Giải pháp bảo đảm tổ chức thực hiện cƣỡng chếthi hành án dânsự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức thực hiện cưỡng chế thi hành án dân sự từ thực tiễn tỉnh ninh bình (Trang 73 - 78)

3.2.1. Giải pháp chung

3.2.1.1. Hoàn thiện các quy định pháp luật về cưỡng chế thi hành án và các quy định pháp luật liên quan

Thời gian qua Đảng và Nhà nước đã và đang tích cực quan tâm xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về thi hành án, từ đó nâng cao được vị thế của cơ quản lý thi hành án, cơ quan THADS, Ban chỉ đạo THADS và công chức làm công tác thi hành án, nhiều quy định về trình tự, thủ tục thi hành án, quy định về phối hợp thi hành án, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, quyền lợi nghĩa vụ của các bên đương sự và người có nghĩa vụ liên quan đã được bổ sung và sửa đổi.

Hiệu quả cưỡng chế thi hành án dân sự phụ thuộc rất lớn vào các quy định của pháp luật. Tuy nhiên, pháp luật nói chung và pháp luật về thi hành án

dân sự nói riêng, trong đó có cưỡng chế thi hành án dân sự ở nước ta còn tồn tại một số hạn chế, bất cập. Mặc dù Luật thi hành án dân sự 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014) đã sửa đổi, bổ sung nhiều nội dung về cưỡng chế thi hành án dân sự, tuy nhiên, trong quá trình áp dụng thực hiện ở từng nội dung vẫn bộc lộ nhiều thiếu sót, các văn bản hướng dẫn thi hành còn chưa được cụ thể hoặc chưa quy định. Điều này đã gây ra khó khăn cho cơ quan THA và Chấp hành viên, mặt khác làm cho các cơ quan Thanh tra, kiểm tra nhận thức pháp luật khác với quan điểm của cơ quan THA, từ đó gây nhiều tranh cãi. Vì vậy,việc hoàn thiện pháp luật về cưỡng chế thi hành án dân sự là cấp thiết và cần tập trung vào những nội dung sau:

Một là, quy định Ban chỉ đạo THADS ở các địa phương có trách nhiệm

cụ thể trong công tác chỉ đạo lực lượng thi hành án, lực lượng công an và các lực lượng liên quan thực hiện nhiệm vụ cưỡng chế và bảo vệ cưỡng chế như quy chế liên ngành.

Hai là, quy định cụ thể trách nhiệm chủ động phối hợp của các lực lượng

chức năng tham gia cưỡng chế, trách nhiệm tổ chức phối hợp của Thủ trưởng các cơ quan này. Trong đó, cần quy định cụ thể trách nhiệm giáo dục cán bộ, công chức để họ có nhận thức đúng đắn về công tác bảo vệ cưỡng chế THADS, tránh tư tưởng cho rằng đây là việc làm giúp cơ quan THA hoặc cho rằng việc bảo vệ cưỡng chế chỉ cần lực lượng công an mà không huy động các lực lượng khác tham gia bảo vệ.

Ba là, tăng cường quyền hạn cho Chấp hành viên trong tổ chức thực hiện

cưỡng chế thi hành án dân sự, tạo điều kiện thuận lợi trong việc xác minh điều kiện cưỡng chế thi hành án, nhất là trong việc xác minh tài sản của người phải thi hành án để áp dụng đúng biện pháp cưỡng chế THADS.

Bốn là, tăng cường trách nhiệm của Tòa án trong cưỡng chế thi hành án

dân sự theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự, như phối hợp trong việc ban hành văn bản pháp luật về thi hành án dân sự; giải quyết yêu cầu, kiến nghị của cơ quan thi hành án dân sự về việc xem xét lại bản án, quyết định của Tòa án theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày nhận được kiến nghị.

