đăng Thanh – Trương Thị Hòa (2015), Lịch sử nghề Luật sư ở Việt Nam, NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, 2015.

37. Nguyễn Văn Thảo (2006), Những quy định mới của Luật Luật sư, Tạp chí dân chủ và pháp luật, Hà Nội.

38. Hoàng Thị Anh Thư (2014), Pháp luật về hành nghề luật sư ở Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội.

39. Website:https://danluat.thuvienphapluat.vn/phan-tich-cac-diem-moi- cua-luat-luat-su-sua-doi-2012-82840.aspx.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về hành nghề luật sư từ thực tiễn thành phố hồ chí minh (Trang 91 - 100)