Năm là, quy định cụ thể về xác minh điều kiện cưỡng chế thi hành án

dân sự. Cụ thể, cần yêu cầu xác minh những nội dung sau: Xác minh điều kiện cưỡng chế thi hành án dân sự được tiến hành tại nơi sinh sống, thường trú, nơi làm việc của đối tượng bị cưỡng chế; Xác minh về nhân thân, nhận thức xác hội, có biểu hiện thái độ chống đối như thách thức, đe dọa, có chuẩn bị hung khí, lực lượng để chống đối hay không; Xác minh về quan điểm của địa phương và thái độ của dư luận đối với vụ án; Xác minh điều kiện, đặc điểm địa hình, đặc điểm dân cư, giao thông đi lại tại nơi cưỡng chế để khi cần điều động lực lượng, phương tiện phù hợp bảo đảm cho việc cưỡng chế thi hành án dân sự thành công.

Sáu là, bổ sung quy định chi tiết về cưỡng chế thi hành án dân sự đối với một

số tài sản đặc thù, phù hợp vớ Bộ luật dân sự, nhất là những tài sản chưa được quy định trong Luật THADS như: quyền tài sản là quyền hưởng dụng, quyền bề mặt, quyền đối với bất động sản liền kề, tài sản hình thành trong tương lai.

3.2.1.2. Nâng cao năng lực cơ quan thi hành án dân sự

Kiến nghị Bộ Tư pháp, Tổng cục Thi hành án dân sự tăng thêm biên chế, mở rộng việc luân chuyển cán bộ ra ngoài phạm vi cơ quan thi hành án dân sự nhằm thu hút những người có năng lực vào làm việc. Có chính sách đãi ngộ đối với tất cả công chức thi hành án dân sự, hỗ trợ đầy đủ, kịp thời kinh phí, cơ sở vật chất, phương tiện hoạt động và trang thiết bị làm việc cho cơ quan THADS.

Không ngừng đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động thi tuyển chấp hành viên, thẩm tra viên, thư ký thi hành án để qua mỗi kỳ thi tuyển chọn

được những công chức có đủ điều kiện về trình độ tiêu chuẩn, năng lực và phẩm chất đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.

Nghiên cứu xây dựng phương án sử dụng tối ưu nguồn lực con người. Thường xuyên rà soát, cân đối nhu cầu của từng đơn vị thi hành án, đánh giá khối lượng công việc ở từng đơn vị, từ đó thực hiện việc luân chuyển, điều động hỗ trợ cho các đơn vị có khối lượng công việc nhiều nhằm sử dụng tối ưu nguồn nhân lực hiện có vào công tác THADS.

Đề cao công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ, công chức trong toàn ngành. Thường xuyên tổ chức tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ, quán triệt đầy đủ các quy định của pháp luật về thi hành án và pháp luật có liên quan đến công tác THADS (VD: Bộ luật Dân sự, Luật thương mại, Luật Đất đai, Luật Doanh nghiệp, Luật đấu giá tài sản...) cho cán bộ, Chấp hành viên để nâng cao năng lực tổ chức thi hành án.

Tăng cường công tác lãnh đạo, quản lý, chỉ đạo điều hành của Cục Thi hành án dân sự cấp tỉnh và Chi cục Thi hành án dân sự các huyện, thành phố, đồng thời thường xuyên phối hợp giữa cơ quan thi hành án dân sự với các cơ quan hữu quan khác ở địa phương. Ban Chỉ đạo THADS các cấp chỉ đạo tổ chức cưỡng chế các vụ án lớn, phức tạp, có ảnh hưởng về an ninh chính trị tại địa phương; phối hợp chặt chẽ với Tổng cục THADSchỉ đạo các cơ quan thi hành án dân sự địa phương tăng cường công tác chỉ đạo kiểm tra, thanh tra, giám sát của các cơ quan chuyên môn theo quy định của pháp luật; kịp thời khắc phục những thiếu sót và sai phạm trong công tác thi hành án dân sự.

Hàng năm, thông qua hoạt động thực tiễn trong công tác thi hành án, Cục Thi hành án dân sự cấp tỉnh phải tổng kết đánh giá các chuyên đề, lĩnh vực mà khi tiến hành tổ chức thi hành án dân sự gặp phải khó khăn, qua đó kiến nghị Bộ Tư pháp, Tổng cục Thi hành án dân sự kịp thời tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nghiên cứu hoàn thiện thể chế, chính sách

pháp luật về thi hành án dân sự để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn.

Thường xuyên thống kê, tổng rà soát, phân loại án theo quy định từ đó lập kế hoạch tổ chức thi hành án cụ thể phù hợp với từng địa phương, từng giai đoạn; chỉ đạo thực hiện các đợt thi hành án cao điểm nhằm thi hành dứt điểm các vụ việc có điều kiện thi hành, làm giảm đến mức thấp nhất số việc thi hành án có điều kiện tồn đọng.

Thường xuyên thực hiện việc hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc và đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ, chỉ tiêu được giao đối với các cơ quan Thi hành án dân sự địa phương, từ đó phát hiện những điển hình để nhân rộng và hạn chế những yếu kém trong THADS.

Tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra công tác thi hành án nhằm phát hiện và khắc phục kịp thời các sai phạm. Cơ chế kiểm soát cũng như mở rộng sự giám sát của nhân dân, nhất là của các đương sự và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan để hạn chế thấp nhất những sai phạm và tiêu cực trong THA. Kết hợp kiểm tra về thống kê phân loại án, nghiệp vụ thi hành án với kiểm tra về công tác tổ chức cán bộ, công tác quản lý tài chính, quản lý tài sản và đầu tư xây dựng cơ bản.

Trong công tác kiểm tra cần trú trọng công tác hậu kiểm nhằm đánh giá việc thực hiện kết luận kiểm tra, nhất là biện pháp khắc phục những sai sót trong các kết luận kiểm tra. Bên cạnh đó cần quan tâm, đánh giá, tổng kết những mặt mạnh, yếu phát hiện được trong quá trình kiểm tra, từ đó nghiên cứu, tổng hợp để thực hiện ban hành mới hoặc sửa đổi những quy định của pháp luật không còn phù hợp với thực tiễn hoặc ban hành văn bản chỉ đạo thực hiện chung trong toàn quốc nhằm tạo sự thống nhất trong tổ chức THADS.

3.2.1.3. Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về thi hành án dân sự đảm bảo thực hiện pháp luật thi hành án dân sự nghiêm minh

Cưỡng chế THADS không chỉ nhằm giải quyết dứt điểm bản án, quyết định của Tòa án, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước, cơ quan, tổ chức và công dân mà còn nhằm giáo dục cho các thành viên trong xã hội ý thức tôn trọng quyền và lợi ích chính đáng của người khác khi thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.

Thông qua cưỡng chế THADS các CHV phải tích cực, chủ động trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, đặc biệt là các văn bản pháp luật về THADS bằng nhiều hình thức (ví dụ: phát huy đài truyền thanh từ xa đến khu dân cư; tuyên truyền trong khi giải quyết việc THA; tuyên truyền qua báo đài; hoặc trực tiếp từ người thân, bạn bè của đương sự...). Việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với từng đối tượng ở từng vụ việc cụ thể nhằm tạo sự chuyển biến cơ bản trong nhận thức của đội ngũ công chức, viên chức, người lao động thuộc hệ thống thi hành án dân sự; nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về thi hành án trong các tầng lớp nhân dân, nhất là đương sự và các đối tượng có liên quan. Đây là một quan điểm quan trọng mà các CHV phải nắm vững trong quá trình giải quyết THA, cũng như cưỡng chế THADS của cơ quan THADS, vì nó có tác dụng giáo dục ý thức tuân theo pháp luật trực tiếp đối với các đương sự và các thành viên khác trong xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức thực hiện cưỡng chế thi hành án dân sự từ thực tiễn tỉnh ninh bình (Trang 73 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)